Yên Khánh: Bảo vệ lúa mùa giai đoạn cuối vụ
Trong những ngày tháng 9, thời tiết rất thuận lợi cho lúa mùa làm đòng, trỗ bông, phơi màu; đồng thời cũng là điều kiện thích hợp cho một số đối tượng sâu phát sinh, phát triển và gây hại cho lúa mùa.
Có 1.177 kết quả được tìm thấy
Trong những ngày tháng 9, thời tiết rất thuận lợi cho lúa mùa làm đòng, trỗ bông, phơi màu; đồng thời cũng là điều kiện thích hợp cho một số đối tượng sâu phát sinh, phát triển và gây hại cho lúa mùa.
Vụ mùa năm 2018, toàn tỉnh đã gieo cấy được trên 36.000 ha lúa và trên 4.500ha cây màu các loại. Tuy nhiên, để có được kết quả cao trong vụ sản xuất này, hiện tại cần chủ động phòng, chống sâu bệnh bảo vệ lúa và cây màu. Xung quanh vấn đề này, phóng viên (PV) báo Ninh Bình đã trao đổi với đồng chí Đỗ Thị Thao, Chi cục Phó Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp & PTNT).
Cách đây vài năm, xã Ân Hòa (Kim Sơn) thực hiện chuyển đổi một số diện tích ở vùng sâu, vùng trũng, vùng cấy lúa kém hiệu quả sang cải tạo, nuôi trồng một số cây con khác để góp phần nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người dân.
Sản xuất vụ mùa năm nay có những biến động bất thường. Nắng nóng, mưa lớn kéo dài làm cho nhiều diện tích lúa phải gieo cấy lại, nhiều cánh đồng lúa không cùng trà, cùng giống. Mặc dù những khó khăn trên đã cơ bản được khắc phục, trên phạm vi toàn tỉnh lúa sinh trưởng, phát triển khá tốt, song cơ quan chuyên môn khuyến cáo, giai đoạn này vẫn có nhiều yếu tố có thể gây thiệt hại đến năng suất và sản lượng lúa vụ mùa, do vậy người sản xuất không nên chủ quan, cần bám sát đồng ruộng và chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc thích hợp.
Phát triển các vùng nông nghiệp hàng hóa tập trung là một nội dung quan trọng trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Trong đó, việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất lúa thay thế sức lao động của con người và nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm được coi là bước đột phá để tạo ra sản phẩm hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bước vào sản xuất lúa vụ mùa 2018, huyện Kim Sơn đứng trước một thử thách rất lớn - ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn dài ngày, khiến nhiều diện tích đất sản xuất bị ngập trong nước. Trong công tác tiêu úng kịp thời phục vụ sản xuất, các trạm bơm vô ống được lắp đặt tại địa bàn huyện Kim Sơn đã cho thấy hiệu quả cao.
Gieo thẳng là một biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây lúa, đã được nông dân các vùng trồng lúa biết đến từ lâu. ở các tỉnh phía Nam, gieo thẳng là biện pháp canh tác chủ yếu của người nông dân mỗi khi bước vào vụ sản xuất với cái tên thường gọi là gieo sạ hoặc sạ lúa. Đối với các tỉnh phía Bắc, những năm của thập kỷ 70, 80 thế kỷ trước, nhiều nơi cũng đã sử dụng gieo thẳng, gieo vãi. Nhưng do trình độ canh tác lúc bấy giờ còn thấp; cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu và thiếu… nên các mô hình thâm canh lúa bằng hình thức gieo thẳng không hiệu quả. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, biện pháp gieo thẳng đã được các địa phương trong tỉnh đưa vào canh tác và ngày càng mở rộng diện tích.
Do có sự chuẩn bị tích cực, chủ động về giống, vật tư, phân bón cùng với khâu làm đất được thực hiện nhanh, đến ngày 8/7 gia đình ông Nguyễn Văn Nhung ở xã Khánh Hải, huyện Yên Khánh đã gieo cấy xong 8 sào lúa mùa bằng phương pháp gieo sạ. Sau khi gieo xong gia đình đã tiến hành phun thuốc trừ cỏ, bắt ốc bươu vàng, điều tiết nước hợp lý và hiện đã bón phân đảm bảo đúng liều lượng do HTX nông nghiệp hướng dẫn để lúa đẻ nhánh tập trung.
Vụ mùa năm 2018, huyện Kim Sơn gieo cấy trên 8.200ha lúa mùa, đạt 100% diện tích với các giống chủ lực là Bắc thơm 7, LT2, Nếp 97 và một số giống khác. Sau thời gian cấy, thời tiết cơ bản thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Đến nay, nông dân các địa phương trong huyện đang tích cực xuống đồng chăm sóc lúa mùa, phòng trừ sâu bệnh với quyết tâm giành thắng lợi lớn.
Bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa là bệnh do virus gây ra và môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng. Đây là bệnh hại nguy hiểm trên cây lúa, ngô đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để trừ bệnh. Với tốc độ lây lan nhanh, nếu không kịp thời ứng cứu, bệnh có thể gây mất trắng mùa màng, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và an ninh lương thực…
Theo kế hoạch, vụ mùa năm 2018 huyện Yên Mô phấn đấu gieo cấy trên 6.700 ha lúa. Mặc dù bị ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt là cơn bão số 3 làm cho nhiều diện tích lúa đã gieo bị thiệt hại, nhưng đến nay Yên Mô cơ bản hoàn thành kế hoạch và bà con nông dân đang tập trung cao cho công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa.
Lúa bị lùn sọc đen (LSĐ) là do virus. Đây là bệnh rất nguy hiểm hiện chưa có thuốc trừ. Tại Ninh Bình, trong các năm 2009, 2010, 2017, hàng nghìn ha lúa đã bị nhiễm loại bệnh này, nhiều diện tích bị giảm năng suất, thậm chí không cho thu hoạch. ở vụ mùa 2018 này, mặc dù ngay từ đầu vụ, Chi cục Trồng trọt & BVTV đã phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình xử lý đất, hạt giống, trừ rầy môi giới, bảo vệ mạ… với quyết tâm không để bệnh LSĐ xuất hiện trở lại nhưng do nhiều nguyên nhân, hiện tại loại bệnh này đã phát sinh và có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.
Bà Hoàng Thị Thúy, HTX Hồng Phong (xã Ninh Hòa, Hoa Lư) cho biết: Vụ mùa năm nay gia đình gieo cấy 1,5 mẫu bằng các giống Thiên ưu 8, BC15, nếp. Cách đây gần 1 tuần, cán bộ kỹ thuật của huyện đã về tập huấn kỹ thuật phòng, chống sâu bệnh cho nhân dân trong xã, HTX. Thời tiết khí hậu bất lợi, mưa nắng thất thường, không thuận lợi ngay từ khi gieo cấy cho đến khâu chăm sóc và bảo vệ lúa mùa nên chúng tôi phải nhìn trời, lánh thời tiết để tiến hành dặm tỉa cấy bù những chỗ bị khuyết, mất do úng ngập; chọn những lúc tạnh nắng để phun thuốc trừ sâu bệnh.
Mưa lớn dài ngày đã khiến nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp của huyện Kim Sơn bị ngập úng. Huyện đã tập trung toàn lực cho công tác tiêu thoát nước, đảm bảo điều kiện cho sản xuất vụ mùa 2018. Hiện bà con nông dân huyện Kim Sơn đã xuống đồng gieo cấy lúa mùa để kịp khung thời vụ tốt nhất.
Do ảnh hưởng của các đợt áp thấp nhiệt đới và bão số 3, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa bình quân đo được tại các huyện, thành phố trên 450mm; một số địa phương có lượng mưa lớn là huyện Yên Mô, Yên Khánh và thành phố Tam Điệp, làm cho nhiều diện tích lúa mùa bị ngập lụt với tổng diện tích trên 5.000 ha, trong đó: Nho Quan 310 ha, Gia Viễn 120 ha, Hoa Lư 200 ha, thành phố Ninh Bình 70 ha, Yên Mô 2.000 ha, Yên Khánh 2.000 ha, Kim Sơn 300 ha. Mưa to kéo dài không chỉ làm ngập úng nhiều diện tích lúa mới được gieo cấy, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ sản xuất vụ lúa mùa 2018.
Chỉ trong 6 ngày (từ 13-18/7), tổng lượng mưa đo được trên địa bàn huyện Yên Khánh lên tới 230 mm. Mưa lớn kéo dài đã khiến gần 3.800 ha lúa mùa mới gieo cấy của địa phương này bị ngập úng, một số diện tích rau màu bị ảnh hưởng. Hiện địa phương đang triển khai nhiều biện pháp để tiêu úng, nhanh chóng khôi phục, gieo cấy lại những diện tích lúa mùa bị thiệt hại, đảm bảo kịp thời vụ.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên 2.200 ha lúa mùa của các địa phương trong tỉnh đã bị ngập trắng, tập trung chủ yếu ở vùng trũng và một số huyện có diện tích gieo thẳng nhiều như: Yên Mô và Yên Khánh. Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh đã chỉ đạo các Chi nhánh tập trung vận hành hết công suất các máy của 69 trạm bơm tiêu để kịp thời tiêu úng.
Do ảnh hưởng của rãnh thấp và vùng áp thấp nhiệt đới, những ngày qua trên địa bàn huyện Yên Mô liên tục có mưa kéo dài, làm cho nhiều diện tích lúa mới cấy và những diện tích lúa mới gieo thẳng bị ngập úng. Để bảo vệ diện tích lúa đã gieo cấy, giảm thấp nhất thiệt hại do mưa lớn gây ra, các Yên Mô đang tập trung thực hiện các biện pháp tiêu thoát nước, chống ngập úng.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh nhà trong nhiều ngày qua đã có mưa vừa đến to không chỉ gây khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân và còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất vụ mùa 2018, vốn đang trong thời kỳ gieo cấy lúa mùa.
Vụ mùa 2018, HTX nông nghiệp Hợp Tiến (xã Khánh Nhạc, Yên Khánh) dự kiến gieo cấy trên 322 ha lúa, chủ yếu là giống lúa chất lượng cao. Sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa, hệ thống kênh mương tưới tiêu được bố trí hợp lý, phù hợp; HTX có 6 máy bơm, trong đó 5 máy là máy bơm vô ống... nên việc đưa nước vào đồng ruộng cũng như khi cần rút nước đi được thực hiện nhanh chóng và kịp thời. ở vụ mùa này, có gần 100% diện tích được thực hiện bằng biện pháp gieo thẳng.
Bắt đầu từ năm 2017, Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang tại thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh) đã thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh "Chọn lọc và xây dựng mô hình sản xuất giống lúa thuần chất lượng DQ11 tại tỉnh Ninh Bình" do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình giao. Vụ đông xuân năm 2018, Công ty tiếp tục thực hiện, đánh giá ưu, khuyết điểm của giống lúa này tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
Huyện Kim Sơn được coi là vựa lúa của tỉnh, với diện tích, năng suất và sản lượng luôn đứng đầu trong số 8 đơn vị hành chính của tỉnh. Bước vào sản xuất vụ mùa 2018, huyện Kim Sơn thể hiện quyết tâm giữ vững vị trí dẫn đầu trong sản xuất lúa gạo. Để làm rõ công tác chỉ đạo sản xuất của huyện Kim Sơn cho vụ mùa sắp tới, chúng tôi đã trao đổi với đồng chí Đỗ Hải Quang, chuyên viên trồng trọt, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn.
Thời điểm này, nông dân huyện Gia Viễn đang khẩn trương xuống đồng làm đất và cấy nhanh diện tích lúa mùa. Nắng nóng gay gắt ngay đầu vụ mùa có ảnh hưởng đến tiến độ vụ sản xuất, do đó huyện đôn đốc các địa phương việc đảm bảo đủ nước để làm đất cho khâu cấy, chú trọng bón phân cân đối bảo vệ diện tích lúa mới cấy.
Vụ mùa năm 2017, tại Yên Khánh, bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện và gây hại trên lúa ở hầu hết các xã phía nam huyện và rải rác ở các xã phía Bắc huyện, trong đó có một số diện tích bị nặng không có thu hoạch. Vụ đông xuân 2018, tuy bệnh không phát sinh gây hại nhưng nguồn bệnh trên đồng ruộng vẫn đang tồn tại. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại trong vụ mùa sắp tới, ngay từ bây giờ huyện Yên Khánh đang chỉ đạo ngành chuyên môn, các xã, HTX và đặc biệt là nông dân khẩn trương triển khai nhiều biện pháp phòng trừ loại bệnh cực kỳ nguy hiểm này trước khi thực hiện việc gieo cấy…