Chăn nuôi, thủy sản phát triển ổn định
Cùng với lĩnh vực trồng trọt, trong những năm qua ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi và thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao.
Có 255 kết quả được tìm thấy
Cùng với lĩnh vực trồng trọt, trong những năm qua ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi và thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao.
Dê là sản phẩm đặc trưng lợi thế của Ninh Bình với thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, do phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ, dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên nên nhiều năm nay tổng đàn dê của tỉnh ta không thể tăng lên, thậm chí còn giảm đi. Trước thực trạng này, Công ty CP Giống vật nuôi, cây trồng Đồng Giao đã và đang triển khai dự án chọn tạo giống, khai thác và chế biến dê sữa, dê thịt quy mô công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp với mục tiêu gây dựng nên dòng sản phẩm sữa dê, thịt dê sạch, chất lượng cao mang thượng hiệu Ninh Bình phục vụ nhu cầu thưởng thức thịt dê Ninh Bình và cung cấp cho các tỉnh lân cận. Dự án được kỳ vọng sẽ làm "đầu kéo" cho việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sau gần một năm thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Nho Quan, tại một số địa phương, doanh nghiệp đã cho hiệu quả nhất định, từng bước hình thành vùng sản xuất gắn với thị trường. Quá trình triển khai huyện yêu cầu các địa phương tiến hành thận trọng, đúng pháp luật, cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Là đơn vị được huyện Kim Sơn chọn làm điểm về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác và phát triển bền vững, thời gian qua, xã Thượng Kiệm đã triển khai nhiều giải pháp và đạt được kết quả tích cực.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện; đồng thời nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp, du lịch dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo sự ổn định để phát triển nhanh và bền vững, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình khóa XXI đã ban hành Nghị quyết số 05 -NQ/TU ngày 24/10/2016 về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030, đây là Nghị quyết quan trọng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình để thực hiện các chính sách của nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn và đạt mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao giá trị sản xuất trên 01 ha canh tác, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới" mà nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đề ra.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành Nông nghiệp & PTNT, những ngày này công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đây là biện pháp hữu hiệu để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, ngăn chặn sự bùng phát, lây lan của dịch bệnh, bảo vệ chăn nuôi trong bối cảnh mưa lũ lớn vừa tràn qua Ninh Bình.
Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kim Sơn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân và phát triển bền vững, HTX nông nghiệp Như Hòa (xã Như Hòa- Kim Sơn) đã xây dựng quy hoạch vùng trồng lúa đặc sản tại khu đồng phía Nam của xã.
Vụ đông là vụ sản xuất chính, quan trọng trong năm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, vụ đông năm 2017 này, Ninh Bình phải đối mặt với những khó khăn rất lớn bởi mưa lũ đã làm cho hầu hết diện tích cây vụ đông ưa ấm bị thiệt hại. Quỹ thời gian còn lại để sản xuất là rất ngắn, trong khi trên thị trường một số loại giống cây dự báo sẽ khan hiếm và tăng giá. Để đảm bảo gieo trồng hết diện tích cây vụ đông theo kế hoạch, ngành Nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông ưa lạnh, trồng lệch vụ, rải vụ để tiêu thụ thuận lợi, đồng thời tăng cường liên kết trong sản xuất…
Thời điểm đầu tháng 10, toàn tỉnh đã gieo trồng được khoảng 2.400 ha trên kế hoạch 8.900 ha cây vụ đông năm 2017 này. Tuy nhiên, mưa lớn, mưa liên tục thời gian qua đã khiến cho phần lớn diện tích này bị ngập úng, hư hỏng nặng. Trước thực trạng trên, các địa phương đã chủ động khoanh vùng, tích cực thoát lũ, tiêu úng và hướng dẫn nông dân các biện pháp phục hồi diện tích cây bị ảnh hưởng. Ngành Nông nghiệp cũng đang triển khai các phương án bổ cứu sản xuất, giúp nông dân giảm bớt thiệt hại, khôi phục sản xuất nhanh, đảm bảo thị trường cung cầu sản phẩm.
Ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, Ban Thường vụ Huyện ủy Gia Viễn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ. Đồng thời, tập trung chỉ đạo công tác dồn điền, đổi thửa, lập quy hoạch các vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương. Phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành và huy động nguồn lực tham gia, hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Mưa to trên diện rộng, lũ lớn trên sông Hoàng Long trong những ngày đầu tháng 10 vừa qua đã ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó ngành Nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề nhất.
Ngày 17/10, huyện Kim Sơn tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Sau hơn 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, một số cây trồng, con nuôi chủ lực của thành phố Tam Điệp đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới. Tuy kết quả chưa đạt yêu cầu về quy hoạch, song với một loạt động thái tích cực nhằm tạo đột phá trong tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị và thu nhập cho người dân cho thấy ngành Nông nghiệp thành phố Tam Điệp đang có bước đi đúng hướng.
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Yên Khánh đã hình thành một số mô hình tích tụ ruộng đất làm ăn khá hiệu quả. Đó là cơ sở để Yên Khánh đẩy mạnh việc triển khai tích tụ ruộng đất, mở rộng liên kết sản xuất, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và chuyển dịch dần lao động nông nghiệp sang làm trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Tiêu biểu trong các mô hình tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất hiệu quả phải kể đến xã Khánh Hồng.
Yên Hòa là một trong 3 xã được chọn làm điểm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Yên Mô. Sau 1 năm triển khai thực hiện, kinh tế nông nghiệp của Yên Hòa có nhiều khởi sắc và được đánh giá là điểm sáng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô.
Sau một năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và của huyện, kết quả nổi bật nhất mà huyện Yên Mô đạt được là tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng nhiều mô hình kinh tế mới, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, đặc biệt là tổ chức thực hiện sản xuất theo hướng tập trung, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Viễn đã có sự chuyển dịch tích cực, năng suất, sản lượng và chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng cao.
Ngày 10/8 huyện Yên Mô tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020.
Nhằm xây dựng nền nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng cao, huyện Yên Mô đã đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, có hiệu quả. Sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án đã mang lại hiệu quả thiết thực, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc, bước đầu hình thành những mô hình sản xuất an toàn có ứng dụng công nghệ cao, góp phần tăng thu nhập, tạo chuyển biến mạnh về đời sống nông dân và diện mạo nông thôn.
Ngay sau cơn bão số 2, mưa lớn liên tục đã làm cho nhiều diện tích lúa và rau màu vụ mùa trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng. Đặc biệt, khoảng 4.000 ha lúa gieo thẳng sau thời điểm ngày 8/7 bị xô dạt mộng, trốc rễ, một số diện tích phải gieo cấy lại. Để bảo vệ sản xuất, ngành Nông nghiệp đang hướng dẫn các địa phương áp dụng các biện pháp tiêu úng nhanh; kịp thời tỉa dặm, sạ lại đối với những diện tích bị thiệt hại; tiến hành chăm bón sớm, đúng kỹ thuật để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt.
6 tháng đầu năm 2017, sản lượng lương thực có hạt đạt trên 288 nghìn tấn, đạt gần 59% kế hoạch năm. Các lĩnh vực chủ chốt của ngành như trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp đều khởi sắc. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt gần 4.590 tỷ đồng, tăng 1,95% so với cùng kỳ năm 2016. Đó là những tín hiệu khả quan để ngành nông nghiệp Ninh Bình tiếp tục nỗ lực cho mục tiêu đạt mức tăng trưởng 2,2% cả năm 2017.
Ngày 17/7, tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Nho Quan, trường Đại học Hoa Lư phối hợp với trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên tổ chức khai giảng lớp đại học văn bằng 2, ngành Kinh tế nông nghiệp, ngành Quản trị đất đai và lớp liên thông từ trung cấp lên đại học ngành Thú y, niên khóa 2017-2021.
Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030 được xác định lấy tái cơ cấu ngành nông nghiệp làm trọng tâm, gắn tái cơ cấu nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.
Sáng 26/6, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Bùi Mai Hoa, TVTU, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Quang Ngọc, TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự hội nghị.
Những năm qua, một trong những đề tài được các cơ quan báo chí trong tỉnh tập trung tuyên truyền với đa dạng về thể loại và đều đặn về thời lượng là đề tài tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt khi Hội Nhà báo tỉnh và Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp phát động cuộc thi đến các hội viên, chi hội và các cơ quan báo chí thì đề tài này nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí trong tỉnh.