Hoa Lư: Tiêm phòng cho đàn vật nuôi đạt tỷ lệ khá cao
Để bảo vệ đàn vật nuôi cũng như phòng bệnh dại, các xã, thị trấn của huyện Hoa Lư đã chú trọng công tác tiêm phòng vụ xuân hè.
Có 122 kết quả được tìm thấy
Để bảo vệ đàn vật nuôi cũng như phòng bệnh dại, các xã, thị trấn của huyện Hoa Lư đã chú trọng công tác tiêm phòng vụ xuân hè.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, trong đó vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng.
Những năm qua, kinh tế-xã hội của huyện Nho Quan có sự phát triển ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng khá, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất của người dân được nâng lên. Kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ từ chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Nho Quan (Agribank Nho Quan). Nguồn vốn vay đã giúp người dân thay đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hàng hóa, từng bước xóa đói, giảm nghèo.
Cùng với đẩy mạnh công tác tiêm phòng, để bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi trong giai đoạn chuyển mùa, huyện Yên Khánh đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm.
Thực hiện kế hoạch triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, các xã, thị trấn của huyện Yên Mô đang tích cực triển khai nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường, ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển chăn nuôi bền vững.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện ổ dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi. Tuy nhiên, để chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch bệnh thủy sản năm 2018, tỉnh Ninh Bình đã triển khai tích cực, chủ động các biện pháp để khống chế, ngăn chặn dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan; bảo vệ, phát triển sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm ở động vật lây sang người.
Thời điểm này, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tập trung cho công tác vệ sinh chuồng trại, tìm mua con giống để tái đàn trở lại. Tuy nhiên, do những biến động của giá thịt lợn hơi từ năm 2017 nên nhiều hộ dân còn đang lưỡng lự trong việc tái đàn, nhiều hộ đã chủ động giảm đàn hoặc tìm các giống vật nuôi khác.
Thời tiết trong những ngày cuối năm thay đổi thất thường, cộng thêm lưu lượng vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm gia tăng là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm bùng phát. Ngành Thú y tỉnh đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi. Về vấn đề này, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với ông Hà Quốc Thịnh, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.
Mùa đông năm nay, theo dự báo sẽ xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại, vùng núi cao có thể có băng giá, sương muối. Vì vậy, để đảm bảo đàn vật nuôi duy trì số lượng, phát triển ổn định, thời điểm này, các hộ chăn nuôi trong tỉnh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại xảy ra trước những diễn biến phức tạp của thời tiết.
Tam Điệp được biết đến là một địa danh khá độc đáo, là nơi hội tụ về dân cư, văn hóa các vùng miền. Tam Điệp không chỉ đẹp về truyền thống lịch sử, mà còn là vùng đất giàu huyền thoại. Đô thị công nghiệp Tam Điệp ngày nay được xây dựng và phát triển trên nền tảng nông nghiệp vững chắc. Nông trường Đồng Giao, Nông trường chè Tam Điệp, Công ty Giống cây trồng vật nuôi Đồng Giao, Hợp tác xã Quang Sỏi, Mùa Thu, Lý Nhân, Tiền Phong, Yên Thịnh, Sơn Đông, Sơn Tây… là những đơn vị luôn gắn bó, đồng hành với nhân dân thành phố, tạo động lực để phát triển công nghiệp và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Vì thế, Đảng bộ, chính quyền thành phố luôn nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Những tháng cuối năm là thời điểm nhiệt độ hạ thấp, sức đề kháng của vật nuôi kém, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh và phát triển mạnh. Vì thế, công tác phòng, chống dịch bệnh đã và đang được huyện Yên Mô chú trọng triển khai bằng nhiều giải pháp nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển ổn định.
Dê là sản phẩm đặc trưng lợi thế của Ninh Bình với thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, do phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ, dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên nên nhiều năm nay tổng đàn dê của tỉnh ta không thể tăng lên, thậm chí còn giảm đi. Trước thực trạng này, Công ty CP Giống vật nuôi, cây trồng Đồng Giao đã và đang triển khai dự án chọn tạo giống, khai thác và chế biến dê sữa, dê thịt quy mô công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp với mục tiêu gây dựng nên dòng sản phẩm sữa dê, thịt dê sạch, chất lượng cao mang thượng hiệu Ninh Bình phục vụ nhu cầu thưởng thức thịt dê Ninh Bình và cung cấp cho các tỉnh lân cận. Dự án được kỳ vọng sẽ làm "đầu kéo" cho việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp & PTNT, từ đầu năm đến nay trên địa bàn Ninh Bình, tình hình dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định, không xuất hiện các dịch bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, do lịch tiêm phòng vụ thu đông bị chậm so với kế hoạch, cộng thêm thời tiết giao mùa nên một số dịch bệnh thông thường xảy ra theo mùa đã xuất hiện rải rác tại các địa phương. Trước tình hình đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng với các địa phương đang tập trung chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ cũng như đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi trước những bệnh dịch nguy hiểm.
Chiều ngày 24/11, đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm quan dự án chăn nuôi dê sữa, dê thịt kết hợp với chế biến quy mô công nghiệp của Công ty CP Giống vật nuôi, cây trồng Đồng Giao tại xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp. Cùng đi có lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo thành phố Tam Điệp.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành Nông nghiệp & PTNT, những ngày này công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đây là biện pháp hữu hiệu để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, ngăn chặn sự bùng phát, lây lan của dịch bệnh, bảo vệ chăn nuôi trong bối cảnh mưa lũ lớn vừa tràn qua Ninh Bình.
Hiện nay, các vùng bị ngập lụt, nước đã cơ bản rút. Tuy nhiên, đây cũng là lúc có nguy cơ cao bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi nếu bà con nông dân cũng như ngành chăn nuôi- thú y và các địa phương không chủ động các biện pháp phòng, chống dịch.
Trong những năm gần đây, huyện Hoa Lư đã có nhiều giải pháp nhằm tạo chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh gắn với chế biến sản phẩm. Khai thác tiềm năng, lợi thế, chú trọng phát triển kinh tế du lịch gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Xác định công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống, ngăn ngừa các loại dịch bệnh, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Từ đầu tháng 3 đến nay, việc tiêm phòng vụ xuân hè đã và đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh, bước đầu đã có chuyển biến tích cực, đảm bảo đúng tiến độ.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, UBND huyện Hoa Lư đã yêu cầu các xã, thị trấn, đơn vị có liên quan tập trung chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho cán bộ thú y cơ sở.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua xã Khánh Vân (huyện Yên Khánh) đã vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Để chủ động phòng, chống, khống chế kịp thời dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, UBND huyện Hoa Lư đã yêu cầu các xã, thị trấn, đơn vị có liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức giao nhiệm vụ cho cán bộ thú y cơ sở; các trưởng thôn, xóm thường xuyên kiểm tra, theo dõi và tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm đến từng hộ chăn nuôi; nhất là nơi có ổ dịch cũ nhằm sớm phát hiện dịch bệnh, kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn để có biện pháp phòng, chống và xử lý kịp thời.
Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, nâng cao giá trị sản xuất, huyện Yên Khánh đang tích cực triển khai các giải pháp theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đến nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc, bước đầu hình thành những mô hình sản xuất an toàn có ứng dụng công nghệ cao, tích cực liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh cơ giới hóa...
Những năm gần đây, hoạt động Khoa học công nghệ trên địa bàn huyện Nho Quan đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những năm qua, xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) đã tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế vườn đồi, trang trại; mở rộng diện tích trồng các loại cây có giá trị, đặc biệt là cây đào phai và cây chè xanh… Nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh xuống còn 4,47% vào cuối năm 2016 theo tiêu chí tiếp cận đa chiều.
Xã Mai Sơn, huyện Yên Mô là một xã thuần nông. Nhiều năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi nên đã xuất hiện nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi.