Logo

    Tìm kiếm: làng nghề

    217 kết quả được tìm thấy

    Nhiều hoạt động văn hóa về đêm thu hút khách du lịch

    Nhiều hoạt động văn hóa về đêm thu hút khách du lịch

    Văn Hóa-

    Nằm trong chuỗi hoạt động tuần du lịch Ninh Bình "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An", nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và du lịch đặc sắc: phố đi bộ và khu chợ ẩm thực đã thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đổ về đây để được thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng quê, món quà lưu niệm của các làng nghề truyền thống, những tiết mục nghệ thuật hát chèo, xẩm, biểu diễn múa rối nước .... sẽ diễn ra từ ngày 9/6 đến hết ngày 16/6/2018.

    Đưa làng nghề thêu Văn Lâm phát triển cùng du lịch

    Đưa làng nghề thêu Văn Lâm phát triển cùng du lịch

    Kinh tế-

    Làng nghề thêu ren Văn Lâm - Ninh Hải nằm trên địa bàn có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có giá trị. Trong số các tài nguyên này, một số đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: Hang động Tam Cốc, chùa Bích Động, làng Việt cổ - Cố Viên Lầu, vườn Chim Thung Nham, Khu du lịch Thạch Bích - Thung Nắng… Các tài nguyên du lịch khác nhau quần tụ thành một khu vực sẽ tạo điều kiện cho việc quy hoạch phát triển du lịch làng nghề tại Văn Lâm. Hơn thế, khi các điểm du lịch này được khai thác đồng bộ sẽ gắn kết các giá trị văn hóa - tự nhiên, tạo điểm nhấn cho du lịch Ninh Bình.

    Người nỗ lực khôi phục làng nghề gốm cổ Bồ Bát

    Người nỗ lực khôi phục làng nghề gốm cổ Bồ Bát

    Công nghiệp-

    Theo cuốn sách "Bát Tràng-làng nghề, làng văn" của NXB Hà Nội và nhiều cao niên trong nghề gốm của xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội), làng nghề gốm Bát Tràng hiện nay có nguồn gốc xuất xứ tại thôn Bạch Liên, xã Yên Thành (Yên Mô). Những người thợ làng Bạch Liên năm xưa vào năm 1010 đã theo vua Lý Công Uẩn dời đô ra thành Thăng Long và lập nghiệp tại Bát Tràng.

    "Thắp lửa" cho những làng nghề

    "Thắp lửa" cho những làng nghề

    Văn Hóa-

    Hiện nay, toàn tỉnh có 75 làng nghề. Theo thời gian, các làng nghề có lúc thăng, lúc trầm, tuy nhiên có làng nghề vẫn tồn tại hàng trăm năm và ngày càng khẳng định được giá trị trong cuộc sống hiện đại như: Làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, làng nghề thêu Văn Lâm, làng nghề gốm Gia Thủy, Bồ Bát… Và dù ở thời kỳ nào cũng vậy, làng nghề chính là nơi sản sinh ra các nghệ nhân tài hoa. Nhờ sự sáng tạo, đôi bàn tay tài hoa và đặc biệt là tình yêu với nghề của các thế hệ nghệ nhân đã góp phần tạo nên sức sống mãnh liệt cho mỗi làng nghề.

    Triển khai các chương trình phát triển làng nghề

    Triển khai các chương trình phát triển làng nghề

    Tư liệu văn kiện-

    Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề.

    Cây thông Noel được làm từ 6.000 chiếc nồi đất

    Cây thông Noel được làm từ 6.000 chiếc nồi đất

    Giải trí-

    Nhằm quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống, người dân xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã có ý tưởng tạo dựng cây thông Noel được làm từ 6.000 chiếc nồi đất.

    Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn

    Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn

    Kinh tế-

    Ninh Bình là tỉnh có thế mạnh về các nghề thủ công mỹ nghệ, nhiều làng nghề có lịch sử hàng trăm năm. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, làng nghề đã đóng vai trò là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế... Do vậy, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ là gìn giữ yếu tố văn hóa mà còn có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    Gìn giữ hồn linh vật Việt

    Gìn giữ hồn linh vật Việt

    Văn Hóa-

    Ninh Bình là địa phương còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu, trong đó có di tích lịch sử còn lưu giữ được các hiện vật nguyên gốc. Ninh Bình cũng là địa phương có nhiều làng nghề thủ công truyền thống lâu đời. Bởi vậy, Ninh Bình và Đà Nẵng là 2 "điểm nóng" trong cả nước về việc chế tác, sử dụng biểu tượng ngoại lai. Tuy nhiên, sau khi Công văn số 2662, ngày 8 tháng 8 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam được ban hành thì Ninh Bình là địa phương có những chuyển biến tích cực, hầu như không còn biểu tượng, sản phẩm, linh vật ngoại lai.

    Để làng nghề phát triển bền vững

    Để làng nghề phát triển bền vững

    Kinh tế-

    Ninh Bình là tỉnh có thế mạnh về các nghề thủ công mỹ nghệ, nhiều làng nghề có lịch sử hàng trăm năm. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp ở địa phương đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới. Do vậy, phát triển bền vững làng nghề là một hướng đi tích cực, đúng đắn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, với việc phát triển một cách tự phát, không có sự đầu tư, nhiều làng nghề đã ngừng hoạt động, nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một…

    Đảm bảo an toàn lao động ở làng nghề đá Ninh Vân

    Đảm bảo an toàn lao động ở làng nghề đá Ninh Vân

    Xã hội-

    Trên địa bàn xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư) có hai nhà máy xi măng lớn là xi măng Duyên Hà và xi măng Hệ Dưỡng cùng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất ở các lĩnh vực như: sản xuất xi măng, khai thác, chế biến đá, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế tác đá mỹ nghệ… Đặc biệt, Ninh Vân còn được biết đến với nghề làm đá mỹ nghệ nổi tiếng, mang lại cho người dân nơi đây cuộc sống no đủ, song cũng đặt ra cho địa phương nhiều thách thức trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người lao động.

    Sở Du lịch Ninh Bình dự Hội thảo "Phát triển du lịch Làng nghề Hưng Yên năm 2017"

    Sở Du lịch Ninh Bình dự Hội thảo "Phát triển du lịch Làng nghề Hưng Yên năm 2017"

    Du Lịch-

    Đoàn khảo sát của Sở Du lịch Ninh Bình có đồng chí Bùi Thành Đông, Giám đốc Sở Du lịch; đại diện Phòng nghiệp vụ Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch vừa dự chương trình khảo sát và dựhội thảo "Phát triển Du lịch làng nghề Hưng Yên năm 2017" do Tổng cục Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức.

    Công ty TNHH Đổi Mới: Chú trọng sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch

    Công ty TNHH Đổi Mới: Chú trọng sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch

    Du Lịch-

    Trong 150 sản phẩm tiêu biểu từ các làng nghề truyền thống được các đơn vị sản xuất mang đến trưng bày, giới thiệu mẫu làm quà lưu niệm cho khách du lịch trong đợt bình chọn do Sở Du lịch tổ chức thì Công ty TNHH Đổi Mới đã có tới 50 sản phẩm. Gian trưng bày vượt trội về số lượng của Công ty đã tạo ấn tượng mạnh, nhất là sự tinh xảo và đa dạng mẫu mã các sản phẩm làm từ nguyên liệu khá dồi dào ở tự nhiên, lại thân thiện với môi trường với nguyên liệu từ cây cói, bèo tây, đay…

    Khó khăn trong quản lý rượu thủ công ở Lai Thành

    Khó khăn trong quản lý rượu thủ công ở Lai Thành

    Xã hội-

    Xã Lai Thành, huyện Kim Sơn hiện có trên 400 hộ làm nghề nấu rượu và đã được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề từ năm 2015. Mặc dù quy định các hộ nấu rượu nhỏ lẻ, các làng nghề truyền thống phải đăng ký với chính quyền địa phương nơi sản xuất, phải được cấp huyện trở lên cấp giấy phép và khi lưu hành trên thị trường phải có tem, nhãn mác theo quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ năm 2013, nhưng đến nay vẫn chưa hộ sản xuất rượu nào ở Lai Thành có giấy phép theo quy định này.

    Yên Mô phát triển làng nghề, nâng cao thu nhập người dân

    Yên Mô phát triển làng nghề, nâng cao thu nhập người dân

    Công nghiệp-

    Hiện nay huyện Yên Mô có 11 làng nghề truyền thống cấp tỉnh và 1 làng có nghề (làng nghề Gốm Bồ Bát, xã Yên Thành). Nhờ thực hiện tốt các giải pháp duy trì và phát triển làng nghề, đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động trên địa bàn huyện.

    Tuyên truyền xây dựng thương hiệu sản phẩm đá mỹ nghệ Ninh Vân

    Tuyên truyền xây dựng thương hiệu sản phẩm đá mỹ nghệ Ninh Vân

    Sức khỏe và đời sống-

    Nhằm tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn thế mạnh làng nghề đá thủ công mỹ nghệ của địa phương, Trung tâm học tập cộng đồng xã Ninh Vân (Hoa Lư) vừa tổ chức chuyên đề "Xây dựng thương hiệu, tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm đá mỹ nghệ" cho gần 300 đoàn viên, thanh niên, học viên các lớp nghề tại TT HTCĐ trong xã và các em học sinh lớp 9 trường THCS Ninh Vân.

    Yên Khánh: Khởi sắc trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

    Yên Khánh: Khởi sắc trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

    Công nghiệp-

    Xác định công nghiệp (CN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là động lực quan trọng để phát triển nhanh, bền vững, thời gian qua, huyện Yên Khánh đã có nhiều giải pháp phát triển lĩnh vực này theo mô hình cụm công nghiệp, làng nghề tập trung. Đồng thời không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các doanh nghiệp, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân.

    Làng Văn Lâm tổ chức lễ giỗ Tổ nghề Thêu

    Làng Văn Lâm tổ chức lễ giỗ Tổ nghề Thêu

    Văn Hóa-

    Sáng 16/2, làng nghề Thêu truyền thống Văn Lâm, xã Ninh Hải (Hoa Lư) tổ chức lễ giỗ Tổ nghề Thêu với sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương và khách du lịch.

    Từng bước khẳng định thương hiệu đào phai Đông Sơn

    Từng bước khẳng định thương hiệu đào phai Đông Sơn

    Kinh tế-

    Không phải chỉ vào những ngày cận Tết Đinh Dậu 2017, những người dân làng nghề trồng đào xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) mới đón tiếp nhiều khách thập phương về vùng trồng đào để mua - bán, nghe - xem những cây đào, cành đào đang nảy những lộc xanh, nở những nụ hoa xinh xinh, mà ngay từ đầu tháng Chạp, các nhà vườn đã tấp nập đón khách quen, khách lạ đến xem, chọn thuê và đăng ký mua đào chuyển đi các nơi. Điều này khẳng định, đào phai Đông Sơn đang từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường cây cảnh phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh chơi Tết.

    Sở Công thương triển khai nhiệm vụ năm 2017

    Sở Công thương triển khai nhiệm vụ năm 2017

    Kinh tế-

    Sở Công Thương vừa tổ chức hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai nhiệm vụ ngành Công thương năm 2017 và trao bằng công nhận làng nghề, nghệ nhân cấp tỉnh năm 2016.Đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch, TUV, Phó chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

    Về thăm làng nghề gốm cổ Bồ Bát

    Về thăm làng nghề gốm cổ Bồ Bát

    Kinh tế-

    Nghe nói về nghề gốm Bồ Bát đã lâu nhưng đến nay chúng tôi mới có dịp về thăm thủ phủ của làng nghề gốm Bồ Bát, nằm ẩn mình nơi thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, Yên Mô. Nơi đây nghề gốm từng bị lãng quên suốt hàng nghìn năm, kể từ khi những nghệ nhân giỏi của làng theo triều đình nhà Lý dời đô về Thăng Long.

    Viết tiếp trang sử 110 năm, xây dựng huyện Hoa Lư phát triển toàn diện, bền vững

    Viết tiếp trang sử 110 năm, xây dựng huyện Hoa Lư phát triển toàn diện, bền vững

    Thời sự-

    Hoa Lư, Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, nơi phát tích của ba triều đại: Đinh- tiền Lê- Lý. Thiên nhiên cũng ban tặng cho Hoa Lư nhiều danh lam thắng cảnh với những giá trị văn hóa-lịch sử đặc sắc nằm trong Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - như: Di tích Cố đô Hoa Lư; Danh thắng Tràng An - Tam Cốc; làng nghề truyền thống thêu Ninh Hải, đá mỹ nghệ Ninh Vân...

    Những người "truyền lửa" đam mê

    Những người "truyền lửa" đam mê

    Văn Hóa-

    Ninh Bình có hơn 70 làng nghề truyền thống. Trong đó, có nhiều nghề vang danh khắp thiên hạ như: nghề đá mỹ nghệ ở Ninh Vân, nghề thêu ở Ninh Hải, nghề mộc ở Quỳnh Phong, nghề mây tre đan ở Văn Phú, nghề gốm ở Gia Thủy… Phải chăng, sự tồn tại hàng trăm năm mặc cho những thăng trầm, được mất của những làng nghề truyền thống ấy là do có sự giao thoa, truyền- nối ngọn lửa đam mê với nghề của những thế hệ những người làm nghề?

    Nghệ nhân tài hoa của làng nghề mộc Quỳnh Phong

    Nghệ nhân tài hoa của làng nghề mộc Quỳnh Phong

    Kinh tế-

    Làng nghề mộc Quỳnh Phong (Nho Quan) đang phát triển từng ngày, thay da đổi thịt với những với những ngôi nhà cao tầng san sát, những xưởng xẻ, những cơ sở chế biến với quy mô và trang thiết bị hiện đại, sản phẩm ngày một đa dạng về số lượng, tinh xảo về chất lượng. Để có được những thành quả như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của những người thợ gỗ tài hoa nơi đây. Trong đó nổi bật nhất là ông Vũ Văn Chung (sinh năm 1948), một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho làng nghề mộc Quỳnh Phong.

    Yên Mô đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

    Yên Mô đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

    Công nghiệp-

    Xác định sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương, chính vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN và các làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mô đã chủ động triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho lao động khu vực nông thôn.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long