Xuân ấm áp của gia đình người lính đảo
Hạnh phúc, may mắn xen lẫn niềm vui khôn tả khi Trung úy Đỗ Văn Quyết, quê xóm Cầu, xã Khánh Thiện (Yên Khánh) vừa hoàn thành nhiệm vụ tại đảo Đá Lớn được về nghỉ phép bên gia đình đúng dịp Tết ất Mùi.
Có 153 kết quả được tìm thấy
Hạnh phúc, may mắn xen lẫn niềm vui khôn tả khi Trung úy Đỗ Văn Quyết, quê xóm Cầu, xã Khánh Thiện (Yên Khánh) vừa hoàn thành nhiệm vụ tại đảo Đá Lớn được về nghỉ phép bên gia đình đúng dịp Tết ất Mùi.
Tình yêu riêng hòa chung tình yêu đất nước, hơn ai hết, những người vợ, người mẹ của lính đảo luôn gắng sức vượt khó, lo chu toàn việc nhà, trở thành hậu phương vững chắc, tiếp thêm sức mạnh cho chồng, con hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bởi họ hiểu rằng để có thể kiên cường nơi "đầu sóng ngọn gió" người lính rất cần có một điểm tựa tinh thần vững chãi. Mùa xuân này, chia sẻ những khó khăn, vất vả của các mẹ, các chị, rất nhiều hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ trong tỉnh được tổ chức đã làm ấm thêm nghĩa tình giữa đất liền và hải đảo.
Mỗi độ Tết đến, xuân về, ai cũng muốn được quây quần bên gia đình, người thân. Nhưng những người lính trực sẵn sàng chiến đấu phải hy sinh hạnh phúc riêng tư để giữ bình yên cho Tổ quốc, để cho nhân dân được đón Tết trong yên vui.
Một mùa xuân mới lại về. Sắc xuân len lỏi, ngập tràn khắp nơi. Và, ở một nơi thật đặc biệt - Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, với một "miền nhớ" không còn trọn vẹn, những người lính từng kinh qua nhiều trận mạc cũng rạo rực ngóng chờ mùa xuân về. Họ chờ đợi một mùa xuân của hội ngộ, đoàn viên…
Trong suốt 70 năm xây dựng và trưởng thành của QĐND Việt Nam, quân và dân tỉnh Ninh Bình đã có những đóng góp không nhỏ trong những chiến công của Quân đội ta. LLVT tỉnh mãi tự hào là người lính Cụ Hồ trên đất Cố đô, nguyện tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh toàn diện, giữ vững phẩm chất chính trị của Bộ đội Cụ Hồ, làm nòng cốt trong mọi phong trào của địa phương, xây dựng tỉnh Ninh Bình thành khu vực phòng thủ vững chắc.
Nghề báo đã giúp tôi có dịp gặp gỡ và trò chuyện với nhiều gia đình lính đảo. Trong mỗi một lần tác nghiệp, gặp gỡ tôi nhận ra rằng, mỗi người lính đảo có một hoàn cảnh cảnh khác nhau nhưng ở họ có chung một điểm đó là sự xa cách nghìn trùng với người thân. Chính vì thế họ luôn cần hơi ấm từ đất liền. Và sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, người thân sẽ là "ngọn lửa" tiếp thêm niềm tin, sức mạnh để những người lính thêm chắc tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
16 năm trong quân ngũ, 2 lần được nhận nhiệm vụ ngoài đảo xa, không chỉ là niềm vinh dự của Thiếu úy quân lực Hoàng Văn Huê (hiện đang công tác tại đảo Trường Sa) mà còn là niềm hãnh diện của cả gia đình khi có con là lính đảo.
Trường Sa, Hoàng Sa là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. ở nơi ấy những người lính vẫn ngày đêm vững tay súng bảo vệ chủ quyền của Quốc gia bằng tất cả tình yêu cũng như lòng tự hào của mỗi người con đất Việt.
Chúng tôi tìm đến nhà đại úy Phan Hoàng Phương (tổ 6, đường Vũ Duy Thanh, phường Bắc Sơn, thị xã Tam Điệp) vào một ngày cuối thu. Trò chuyện cùng người thân của đại úy Phương, chúng tôi càng cảm nhận rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong mỗi người lính biển nói riêng và gia đình họ nói chung.
7 năm trong quân ngũ, Thiếu úy Nguyễn Văn Phi, sinh năn 1989, quê xóm Cầu, thôn Nộn Khê, xã Yên Từ (Yên Mô) hiện đang là lính ra đa tại đảo Tiên Nữ, lưu giữ rất nhiều kỷ niệm gắn bó với biển đảo. Từ đảo Phú Quốc (Kiên Giang) nơi đóng quân ngày đầu đi lính, đến các đảo thuộc quần đảo Trường Sa: đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn và hiện đang công tác tại đảo Tiên Nữ, tất cả đều chất chứa những kỷ niệm đẹp, một tình yêu cháy bỏng nơi đảo xa.
Niềm vui, hạnh phúc vô bờ bến trong ngày Tết Độc lập năm nay của gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (xóm 5A, xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô) đó là cả nhà được sum vầy, đoàn viên, vui Tết Độc lập cùng người con trai thứ, Thượng úy Nguyễn Đức Hưng, Phân đội trưởng phân đội cối 82 đảo Trường Sa lớn được nghỉ phép về thăm gia đình.
Trong số những gia đình quân nhân đang công tác ngoài biển đảo mà tôi biết, có lẽ lần gặp gỡ với gia đình trung úy Lương Vũ Nguyên (xóm 7B, Kim Chính, Kim Sơn) khiến tôi nhớ nhất.
Nhìn cô con gái đã tròn năm tuổi mà chỉ mới được gặp cha vài lần, chị Nguyễn Thị Nhung, vợ thiếu úy Nguyễn Trung Tầm (phố Trung Mỹ, thị trấn Me, Gia Viễn) không khỏi bùi ngùi. Thời ấy, trước khi đồng ý trở thành vợ anh, chị đã biết trước những khó khăn "bất di bất dịch" mà bất kỳ vợ một người lính nào cũng phải trải qua.
29 tuổi đời, trung úy Trần Mạnh Tú đã có 9 năm tuổi quân và 4 năm gắn bó với biển, đảo. Tú tâm sự, truyền thống cách mạng của gia đình luôn là niềm tự hào và là động lực giúp anh hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Những ngày này "khi biển Đông dậy sóng", những câu chuyện về người lính đang làm nhiệm vụ ngoài biển đảo luôn thu hút sự chú ý của người dân. Mang theo tâm trạng ấy, tôi tìm đến xóm 3, Như Độ, Như Hòa, Kim Sơn thăm gia đình thiếu úy quân y Ngô Văn Hiệu, người hiện đang làm nhiệm vụ tại đảo Trường Sa lớn.
Bữa cơm chiều nay đối với gia đình ông Đinh Văn Lập ở thôn Trung Chính, xã Gia Hòa (huyện Gia Viễn) thật đầm ấm, ý nghĩa. Chẳng là ngày mai, gia đình ông Lập động thổ, xây lại ngôi nhà đã xuống cấp. Hiện nay, hai con trai của ông Lập đều phục vụ trong quân ngũ, trong đó có con trai thứ là Trung úy Đinh Văn Tiệp đang làm nhiệm vụ thuộc Vùng cảnh sát biển.
Năm nay đã 67 tuổi nhưng giám đốc Đinh Văn Minh hàng ngày vẫn đi công trường, với người cựu chiến binh này dường như chưa có lúc nào ngơi nghỉ. Ông cũng là một trong số ít doanh nhân khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng với "chất thép" của người lính, giám đốc Đinh Văn Minh đã "chèo lái con thuyền", đưa Công ty xây dựng Bảo Sơn trở thành một thương hiệu lớn trong làng xây dựng của Ninh Bình nói riêng và của khu vực nói chung.
60 năm đã trôi qua nhưng mỗi lần nhớ lại những năm tháng chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ, Đại tá Đinh Huy Cẩn (ảnh dưới), sinh năm 1925 tại xã Sơn Thành (Nho Quan) như sống lại một thời trai trẻ, ánh mắt ông bừng sáng lên, những lời kể chân thực của một chứng nhân lịch sử, đem đến cho tôi cảm xúc tự hào về tinh thần chiến đấu của những người lính Điện Biên năm xưa.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc như bản hùng ca bất tử, mãi vang xa, trầm hùng trong lòng dân tộc Việt. Những âm hưởng của nó còn có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình khắp mọi miền thế giới. Dấu ấn Điện Biên mãi còn đó với thời gian, mãi khắc ghi những trang vàng truyền thống trong chặng hành trình chiến đấu dựng nước và giữ nước của dân tộc ta "Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng".
Được thành lập từ tháng 4-2013 với 58 hội viên, trải qua gần 1 năm hoạt động, Hội Doanh nhân cựu chiến binh (CCB) Ninh Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả theo phương châm "Đoàn kết, nghĩa tình, hợp tác cùng phát triển". Là những người lính trưởng thành trong quân ngũ, trở về đời thường các doanh nhân CCB luôn phát huy truyền thống, phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", tiếp tục góp sức mình xây dựng quê hương.
Chiến tranh, bom đạn đã để lại trong ông thương tật vĩnh viễn, nhưng với ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên của người lính, thương binh Phạm Đăng Ngát, xã Khánh Nhạc (Yên Khánh) đã gây dựng cho mình nghề chế tạo cơ khí và kinh doanh máy nông nghiệp ngày càng phát triển với quy mô lớn, không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho gia đình, mà tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động trong xã.
Trở từ chiến trường ác liệt, những người lính kiên cường năm xưa tiếp tục làm chủ "mặt trận" thời bình, phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" đóng góp vào sự phát triển của quê hương, đất nước. Nhân kỷ niệm 24 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam (6/12/1989- 6/12/2013), phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đỗ Hồng Thái, Chủ tịch Hội CCB Kim Sơn. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, người lính luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, quân đội, nhân dân giao phó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về với cuộc sống đời thường, những cựu chiến binh lại phát huy truyền thống, với ý chí tự lực tự cường, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp.
Phát huy phẩm chất của người lính cụ Hồ, những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Nho Quan đã tập trung thực hiện tốt phong trào giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên. Thông qua nguồn vốn ủy thác ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Hội CCB huyện đã hỗ trợ cho nhiều hội viên vươn lên thoát nghèo và từng bước làm giàu.
Mỗi người lính khi ngã xuống trên chiến trường đều mang theo những trang đời mà họ đang viết dở. Bao khát vọng, ước mơ và niềm tin còn cháy bỏng trong tim. Dấu ấn mà họ để lại cho đồng đội, đồng chí, cho những người thân nơi quê nhà không chỉ là những khoảng khắc, mà là những khắc họa mang đậm dấu ấn về một nhân cách, một sự hứa hẹn… Chuyện về họa sĩ, liệt sĩ Trịnh Văn Núi là một trong những trường hợp như vậy.