Ninh Bình cấy được gần 6.000 ha lúa xuân
Theo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, đến ngày 4-2, các địa phương trong tỉnh đã làm đất được 40.339,5 ha trong tổng số 40.759,5 ha KH gieo cấy lúa đông xuân, đạt 99%.
Có 1.163 kết quả được tìm thấy
Theo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, đến ngày 4-2, các địa phương trong tỉnh đã làm đất được 40.339,5 ha trong tổng số 40.759,5 ha KH gieo cấy lúa đông xuân, đạt 99%.
Cùng với việc tích cực gieo cấy lúa đông xuân, các địa phương trong tỉnh Ninh Bình cũng đã đẩy nhanh tiến độ trồng cây màu vụ xuân.
Vụ đông xuân năm nay, huyện Nho Quan phấn đấu gieo cấy hơn 6000 ha lúa, với cơ cấu chủ yếu nhóm xuân muộn. Trước Tết nguyên đán, toàn huyện đã cơ bản cấy xong diện tích lúa ở vùng ngoài đê, phấn đấu thu hoạch trước lũ tiểu mãn.
Đồng chí Nguyễn Văn Lanh, Chánh văn phòng UBND huyện Gia Viễn cho biết: Đến ngày 30-1, toàn huyện đã làm đất được 6.750 ha trong tổng số 6.900 ha dự kiến gieo cấy lúa đông xuân.
Khoảng 7 năm về trước vùng đất ngã ba Gián Khẩu chỉ là vùng đồng chiêm trũng cấy hai vụ lúa. Với chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hấp dẫn của tỉnh Ninh Bình đã thu hút 16 DN trong và ngoài nước đến đầu tư. Giờ đây, Gián Khẩu hiện lên với một diện mạo mới của một KCN phát triển.
Theo lịch can chi của phương Đông thì chu kỳ khép kín với 12 con số, số thứ hai là Sửu tượng trưng bằng con trâu. Trâu là con vật được thuần hóa. Với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, trâu được người nông dân coi như bạn thân.
Năm 2008, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã cung ứng trên 30 tấn thuốc BVTV, chủ yếu là thuốc Bassa, Sutin, Tango, Ofatox… phục vụ bà con nông dân tỉnh Ninh Bình phun trừ kịp thời cho sâu bệnh hại lúa và hoa màu.
Vụ đông xuân 2009, thị xã Tam Điệp gieo cấy 835,43 ha lúa, trong đó có 667,11 ha làm lúa tái sinh. Với phương châm giảm trà xuân sớm, tăng trà xuân muộn, đảm bảo tỷ lệ lúa lai thích hợp, thị xã thực hiện gieo cấy 400 ha lúa lai cao sản theo đề án hỗ trợ phát triển diện tích lúa lai cao sản đến hết vụ đông xuân 2010-2011.
Hình ảnh anh bộ đội trong những ngày lũ lụt, buổi gặt lúa, dỡ nhà giúp dân... để lại trong lòng người dân Nho Quan nhiều ấn tượng đẹp về anh bộ đội Cụ Hồ trong thời bình, tỏa sáng tình cảm "Quân với dân như cá với nước".
Những năm gần đây, diện tích cây lương thực có hạt đang có xu thế giảm dần, tuy nhiên sản lượng lương thực vẫn tăng. Thực tế này thể hiện rõ nhất đối với sản xuất lúa.
Mục tiêu chung của vụ đông xuân 2008-2009 là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Vụ đông xuân 2008-2009, toàn tỉnh Ninh Bình phấn đấu gieo cấy 40.759 ha lúa.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về giống lúa cho nông dân trong vụ lúa đông xuân, Công ty cổ phần giống cây trồng con nuôi Ninh Bình đã sản xuất và cung ứng trên 400 tấn giống lúa các loại đáp ứng đủ nhu cầu về giống cho vụ sản xuất đông xuân..
Theo thông báo của Cục thống kê tỉnh, vụ lúa mùa năm 2008 của tỉnh mặc dù bị ảnh hưởng của mưa lũ làm ngập úng 6500 ha, trong tổng số 39.324 ha gieo cấy, nhưng năng suất lúa bình quân toàn tỉnh vẫn đạt 53,1 tạ/ha với sản lượng đạt 208.806 tấn.
Theo ước tính sơ bộ, đợt mưa lớn đầu tháng 11 vừa qua đã gây thiệt hại cho huyện Kim Sơn đã làm hàng nghìn ha lúa mùa của huyện bị ngập úng, thiệt hại cả về năng suất, sản lượng và chất lượng.
Đợt mưa lũ vừa qua, gia đình chị Trần Thị Tho ở xóm 11, xã Kim Định (huyện Kim Sơn) có 4 sào lúa nếp đã đến kỳ thu hoạch bị ngập nước. Chị chỉ có một mình nên việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn.
Tháng 10/2008, hàng chục nông dân khắp miệt ĐBSCL khăn gói đến miệt biển huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) tìm chủ nhân của sáng chế giàn phun thuốc diệt rầy để đặt hàng mua máy.
Không chỉ bà con nông dân thuộc 7 xã vùng phân lũ, xả lũ huyện Nho Quan bị ảnh hưởng nặng do mưa lũ mà tại huyện Yên Khánh, khắp các cánh đồng, nhiều diện tích lúa mùa chưa gặt, cây vụ đông mới trồng bị ngập trắng.
Những ngày cuối tháng 10, trong khi nhiều địa phương đã chuyển trọng tâm sang trồng cây vụ đông thì nông dân xã Gia Lạc (Gia Viễn) mới đang khẩn trương thu hoạch lúa mùa.
Đến ngày 15-10, toàn tỉnh Ninh Bình đã thu hoạch được 24.718 ha lúa mùa (bằng 62,9% tổng diện tích), năng suất bình quân ước đạt 55,76 tạ/ha.
Kim Sơn là huyện đứng đầu của tỉnh Ninh Bình về năng suất lúa. Ngoài điều kiện tự nhiên thuận lợi, Kim Sơn đã quan tâm đến việc chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ.
Thời điểm những ngày đầu tháng 10, nhân dân các xã vùng hữu Gia Viễn đang khẩn trương, tất bật thu hoạch lúa mùa, triển khai làm vụ đông. Với những gia đình nghèo, niềm vui còn được nhân lên khi có bàn tay trợ giúp từ cộng đồng để dựng nên những ngôi nhà mới.
Cách đây gần chục năm, vùng đất bãi bồi ven biển của huyện Kim Sơn chỉ là những cánh đồng trồng cói và lúa không mấy hiệu quả. Thực hiện dồn điền, đổi thửa, vùng đất được chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Từ đó, cuộc sống của người nông dân bắt đầu đổi thay, họ đã thoát nghèo.
Sáng 4-10, tại UBND xã Quảng Lạc (Nho Quan), Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả đề tài "Xây dựng cánh đồng lúa chất lượng cao đạt giá trị thu hoạch 50 triệu đồng/ha/năm" và hiệu quả của việc sử dụng phân bón NPK Ninh Bình chuyên dùng cho lúa.
Để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa, tránh lụt bão, giải phóng đất làm vụ đông, những ngày qua huyện Gia Viễn đã tích cực đôn đốc các khối đoàn thể cùng bà con nông dân, học sinh được nghỉ học khẩn trương xuống đồng thu hoạch lúa mùa.