Cụ thể: Trưởng thành sâu đục thân lúa hai chấm lứa 6 đang ra rộ, mật độ nơi cao: 0,05-0,1 con/m2; cá biệt: 0,3-0,5 con/m2. Trứng xuất hiện, mật độ nơi cao: 0,1-0,3 ổ/m2; cá biệt: 0,5-1 ổ/m2 (Kim Sơn, Yên Khánh, Nho Quan…). Đến nay, tổng diện tích nhiễm sâu đục thân lúa hai chấm lứa 6 trên toàn tỉnh là 20ha.
Trong thời gian tới trưởng thành sâu đục thân hai chấm lứa 6 tiếp tục ra rộ đến ngày 10/10, sâu non sẽ nở rộ từ ngày 28/9 gây hại trên trà lúa mùa muộn, tập trung ở các huyện: Kim Sơn, Nho Quan, Yên Khánh, Hoa Lư… Tỷ lệ hại nơi cao: 5-7%; cá biệt trên 10% dảnh héo, bông bạc. Nếu không phát hiện và phun trừ kịp thời nhiều diện tích sẽ bị hại nặng ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.
Ngoài ra, rầy nâu, rầy lưng trắng hại cục bộ, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn tiếp tục hại tăng trên các trà lúa.
Để đảm bảo sản xuất vụ mùa 2019 giành thắng lợi, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị:
- Tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa đã chín với phương châm "xanh nhà hơn già đồng" khẩn trương làm đất gieo trồng cây vụ đông đảm bảo khung thời vụ tốt nhất.
- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, diễn biến các đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng chống kịp thời khi tới ngưỡng. Cụ thể:
Đối với sâu đục thân lúa 2 chấm: Phòng trừ sâu đục thân lúa 2 chấm ở những ruộng mật độ ở trứng >0,3 ổ/m2 khi sâu non tuổi 1 rộ, thời gian phun trừ từ ngày 28/9 theo tiến độ lúa trỗ. Những ruộng có mật độ ổ trứng > 1 ổ/m2 phải phun kép 2 lần, lần 2 sau lần 1 từ 5-7 ngày bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu: Prevathon 5SC; Voliam Targo 063SC, Virtako 40WG…
Ngoài ra, kết hợp phòng trừ khô vằn, bệnh lép đen hạt trên lúa mùa muộn; theo dõi phòng trừ các ổ rầy trên trà lúa mùa trung.
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố căn cứ vào thông báo của Chi cục và tình hình cụ thể của địa phương tham mưu cho UBND các huyện, thành phố; hướng dẫn, chỉ đạo các HTX và bà con nông dân phun trừ kịp thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các đối tượng dịch hại gây ra.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật