Logo

    Tìm kiếm: nghề truyền thống

    97 kết quả được tìm thấy

    Sức sống ở một làng nghề truyền thống

    Sức sống ở một làng nghề truyền thống

    Kinh tế-

    Việc phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Nhiều năm qua, phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị làng nghề mộc Phúc Lộc của địa phương.

    Làng nghề mây tre đan Đồng Nang

    Làng nghề mây tre đan Đồng Nang

    Kinh tế-

    Làng nghề mây tre đan Đồng Nang ở xã Văn Phú (huyện Nho Quan) được UBND tỉnh công nhận năm 2013. Trước tác động của cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, nhiều làng nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một, nhưng ở làng nghề mây tre đan Đồng Nang đã từ nhiều năm nay, chưa một ngày vắng bóng sản phẩm…

    Nghệ nhân nghề cói đầu tiên của Kim Sơn

    Nghệ nhân nghề cói đầu tiên của Kim Sơn

    Kinh tế-

    Đối với huyện Kim Sơn, tiểu thủ công nghiệp đã trở thành một nghề truyền thống với lịch sử lâu đời. Trong 185 năm quai đê lấn biển, những bãi bồi màu mỡ mênh mông đã trở thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu để nghề chế biến sản phẩm cói phát triển không ngừng. Đến năm 2014, những làng nghề cói của Kim Sơn đã có một nghệ nhân cói đầu tiên được công nhận, đó là ông Nguyễn Ngọc Thạch ở xóm 3, xã Yên Mật.

    Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống ở Ninh Bình

    Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống ở Ninh Bình

    Kinh tế-

    Cùng với đất và người, các nghề truyền thống ở Ninh Bình hình thành và lưu tồn đã bao đời nay. Địa bàn tỉnh Ninh Bình vốn có một vị thế địa văn hóa và kinh tế khá đặc biệt. Đây là một vùng đất cực nam đồng bằng Bắc bộ, đa dạng về địa hình: Có rừng núi, bán sơn địa, có đồng bằng, duyên hải, biển khơi. Nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa cho rằng địa hình tỉnh Ninh Bình tựa như một miền Bắc Việt Nam thu nhỏ.

    Hoa Lư: Đa dạng hình thức tuyên truyền phụ nữ thực hiện văn minh du lịch

    Hoa Lư: Đa dạng hình thức tuyên truyền phụ nữ thực hiện văn minh du lịch

    Du Lịch-

    Ở Hoa Lư, cùng với việc duy trì các làng nghề truyền thống, hoạt động du lịch trên địa bàn phát triển trong những năm gần đây đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ, bởi đây là đối tượng chính tham gia vào các dịch vụ du lịch.

    Trao bằng công nhận làng nghề, nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

    Trao bằng công nhận làng nghề, nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

    Kinh tế-

    Hội đồng xét duyệt công nhận làng nghề, nghệ nhân và bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh vừa tổ chức trao bằng công nhận làng nghề, làng có nghề truyền thống và nghệ nhân thủ công mỹ nghệ năm 2014 cho 4 làng nghề và 20 nghệ nhân thủ công mỹ nghệ.

    Cần có chính sách hỗ trợ khôi phục và phát triển nghề gốm Bồ Bát

    Cần có chính sách hỗ trợ khôi phục và phát triển nghề gốm Bồ Bát

    Kinh tế-

    Được coi là thủy tổ của nghề gốm Bát Tràng - một thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, làng nghề gốm Bồ Bát ở làng Bạch Liên, xã Yên Thành (Yên Mô) bị mai một… Trăn trở về một làng nghề truyền thống quý báu của ông cha đang đứng trước nguy cơ thất truyền, một ngày đầu thu, chúng tôi có dịp về thăm làng Bạch Liên.

    Xây dựng thương hiệu cho làng nghề truyền thống

    Xây dựng thương hiệu cho làng nghề truyền thống

    Kinh tế-

    Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống tại tỉnh ta đang được khôi phục và ngày càng phát triển, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên sự phát triển đó còn nhiều hạn chế, trong đó nhiều làng nghề chưa xây dựng được thương hiệu riêng hoặc chưa mặn mà với vấn đề xây dựng thương hiệu, dẫn đến khó khăn trong tìm kiếm thị trường, giảm giá trị sản xuất.

    Sản xuất tiểu thủ công nghiệp cần tiếp tục được hỗ trợ phát triển

    Sản xuất tiểu thủ công nghiệp cần tiếp tục được hỗ trợ phát triển

    Công nghiệp-

    Ngành tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ở Ninh Bình nói chung và các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nói riêng đã khẳng định được vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu; thúc đẩy du lịch phát triển và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Nhằm nâng tầm các nghề thủ công truyền thống của địa phương và thúc đẩy sự phát triển của nó trong điều kiện hiện nay, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều quyết sách để khai thác các thế mạnh của các loại hình nghề truyền thống. Xin giới thiệu với bạn đọc nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Báo Ninh Bình với đồng chí Phạm Thị Hồng, TUV, Giám đốc Sở Công thương xung quanh vấn đề này.

    Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm truyền thống và đặc sản ẩm thực của Ninh Bình

    Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm truyền thống và đặc sản ẩm thực của Ninh Bình

    Văn Hóa-

    Dê núi Ninh Bình, rượu Kim Sơn, dứa Đồng Giao hay thêu Văn Lâm, cói Kim Sơn, mộc Ninh Phong, gốm Gia Thủy… là những đặc sản ẩm thực và sản phẩm làng nghề truyền thống đặc trưng của Ninh Bình. Dù nổi tiếng cả nước nhưng rất ít mặt hàng trên được đăng ký nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý. Để thúc đẩy việc phát triển cũng như nâng cao giá trị của những ngành nghề truyền thống và đặc sản ẩm thực, Ninh Bình đang quyết tâm xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm này.

    Ứng xử thế nào với các "di sản sống"

    Ứng xử thế nào với các "di sản sống"

    Xã hội-

    Ninh Bình là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa. Nơi đây được xem là cái nôi của nhiều loại hình nghệ thuật như hát chèo, hát xẩm; các nghề truyền thống nổi tiếng như: thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ, gốm mỹ nghệ...Những loại hình nghệ thuật, những làng nghề có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay đã sản sinh ra những người hội tụ tinh hoa của riêng nó. Trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang cố gắng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thì việc phải bảo tồn những con người được xem là "di sản sống" phải đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, ứng xử với những nghệ nhân ấy như thế nào đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Phóng viên Báo Ninh Bình đã ghi lại quan điểm của một số nhà chức năng có liên quan.

    Những người thổi hồn vào đất

    Những người thổi hồn vào đất

    Xã hội-

    Không nhộn nhịp, chẳng có tiếng ồn... như những làng nghề truyền thống khác, làng gốm Gia Thủy hiện lên mộc mạc, sạch sẽ với những ngôi nhà nhỏ ẩn hiện bên con đường làng.

    Cần "tái cơ cấu" làng nghề

    Cần "tái cơ cấu" làng nghề

    Công nghiệp-

    Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, hàng loạt các khó khăn như mất thị trường, thiếu vốn, giá cả đầu vào tăng cao... đang là những thách thức đối với các làng nghề thủ công truyền thống. Những làng nghề đã làm nên sắc thái của mỗi vùng quê giờ đang có nguy cơ mai một. Tuy nhiên trong số đó vẫn có nhiều làng nghề duy trì và phát triển tìm được hướng đi riêng trong giai đoạn hiện nay. Để vực dậy và duy trì phát triển các làng nghề truyền thống, đưa làng nghề trở về đúng vị trí của nó đòi hỏi phải có một quá trình "tái cơ cấu" làng nghề. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Công thương. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

    Khơi dậy tiềm năng thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong các làng nghề

    Khơi dậy tiềm năng thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong các làng nghề

    Công nghiệp-

    Cuộc thi thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Ninh Bình năm 2013 do Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) tổ chức đã thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương. Các làng nghề truyền thống đã tích cực vận động các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ sở và cá nhân sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ tham gia. Cuộc thi bước đầu đã khơi dậy được tiềm năng thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống ở địa phương.

    Hiệu quả mô hình trồng ớt xuất khẩu của nông dân xã Xích Thổ

    Hiệu quả mô hình trồng ớt xuất khẩu của nông dân xã Xích Thổ

    Kinh tế-

    Xích Thổ (Nho Quan) là xã có điều kiện phát triển không thuận lợi do địa hình đất đai không bằng phẳng, không chủ động được tưới tiêu, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Trong khi đó, xã lại không có nghề truyền thống, thu nhập của nông dân còn thấp. Hàng năm, vụ đông xuân nếu nước tiểu mãn về sớm và vụ mùa gặp lũ đầu nguồn đổ về thì toàn bộ diện tích bị ngập úng ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

    Làng nghề ở Yên Mô tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương

    Làng nghề ở Yên Mô tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương

    Xã hội-

    Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, Yên Mô có thuận lợi để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Với sự quan tâm và đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống, nhiều lao động nông thôn trong huyện đã có thêm nghề trong tay, góp phần giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

    Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề

    Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề

    Kinh tế-

    Môi trường làng nghề bị ô nhiễm đang là một vấn đề lo ngại của các địa phương có làng nghề trong cả nước. Hiện nay, tỉnh ta có hàng trăm làng nghề truyền thống và nghề mới phát sinh, trong đó có 69 làng nghề được công nhận là làng nghề cấp tỉnh. Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân các địa phương, song đi liền với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một bộ phận người dân.

    Làng nghề trước nhiều thách thức

    Làng nghề trước nhiều thách thức

    Công nghiệp-

    Đã có rất nhiều ý kiến, giải pháp, quy hoạch của những tổ chức, cá nhân tâm huyết, của các ngành chức năng, các địa phương về bảo tồn, phát triển làng nghề và văn hóa làng nghề được đưa ra nhằm tìm lời giải cho bài toán khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Làm sao để vừa gìn giữ được tài sản văn hóa vô giá này, vừa phát huy được hiệu quả kinh tế của các làng nghề. Tuy nhiên các làng nghề trong tỉnh đều đang đứng trước nhiều thách thức mà không thể vượt qua được trong ngày một, ngày hai.

    Kỳ cuối: Để người lao động sống được với nghề

    Kỳ cuối: Để người lao động sống được với nghề

    Công nghiệp-

    Theo quy hoạch ban đầu thì đến năm 2030, số làng có nghề trong tỉnh đạt 362 làng, chiếm 25,39% số tổng số làng trong tỉnh và số làng nghề được tỉnh công nhận lên 144 làng. Điều này rất phù hợp với chủ trương của Nhà nước khi xây dựng nông thôn mới là xây dựng mỗi làng một nghề. Thế nhưng, trước những khó khăn của việc bảo tồn và phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay thì việc nhân rộng các mô hình làng nghề cũng như đưa nghề mới vào các địa phương là một vấn đề nan giải. Muốn làm được điều này cần có sự vào cuộc đồng bộ từ chính sách đến thực hiện chứ không phải là "hô khẩu hiệu". Mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống chỉ thực hiện được khi người lao động sống được bằng nghề.

    Kỳ II: Tìm đầu ra cho sản phẩm nghề truyền thống

    Kỳ II: Tìm đầu ra cho sản phẩm nghề truyền thống

    Công nghiệp-

    Hầu hết các làng nghề trong tỉnh hiện nay sản xuất đều mang tính gia công, phụ thuộc nhiều vào thị trường. Lao động chủ yếu là làm nghề nông, trình độ tay nghề còn hạn chế nên sản phẩm làng nghề làm ra sức cạnh tranh không cao. Để tìm được hướng đi đúng đắn, đưa các sản phẩm nghề truyền thống đến với người tiêu dùng rất cần có sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó làng nghề được ví như con thuyền, doanh nghiệp đóng vai trò người lái thuyền và Nhà nước sẽ là động lực giúp con thuyền tiến xa hơn.

    Để nghề truyền thống không còn là nghề phụ

    Để nghề truyền thống không còn là nghề phụ

    Công nghiệp-

    Ninh Bình xưa đã nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống như đan cói ở Kim Sơn, chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân, nghề thêu Ninh Hải (Hoa Lư), nghề khâu nón ở Gia Thịnh (Gia Viễn)... Trong quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề, làm sao để các làng không chỉ giữ được nghề mà còn phát triển hơn nữa? Đó vẫn là những câu hỏi đặt ra cho các cấp, ngành chức năng và chính những người lao động.

    Những người giữ "linh hồn" cho các làng nghề

    Những người giữ "linh hồn" cho các làng nghề

    Xã hội-

    Vực dậy các làng nghề truyền thống hiện nay, ngoài nỗ lực và giải pháp của mỗi địa phương thì vai trò của người cao tuổi là hết sức quan trọng bởi họ chính là những người nắm giữ các bí quyết, kinh nghiệm làm nghề và có thời gian gắn bó lâu dài với nghề.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long