Nghề thêu thơ thành tranh
Những tác phẩm hội tụ trong đó vẻ đẹp thiên nhiên, thơ ca, âm nhạc, là miền thương nhớ và những hoài niệm, trăn trở, day dứt khôn nguôi.
Có 1.559 kết quả được tìm thấy
Những tác phẩm hội tụ trong đó vẻ đẹp thiên nhiên, thơ ca, âm nhạc, là miền thương nhớ và những hoài niệm, trăn trở, day dứt khôn nguôi.
Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thì công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng đang được phát triển mạnh trong xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình
Tạo nghề cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vùng nông thôn luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ tạo việc làm, tăng thêm thu nhập mà quan trọng hơn, việc đưa các nghề phù hợp với vai trò, chức năng của người phụ nữ trong gia đình để"ly nông bất ly hương" là đúng đắn và hiệu quả.
Vào dịp cuối năm các loại rau xanh rớt giá. Nhiều loại rau còn không bán được, quá lứa phải nhổ bỏ đắp bờ ruộng. Người trồng rau ở Ninh Sơn (TP Ninh Bình) lao đao vì hàng ngày lao động lam lũ vất vả trên đồng ruộng mà không có công.
Có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực khí tượng - thủy văn (27 năm), ông Phạm Văn Xuyên (Giám đốc Trung tâm Khí tượng - thủy văn Ninh Bình) hiểu khá rõ về nghề "đo gió, đo nước" của mình. Ông bảo: "Đo đạc khí tượng - thủy văn là một công việc thầm lặng, luôn có mặt ở vùng núi cao, sông sâu, đầy gian khổ. Nếu không có niềm yêu thích thực sự thì khó có thể gắn bó với nghề lâu dài được. Thế nhưng khi đã đam mê, đã tâm huyết thì chuyện về gió, về mây, về mưa… có nhiều thú vị lắm!"
Không biết nhà nghiên cứu người Pháp Mi Chít đến vùng đất này bao lâu mà đã viết về người Kim Sơn: "Mắt đăm đăm hướng về biển lớn, tâm hồn ngân nga theo tiếng chuông chiều, biết gìn giữ nghề truyền lại cho đời sau kế tiếp, phát triển...". Phải chăng, đó là văn hóa nghề, rất đáng trân trọng từ mỗi làng nghề trong thời kỳ hội nhập. Vẫn là "cói mặn", "cói cay" cùng người, nhưng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng bình quân 15% hàng năm theo Nghị quyết 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy...
Sáng 27/11/2007, tại huyện Kim Sơn đã diễn ra Đại hội Hiệp hội nghề cói tỉnh Ninh Bình lần thứ nhất. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại, lãnh đạo các huyện Kim Sơn, Yên Mô, Yên Khánh cùng đại diện các doanh nghiệp trồng, chế biến cói trên địa bàn tỉnh.
Xã Quang Thiện (Kim Sơn) có 2.800 hộ với trên 9.000 khẩu nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ có 485 ha. Đất chật, người đông nên những năm trước đây, sau mỗi mùa gieo trồng, thu hoạch, người dân ở đây, nhất là lớp thanh niên lại tỏa đi nhiều nơi, vào Nam ra Bắc, làm đủ mọi nghề từ thợ mộc, thợ xây đến bốc vác, đào đãi vàng... nhưng cái nghèo, cái túng vẫn đeo bám họ, thậm chí có người từ bãi đá, bãi vàng trở về còn mang theo bệnh tật và những tệ nạn xã hội, làm mất an ninh thôn xóm.
Tỉnh Ninh Bình có địa hình đa dạng, với các vùng đồi núi, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng, vùng duyên hải. Từ hàng vạn năm nay, trên địa bàn Ninh Bình đã có con người sinh sống.