Đôi điều suy nghĩ về "Tết trồng cây"
Trồng cây gây rừng không chỉ là truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, mà còn là nhiệm vụ mở đầu của một năm mới.
Có 84 kết quả được tìm thấy
Trồng cây gây rừng không chỉ là truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, mà còn là nhiệm vụ mở đầu của một năm mới.
Để lễ hội đầu năm thực sự trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống, những năm qua huyện Yên Khánh đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để vừa gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, vừa bài trừ được các hủ tục lạc hậu. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với với đồng chí Tạ Quang Thao, Trưởng phòng Văn hóa-thông tin huyện Yên Khánh để cùng tìm hiểu về vấn đề này.
Sáng 6/2, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy tổ chức chương trình ngoại khóa "Chào xuân Mậu Tuất 2018" với các hoạt động: tổ chức chuyên đề cấp tỉnh liên môn Hóa -Sinh với chủ đề "Vệ sinh an toàn thực phẩm"; chuỗi các hoạt động vui chơi trong không khí xuân và nét đẹp văn hóa ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Dự buổi lễ có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; đại diện Tỉnh Đoàn; Thành đoàn Ninh Bình; các thầy cô giáo bộ môn Hóa - Sinh trong toàn tỉnh và 1.248 học sinh toàn trường.
Với thông điệp "Giọt máu cho đi, một đời ở lại", phong trào hiến máu tình nguyện đã nhân rộng nghĩa cử cao đẹp của nhân dân về ý thức hiến máu cứu người, phát huy nét đẹp văn hóa người Việt Nam với sự yêu thương, sẻ chia "thương người như thể thương thân" trong cộng đồng.
Nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc Mường, xã Cúc Phương (Nho Quan) đã ra mắt CLB "Hát giao duyên tiếng Mường xã Cúc Phương".
Là phường trung tâm của thành phố Ninh Bình, trong những năm qua, cùng với việc chú trọng phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng diện mạo đô thị xanh, sạch, đẹp, phường Đông Thành còn quan tâm thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công. Đã từ lâu, công tác "Đền ơn, đáp nghĩa" trên địa bàn phường đã trở thành nét đẹp văn hóa, truyền thống, nhận được sự tham gia hưởng ứng của các đoàn thể, hội viên, đoàn viên, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn.
Chăm sóc người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, vừa là trách nhiệm, nghĩa tình của toàn dân. ở tỉnh ta, trong nhiều năm qua, thấm sâu đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể luôn quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Công tác quản lý và thực hiện các chính sách ưu đãi người có công được triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đã trở thành phong trào sâu rộng, nét đẹp văn hóa, phát huy được sức mạnh của cả cộng đồng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với gia đình chính sách, người có công.
Cuối năm 2016, Câu lạc bộ Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Mường được thành lập ở bản Ao Lươn, xã Kỳ Phú (Nho Quan). Hoạt động của CLB đã thu hút đông đảo thành viên tham gia, góp phần lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào và làm đa dạng thêm nền văn hóa nơi đây.
"Thanh minh trong tiết tháng ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh". Thanh minh từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, là dịp để con cháu quây quần, hướng về tổ tiên, ông bà với một lòng thành kính tri ân những người đã khuất. Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, thanh minh ở một số vùng miền vẫn còn những nét chưa đẹp. Câu hỏi đặt ra là làm gì để giữ nét đẹp văn hóa tiết Thanh minh?
Hòa quyện giữa truyền thống và tâm thức, hàng chục năm nay, múa Lân đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa của người dân xóm Gòi, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, múa lân không chỉ được biểu diễn hàng năm tại Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư mà còn không thiếu vắng trong các buổi hội hè, mừng thọ, hội làng trên địa bàn xã và các vùng lân cận.
Những ngày đầu năm mới, cùng với nhiều phong tục cổ truyền, tục xin, cho chữ cũng là một việc làm mang nhiều nét đẹp văn hóa đã và đang được khơi gợi và lưu giữ. Năm nay là năm thứ 6, Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Ban trị sự Hội phật giáo tỉnh tiếp tục thực hiện cho chữ đầu xuân tại Đền thờ Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu (thành phố Ninh Bình) với mong muốn duy trì nét đẹp xin và cho chữ đầu Xuân đồng thời quyên góp tiền ủng hộ cho Quỹ khuyến học của tỉnh.
Đã thành thông lệ, cứ sau kỳ nghỉ vui xuân đón tết cổ truyền của dân tộc, các địa phương trong tỉnh lại đồng loạt ra quân, phát động phong trào tết trồng cây đầu xuân. Không nằm ngoài thông lệ, sau kỳ nghỉ tết Đinh Dậu năm nay, hoạt động đầu tiên của các cấp, các ngành trong tỉnh là trồng cây đầu xuân năm mới. Để hiểu rõ hơn về hoạt động này sau tết cổ truyền của dân tộc, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Dương, Chi cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm.
Qua 3 tháng triển khai thực hiện thí điểm việc tổ chức sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ đầu tuần tại một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã cho thấy ý nghĩa sâu sắc, sức lan tỏa của hình thức sinh hoạt chính trị này đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó góp phần đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đồng thời việc tổ chức sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ đầu tuần còn được xem như nét đẹp văn hóa nơi công sở mỗi dịp đầu tuần, tạo hứng thú, phấn khởi cho một tuần làm việc hiệu quả…
Chào mừng kỷ niệm 34 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2016), cùng với các hoạt động thi đua "dạy tốt học tốt" của các thày cô giáo và học sinh, những ngày qua tại các trường học trên địa bàn tỉnh đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và tinh thần hướng về nét đẹp văn hóa truyền thống "tôn sư trọng đạo" của người Việt Nam.
Xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn, văn minh đô thị là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị, nhằm thực hiện hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, trong đó có Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) "Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa dân tộc, địa phương, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của tỉnh. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI đã xác định: "Phát huy vai trò của văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, thân thiện, hiếu khách. Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững".
Đã thành truyền thống, cứ vào dịp Tết đến xuân sang là người người, nhà nhà lại quan tâm tổ chức các lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ. Đây là truyền thống tốt đẹp từ nghìn đời nay của dân tộc, được các thế hệ người Việt Nam giữ gìn và phát huy với lòng hiếu thảo và tình cảm "Kính lão, trọng già"…
Một mùa xuân mới sắp về. Tết Bính Thân năm nay sẽ đầm ấm hơn với nhiều hộ nghèo của huyện Hoa Lư, khi những món quà đầy tình nghĩa đã được các địa phương chăm lo chu đáo với mục tiêu "Nhà nhà có Tết, người người vui Tết". Tinh thần "tương thân, tương ái", chăm lo cho người nghèo có Tết từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của cán bộ và nhân dân huyện Hoa Lư.
Năm học mới 2015- 2016 đã cận kề. Đây là thời điểm các gia đình chuẩn bị mọi điều kiện cho con em đến trường, trong đó, không thể thiếu việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập. Năm nay, hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Sở Giáo dục và Đào tạo đã có công văn về việc tuyên truyền, vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong cán bộ, giáo viên, các nhà trường và các em học sinh nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp văn hóa trong tiêu dùng của người Việt…
Đối với Huyện đoàn Yên Khánh, cuộc vận động "Cưới văn minh, tiết kiệm" đã được các cấp bộ đoàn trong huyện nghiêm túc triển khai, được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, được các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống và xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh trong lễ cưới. Phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Trịnh Hồng Phong, Phó Bí thư Huyện đoàn Yên Khánh về việc thực hiện cuộc vận động "Cưới văn minh, tiết kiệm".
Xin và cho chữ vào đầu mùa Xuân - nét đẹp văn hóa của người Việt đang dần được khôi phục, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn cho một năm thuận lợi, hạnh phúc và bình an…
Đã thành truyền thống, mỗi độ Tết đến, xuân về, việc lên chùa dâng nén hương thơm, cầu cho bản thân, gia đình sức khỏe, bình an, may mắn và hạnh phúc luôn được nhiều gia đình, cá nhân thực hiện với thành ý tốt đẹp. Lễ chùa đầu năm đã và đang là một phong tục đẹp được nhiều thế hệ gia đình Việt duy trì…
Tục xin chữ, cho chữ - Người Việt Nam từ thời xa xưa đã có tục xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết đến, Xuân sang. Cùng với việc khai bút đầu năm, tục xin chữ và cho chữ trở thành nét đẹp văn hóa người Việt, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ may mắn, cầu một năm Phúc - Lộc - Thọ - Khang…
Đường 2, phố Phúc Thắng (phường Phúc Thành) là tuyến đường đầu tiên trong toàn tỉnh thực hiện việc đổi mới cách treo cờ Tổ quốc. Nếu như trước kia, mỗi gia đình thực hiện việc treo cờ Tổ quốc một cách tự phát, nhà thì treo trên tầng 2, nhà thì treo trên cây, nhà thì treo trước cửa… trông rất rối mắt.
Người Việt Nam từ thời xa xưa đã có tục xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết đến, Xuân sang. Cùng với việc khai bút đầu năm, tục xin chữ và cho chữ trở thành nét đẹp văn hóa người Việt thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ may mắn, cầu một năm Phúc - Lộc - Thọ - Khang…
Người Việt Nam ta từ xưa đã có tục xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết đến, Xuân sang. Cùng với việc khai bút đầu năm, tục xin chữ và cho chữ trở thành nét đẹp văn hóa người Việt, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn một năm mới an khang, thịnh vượng.