Hoa Lư: Tập trung làm đất sản xuất vụ mùa
Đến ngày 15/6, về cơ bản huyện Hoa Lư đã thu hoạch xong lúa đông xuân. Toàn huyện đang tập trung cao cho khâu làm đất sản xuất vụ mùa.
Có 1.177 kết quả được tìm thấy
Đến ngày 15/6, về cơ bản huyện Hoa Lư đã thu hoạch xong lúa đông xuân. Toàn huyện đang tập trung cao cho khâu làm đất sản xuất vụ mùa.
Ngày 27/6, tại xã Chất Bình (huyện Kim Sơn), doanh nghiệp tư nhân Tuyết Lưu tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình sản xuất lúa hữu cơ với giống lúa T49-1. Dự hội nghị có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp huyện Kim Sơn.
Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang trong thời điểm thu hoạch lúa, tình trạng người dân lấn chiếm lòng, lề đường để phơi nông sản và tuốt lúa diễn ra ở hầu hết các tuyến đường, làm mất an toàn giao thông, tiềm ẩn các nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Những ngày vừa qua, chạy xe theo tuyến Quốc lộ 10 qua các huyện Yên Khánh, Kim Sơn, hay ngược lên các huyện Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn đâu đâu cũng thấy một màu vàng rực của những cánh đồng lúa chín. Xa xa, những chiếc máy gặt đập liên hợp đang cần mẫn ủi lưỡi cắt trên mặt ruộng, phun rơm, nhả lúa vào bao. Những chiếc xe máy cải tiến chở theo những bao lúa nặng trĩu về cho chủ ruộng.
Nhờ điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, cùng với làm tốt công tác chuẩn bị và thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, vụ lúa đông xuân của huyện Yên Mô đã giành thắng lợi. Hiện nay, bà con nông dân trong huyện cơ bản thu hoạch xong toàn bộ diện tích đảm bảo ăn chắc.
Hiện nay, đang vào mùa thu hoạch lúa, ở nhiều nơi các gia đình mang lúa gặt lên lề đường quốc lộ để tuốt lấy thóc mang về, phơi khô rơm rồi châm lửa đốt luôn tại chỗ. Hầu hết người dân đều biết việc mình đốt rơm rạ ở những thửa ruộng ven đường, đốt ở lề đường là ảnh hưởng tới các phương tiện tham gia giao thông, nhưng do thói quen nên họ vẫn làm.
Tam Cốc vào mùa hè trời trong veo, không một gợn mây; nắng vàng trải dài trên những sườn núi, ngọn cây; nhưng có lẽ màu vàng nổi trội hơn cả là những khu ruộng lúa chín dọc theo hai bên dòng sông Ngô Đồng.
Tại huyện Kim Sơn, lúa đông xuân năm nay hiện đã chín rộ. Trong những ngày này, bà con nông dân đang khẩn trương huy động nhân lực, máy móc để nhanh chóng hoàn thành việc thu hoạch lúa.
Đứng chờ máy gặt đến thu hoạch khu ruộng nhà mình, bà Phạm Thị Khuyên, đội 2B (Khánh Nhạc) cho biết: Gia đình tôi có 1 mẫu lúa, 100% diện tích được gieo sạ với các giống QR1, DQ11, LT2... Đến thời điểm này lúa đã chín cả và chỉ chờ máy đến thu hoạch đưa lúa về nhà. Vụ lúa đông xuân năm nay, năng suất ước đạt từ 220-250 kg/sào; nhưng chi phí đỡ tốn kém hơn, bởi do gieo sạ; sâu bệnh ít (chỉ phải phun 1 đợt sâu cuốn lá nhỏ).
Các địa phương trong tỉnh đang bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Trên các cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, ngay từ sáng sớm người nông dân đã huy động nhân lực, máy móc tập trung ra đồng thu hoạch lúa. Nông dân phấn khởi vì vụ lúa năm nay được mùa.
Cơn mưa rào bất chợt làm xua tan đi những ngày nắng oi ả của tháng 6, làm thời tiết ở Tam Cốc - Bích Động trở nên dịu mát, màn mưa như bao phủ trên những dãy núi trùng điệp làm khung cảnh nơi đây mờ ảo và thơ mộng hơn. Nhưng dường như những cơn mưa mùa hạ không ngăn được bước chân của hàng nghìn du khách trong và ngoài nước xuống thuyền để xuôi dòng sông Ngô Đồng ngắm một trong 5 cánh đồng lúa vàng đẹp nhất Việt Nam.
Trước tình hình diễn biến khá phức tạp của áp thấp nhiệt đới, nhằm đề phòng trường hợp mưa úng có thể xảy ra sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa đông xuân 2017-2018, huyện Gia Viễn đã tập trung chỉ đạo các địa phương khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn lúa đông xuân theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng". Tính đến ngày 6/6, toàn huyện đã thu hoạch trên 60% diện tích.
Liên tục trong mấy năm trở lại đây, dù thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, song nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, nên năm nay, huyện Hoa Lư đã giành thắng lợi khá toàn diện trong vụ lúa đông xuân.
Ngày 5/6, huyện Hoa Lư tổ chức hội nghị đánh giá về năng suất, sản lượng lúa vụ đông xuân 2017-2018. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo UBND và các phòng, ban, cơ quan liên quan của huyện Hoa Lư.
Hiện tại đời sống của người trồng lúa vẫn vô cùng khó khăn với thu nhập được đánh giá là thấp nhất so với các nghề khác. Điều này dẫn đến ngày càng có nhiều thửa ruộng, cánh đồng bị bỏ hoang. Làm thế nào để nông dân trồng lúa có lãi đang là câu hỏi đặt ra không những cho nông dân mà còn cho cả chính quyền các địa phương. Và tại xã Khánh Nhạc (Yên Khánh), trả lời cho câu hỏi này dường như đã dần được hé mở bằng việc tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Tháng 6 về, đất trời thay đổi, bầu trời xanh trong, những tia nắng vàng rực rỡ, lúc ấy cũng chính là lúc Tam Cốc dần dần chuyển mình thay áo mới, những bông lúa chín ngả vàng đan xen màu xanh của lá, của lúa xanh tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao long.
Đầu năm 2018, một nhóm người trẻ đã mạnh dạn thuê lại 6,5 ha đất ruộng cằn, sản xuất lúa, màu kém hiệu quả ở xã Đồng Phong, huyện Nho Quan để trồng cây dược liệu cà gai leo. Bước đầu mô hình đã mang lại những kết quả hết sức khả quan.
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nằm trong vùng lõi của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An. Cuối tháng 5, đầu tháng 6, khi những cánh đồng lúa bắt đầu chín vàng chính là thời điểm đẹp nhất trong năm ở đây. Năm 2015, Tam Cốc đã từng lọt top 15 địa danh "tuyệt đẹp nhưng ít người biết đến" do tờ Telegraph (Anh) bình chọn. Đầu năm 2018, hình ảnh dòng sông Ngô Đồng như dải lụa mềm mại, nhẹ nhàng vắt lên thảm lúa vàng óng, uốn lượn quanh những ngọn núi ở Tam Cốc đã xuất hiện trên tạp chí Business Insider khi đứng đầu danh sách 50 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2018.
Những ngày này, đi trên đê Hoàng Long mọi người đều cảm nhận không khí ngày mùa đã bắt đầu rộn rã. Các xã ven đê của Gia Viễn như Gia Trung, Gia Tiến, Gia Thắng... bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ lúa xuân. Niềm vui được mùa, nụ cười rạng rỡ hiện rõ trên gương mặt mỗi người.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua Tổng Công ty Giống cây trồng, con nuôi Ninh Bình đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa lê, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần so với trồng lúa.
Mới đây chúng tôi có dịp trở lại xã Gia Phong và thật bất ngờ trước sự đổi thay của vùng quê vốn được coi là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện Gia Viễn. Những con đường bê tông rộng, phẳng phiu, trải dài nối các thôn xóm, những ngôi nhà mái bằng, nhà cao tầng mọc lên san sát. Đồng ruộng Gia Phong hôm nay đã phủ một màu xanh cây lúa với hệ thống kênh mương được kiên cố, nhiều vùng sản xuất đã được quy hoạch gọn vùng, đem lại hiệu quả cao... Gia Phong hôm nay đã thực sự đổi thay. Đó cũng chính là thành quả sau hơn 6 năm kiên trì mục tiêu xây dựng nông thôn mới của cấp ủy, chính quyền cho đến sự chung tay góp sức của mỗi người dân.
Thời điểm này, các trà lúa đông xuân trên địa bàn huyện Gia Viễn sinh trưởng, phát triển tốt, việc quản lý các đối tượng dịch hại được địa phương coi trọng nhằm giảm thiệt hại và đảm bảo năng suất, chất lượng của cây lúa.
Văn Hải là xã đồng bằng thuộc vùng châu thổ sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện Kim Sơn với tổng diện tích đất tự nhiên là 663,99 ha; đất nông nghiệp có 511,68 ha, trong đó có 369,24 ha đất lúa. Toàn xã có 2.416 hộ với 8.501 khẩu, trong đó có 7.140 khẩu theo đạo thiên chúa giáo (chiếm 84% tổng dân số của xã).
Trong vụ đông xuân 2017-2018, 100% diện tích lúa của xã Yên Mật (huyện Kim Sơn) áp dụng phương pháp gieo sạ. Hiện nay, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt. Để đảm bảo cho vụ sản xuất lúa thắng lợi, nông dân trong xã tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ lúa đông xuân.
Yên Thái là xã miền núi của huyện Yên Mô, có 10% đất nông nghiệp là đất màu, rất thuận lợi cho sản xuất cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao và diện tích trồng lúa lớn đảm bảo cho an ninh lương thực. Bên cạnh đó, xã còn có diện tích ao rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi thủy sản. Với những ưu điểm trên, Yên Thái là một trong 2 xã được tỉnh "chọn mặt gửi vàng" thực hiện đề án thí điểm tái cơ cấu nông nghiệp cấp xã về sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2016-2017.