Kim Sơn: Tập trung cho sản xuất vụ đông xuân
Về Kim Sơn những ngày này, bà con nông dân đang tích cực làm đất, dọn ruộng và tập trung chăm sóc mạ để sẵn sàng chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân 2019-2020.
Có 233 kết quả được tìm thấy
Về Kim Sơn những ngày này, bà con nông dân đang tích cực làm đất, dọn ruộng và tập trung chăm sóc mạ để sẵn sàng chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân 2019-2020.
Những năm trước đây, người nông dân biết đến Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang như một địa chỉ cung ứng thuốc BVTV, giống lúa lai..., nhưng bây giờ lại là nơi cung ứng giống lúa thuần có chất lượng cao với bộ giống như: QR1, DQ11, Hương Bình 6, Nếp hương. Các giống lúa QR1, DQ11 đã được đưa vào sản xuất đại trà khá phổ biến trên đồng ruộng Ninh Bình cũng như các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung và đã chứng minh được tính ưu việt của nó qua các vụ: Năng suất khá; chất lượng gạo ngon, thơm; chịu thâm canh; ít sâu bệnh, nhất là không bị nhiễm nặng bệnh bạc lá; giá rẻ…Đó là kết quả của mối liên kết (hợp đồng) sản xuất giống giữa Công ty với các HTX nông nghiệp mà chủ yếu là tại HTX Kiến Thái (Khánh Trung).
Hưởng ứng phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn với thực hiện Nghị quyết số 02 ngày 11/8/2016 của BCH Đảng bộ huyện Kim Sơn về "Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng gia tăng và phát triển bền vững", Khối Dân vận Đảng ủy xã Quang Thiện (Kim Sơn) đã tham mưu cho Đảng ủy xây dựng mô hình "Vận động nhân dân tích tụ ruộng đất vùng trũng kém hiệu quả sang nuôi trồng tổng hợp". Đến nay, mô hình đã bước đầu mang lại những thành công nhất định, mở ra hướng đi mới cho vùng đất trũng ở địa phương, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 02 của BCH Đảng bộ huyện.
Thời điểm này, hoa cúc chi hay còn gọi là kim cúc (Cúc tiến vua) đang vào chính vụ, nở rộ, vàng rực cả cánh đồng ở thôn Hoàng Sơn, xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình. Dù là cây dược liệu quý nhưng cúc chi thu hút khá đông khách đến tận ruộng thăm quan, chụp ảnh bởi nét đẹp mộc mạc, bình dị, tạo nên nét tươi mới cho những cánh đồng quê dịp cuối năm.
Thời điểm này, nông dân các xã vùng chiêm trũng huyện Nho Quan đang tập trung vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị phân bón, lấy nước, đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa đông xuân 2019-2020. Xác định đây là mùa vụ quan trọng trong năm, các địa phương quyết tâm dồn sức để giành được một mùa vụ thắng lợi.
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030", đồng thời phát huy lợi thế của địa phương, những năm gần đây huyện Yên Mô đã tích cực chuyển đổi ruộng trũng sản xuất lúa kém hiệu quả sang xây dựng ao nổi nuôi thâm canh thủy sản. Kết quả sản xuất cho thấy đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao với nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các phương pháp sản xuất trước đây, mở ra hướng phát triển thủy sản bền vững.
Muốn sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích không thể không tập trung ruộng đất đủ lớn để sản xuất. Với nhiều cách làm sáng tạo, việc tập trung ruộng đất hình thành vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh bước đầu phát huy hiệu quả.
Sau 2 năm thực hiện tích tụ ruộng đất, đổi mới cơ cấu cây trồng và áp dụng công nghệ tiên tiến, giá trị thu nhập trên cánh đồng mẫu lớn của Tổng Công ty Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình bước đầu đã đạt doanh thu 200 - 300 triệu đồng/ha/năm. Trong thời gian tới, Tổng Công ty phấn đấu tích tụ từ 3.000 - 5.000 hec -ta ruộng đất để nhân rộng mô hình cánh đồng sản xuất khép kín bằng cơ giới hóa đồng bộ, góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thời gian qua, dù đã được khuyến cáo, tuyên truyền tác hại của việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng, nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh sau mỗi vụ thu hoạch lúa. Trước thực trạng đó, từ vụ đông xuân năm 2019, tỉnh ta đã hỗ trợ nông dân kinh phí mua máy cuộn rơm, bước đầu cho thấy hiệu quả, lợi ích cả về giá trị sản xuất lẫn bảo vệ môi trường.
Ở thôn Hoàng Quyển, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn không ai là không biết đến Bùi Đức Thịnh - một cựu chiến binh tận tâm, nhiệt tình trong các phong trào của thôn, xóm, một điển hình trong phát triển kinh tế, làm giàu trên ruộng đồng quê hương.
Vụ mùa năm nay, nhờ sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của ngành chuyên môn, chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của nông dân, diện tích lúa cỏ trên đồng ruộng Yên Khánh đã giảm đáng kể, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Trước những thông tin cho rằng "nhiều địa bàn ở huyện Gia Viễn bỏ ruộng không cấy lúa vụ mùa này", Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện vừa có đánh giá sơ bộ: "Không phải bỏ ruộng, mà là nhiều đơn vị đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản quảng canh, nuôi gia cầm ngắn vụ, trên diện tích khoảng 1.000 ha (bằng 1/5 diện tích ruộng) toàn huyện".
Lựa chọn các cây trồng phù hợp cho từng trình độ thâm canh và khả năng đầu tư; tạo thuận lợi cho các công ty ký hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm; cử cán bộ HTX, khuyến nông bám sát đồng ruộng để hướng dẫn người dân các biện pháp chăm sóc… đó là những cách làm mà xã Khánh Hải, huyện Yên Khánh đang áp dụng trong vụ đông năm nay để có những cánh đồng trên 100 triệu/ha.
Đến nay, toàn tỉnh diện tích lúa đã trỗ khoảng 31.000 ha, còn hơn 2.000 ha lúa mùa muộn tiếp tục trỗ từ nay đến 10/10. Nhìn chung, trên phạm vi toàn tỉnh lúa trỗ bông-làm hạt thuận lợi do đảm bảo đủ nước và phòng trừ dịch hại kịp thời. Tuy nhiên qua kết quả điều tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng cho thấy sâu đục thân lúa 2 chấm lứa 6 đang phát sinh và có khả năng gây hại trên trà lúa mùa muộn.
Vụ mùa 2019, huyện Yên Khánh gieo cấy 7.767,8 ha lúa, trong đó có 95% diện tích cấy giống lúa chất lượng cao, lúa thuần và lúa đặc sản. Đến ngày 17/9 đã có 7.634 ha lúa trỗ bông, số còn lại đang trong giai đoạn ôm đòng. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra đồng ruộng và dự tính, dự báo cho thấy một số đối tượng gây hại vẫn đang phát sinh, phát triển và có khả năng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa mùa.
Nhờ đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiện nay trên địa bàn xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đã có nhiều mô hình sản xuất hàng hóa đem lại giá trị cao, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó có mô hình trồng cây na dai cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm, đang mở ra hướng phát triển mới giúp nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Thời điểm này, các địa phương ở huyện Gia Viễn đang chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa mùa đợt 2. Nhìn chung, lúa mùa chủ yếu đang trong giai đoạn đẻ nhánh và cuối đẻ nhánh. Tuy nhiên, theo dự báo sẽ có những đợt dịch bệnh tiềm ẩn, nguy cơ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Công tác kiểm tra đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ bảo vệ lúa mùa đang được các cấp, ngành và địa phương trong huyện đôn đốc sát sao.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, năm 2017, một nhóm hộ nông dân xóm Chùa (xã Yên Từ- huyện Yên Mô) đã mạnh dạn chuyển đổi vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng chuối tây Thái Lan kết hợp với nuôi thả cá, quy mô 3 ha và thành lập HTX Tiên Phong chuyên trồng chuối kết hợp với nuôi thủy sản.
Đến nay toàn tỉnh đã gieo cấy được 33.139,2 ha, đạt 95,2% so với kế hoạch. Hiện tại trà lúa mùa sớm đang ở giai đoạn phân hóa đòng- ôm đòng; trà mùa trung, mùa muộn đẻ nhánh- cuối đẻ. Nhìn chung trên phạm vi toàn tỉnh lúa sinh trưởng và phát triển tốt do điều tiết nước hợp lý, chăm sóc và phòng trừ dịch hại kịp thời. Tuy nhiên, kết quả điều tra tình hình diễn biến dịch hại trên đồng ruộng cho thấy một số đối tượng dịch hại đang phát triển và có khả năng gây hại trên các trà lúa. Cụ thể:
Trở lại Yên Từ sau hơn 3 năm hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), chúng tôi có thể nhận thấy sự thay đổi và chuyển mình rõ nét của một vùng quê thuần nông. Nông thôn mới kiểu mẫu đang dần hiện hữu ở nơi đây với điểm nhấn là những mô hình tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để hình thành vùng sản xuất chuối - cá, rau an toàn có giá trị cao, là khu dân cư kiểu mẫu, những nếp nhà khang trang, đường sá rộng rãi đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
Với nhiều ưu điểm nổi trội so với nuôi cá trong ao chìm như không phá vỡ hiện trạng đồng ruộng, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí, cho năng suất và giá trị cao....nên trong những năm gần đây, nhiều hộ nông dân của huyện Yên Mô đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi cá trên ao nổi. Mô hình nuôi cá trên ao nổi bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện.
Gần 1 năm trước, anh Phạm Văn Thắng, xóm Thượng 2, xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh mang giống khoai môn từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam về trồng thử nghiệm trên ruộng đất lúa của gia đình. Ngó khoai môn lớn nhanh như thổi, chỉ sau 2 tháng đã cho thu hoạch.
Cũng như nhiều địa phương khác, xã Khánh Trung (huyện Yên Khánh) hiện đang phải đối diện với tình trạng khan hiếm lao động trong sản xuất nông nghiệp. Với quyết tâm không để ruộng đất hoang hóa, những năm qua xã đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, trong đó có việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.
Gia Thịnh là một xã thuần nông, nằm ở phía nam thị trấn Me, huyện Gia Viễn. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Thịnh đã đẩy mạnh việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp, cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đất ruộng khó canh tác, manh mún đã được tích tụ, tập trung lại, giao cho những người muốn phát triển kinh tế được thuê lại.
Hiện đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân và để xử lý rơm rạ, đa phần nông dân chọn cách đốt ngay tại ruộng. Việc này vừa gây lãng phí tài nguyên vừa ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì sao các mô hình được cho là có hiệu quả như: sử dụng chế phẩm sinh học để biến rơm rạ thành phân, dùng máy cuốn rơm để tích trữ rơm rạ phục vụ cho chăn nuôi, làm nấm… lại chưa được nhân rộng?