Ninh Bình thu hoạch trên 6.500 ha lúa mùa
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Bình, tính đến đầu tháng 10, toàn tỉnh Ninh Bình có 37.488,9/39.324 ha lúa mùa đã trỗ bông, chiếm 95,3% diện tích gieo cấy.
Có 1.163 kết quả được tìm thấy
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Bình, tính đến đầu tháng 10, toàn tỉnh Ninh Bình có 37.488,9/39.324 ha lúa mùa đã trỗ bông, chiếm 95,3% diện tích gieo cấy.
Hơn một tuần qua, tỉnh Ninh Bình chịu ảnh hưởng liên tiếp của cơn bão số 6 và số 7. Để chủ động đối phó với thiên tai, Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh đã có công điện chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương huy động lực lượng xuống đồng thu hoạch lúa mùa đã chín và triển khai các phương án sẵn sàng đối phó với mưa úng.
Việc CCB Nguyễn Văn Tam, thôn Vân Trình, xã Thượng Hòa (Nho Quan) và 2 CCB khác cùng nhau phát triển kinh tế theo công thức " mô hình lúa-cá" cho hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người thán phục
Trong thời điểm hiện nay, vấn đề an ninh lương thực (ANLT) đang được không chỉ Việt Nam mà trên thế giới thường xuyên quan tâm do giá cả lương thực ngày càng tăng cao..
Chủ động đối phó với cơn bão số 6, huyện Nho Quan và Gia Viễn đang khẩn trương thu hoạch lúa mùa đã chín và triển khai các phương án sẵn sàng đối phó với thiên tai.
Ngày 23/9, UBND tỉnh Ninh Bình tham quan đánh giá mô hình sản xuất lúa cao sản tại xã Khánh Cường (Yên Khánh).
Trong những ngày tháng 9, thời tiết rất thuận lợi cho lúa mùa làm đòng, trỗ bông, phơi màu, đồng thời cũng là điều kiện thích hợp cho một số đối tượng sâu phát sinh và gây hại cho lúa mùa.
Những ngày tháng 9, cùng với việc đảm bảo nguồn nước phục vụ cho lúa mùa làm đòng, trỗ bông, Công ty khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ máy bơm, vật tư dự phòng sẵn sàng cho phương án chống úng bảo vệ lúa, hoa màu vụ mùa.
Vụ mùa năm 2008, Công ty TNHH vật tư nông nghiệp Hồng Quang (thị trấn Ninh -Yên Khánh) đã đưa một số giống mới như Phú ưu 1, Phú ưu 978, Hòa gia 22… vào thử nghiệm tại 1 số xã của huyện Nho Quan.
Ngày 14-4-2006, Nghị quyết số 03-NQ/TU đã ban hành và xác định: Cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước đột phá về phát triển vụ đông, trọng tâm là mở rộng diện tích vụ đông trên đất 2 lúa.
Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm cao thuận lợi cho lúa sinh trưởng và phát triển nhưng cũng là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh phát sinh gây hại trên đồng ruộng.
Sau bao năm, nay tôi mới có dịp trở lại xã Gia Thịnh (huyện Gia Viễn), vùng quê đang trên đường đổi mới. Đi trên những con đường bê tông trải dài, hai bên là cánh đồng lúa đang vào kỳ chắc hạt, khung cảnh làng quê thật thanh bình, yên ả.
Vụ mùa năm nay, huyện Hoa Lư gieo cấy 2.904 ha, trong đó diện tích mùa sớm là 1.037 ha. Những giống lúa chủ lực được đưa vào gieo cấy trên địa bàn vẫn là Tạp Giao, chiếm khoảng 50% diện tích, còn lại là VD 8, LT2, lúa thơm...
Vụ mùa 2008, tỉnh Ninh Bình gieo cấy trên 38.000 ha lúa. Nhìn chung, lúa mùa đang sinh trưởng và phát triển khá tốt, tương đối đều: Trà mùa sớm đang trong giai đoạn đòng già - trỗ bông; trà mùa trung đang phân hóa đòng và ôm đòng; trà mùa muộn đang đẻ nhánh rộ.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, loại lúa dùng làm gạo 5% tấm hiện đang có giá 5.100 đồng/kg, loại làm gạo 15% tấm và 25% tấm có giá từ 4.700 - 4.800 đồng/kg.
Vụ mùa 2008, huyện Kim Sơn cấy 7.600 ha lúa với cơ cấu mùa sớm 10 - 15% diện tích; mùa trung 65 - 70% diện tích; mùa muộn 20 - 25% diện tích. Cơ cấu giống và phương thức gieo cấy vụ mùa năm nay có nhiều đổi mới với diện tích lúa đặc sản gồm các giống tám, nếp, dự chiếm từ 20 - 25 %.
Theo Sở Nông nghiệp & PTNT, đến trung tuần tháng 8, tỉnh Ninh Bình có 5.970 ha lúa mùa bị nhiễm sâu bệnh, trong đó diện tích nhiễm sâu đục thân 2 chấm là 3.270 ha, nhiễm sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 là 2.150 ha, nhiễm bệnh khô vằn là 550 ha.
Đến trung tuần tháng 8, nông dân trong tỉnh đã thực hiện chăm sóc đợt 2 cho 27.436 ha lúa mùa, đạt 71,8% diện tích.
Vụ mùa 2008, huyện Nho Quan đã gieo cấy được 5.700 ha lúa mùa (đạt 100% so với kế hoạch đề ra, tăng 40 ha so với vụ mùa năm 2007). Ngay từ đầu vụ, Huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tổ chức sản xuất... đảm bảo kế hoạch đề ra.
Năm 2007, mặc dù bị ảnh hưởng của bão, lũ... nhiều diện tích cây đông bị mất trắng, hoặc phải trồng đi, trồng lại... nhưng toàn tỉnh Ninh Bình vẫn trồng được 16.220ha cây vụ đông các loại, trong đó có 10.834ha trên đất 2 lúa, 2.438ha trên đất lúa màu và 2.947ha trên đất màu.
Sáng 5-8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức khai trương trang web về ngân hàng kiến thức trồng lúa bằng tiếng Việt, có địa chỉ www.caylua.vn.
Vụ mùa năm nay mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết làm ảnh hưởng đến tiến độ và thời vụ gieo cấy nhưng với sự nỗ lực cao của chính quyền và nhân dân trong huyện, đến ngày 15/7 Yên Mô đã cơ bản cấy xong 6.636 ha lúa, đạt 104,1% kế hoạch.
Hiện nay huyện Gia Viễn đang chỉ đạo nông dân các xã tích cực chăm sóc lúa mùa để lúa sinh trưởng và phát triển tốt..
"Nếu nông dân tích tụ được nhiều đất lúa thì hoàn toàn có thể làm giàu, một năm họ có thể lời vài ba trăm triệu đồng là bình thường. Cái chính là diện tích đất của chúng ta quá ít, nếu chỉ có làm lúa không thì thu nhập thấp", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng trao đổi bên hành lang phiên họp UBTVQH.
Bên cạnh niềm vui được mùa lúa thì vẫn còn hàng trăm hộ dân trồng cói của huyện Kim Sơn, Yên Mô "mất mùa riêng" do giá cói xuống quá thấp. Trong khi chi phí cho 1 ha trồng cói ước tính là hơn 23 triệu đồng; nhưng với năng suất cói vụ đông xuân đạt 77 tạ/ha và giá cói trên thị trường hiện nay khoảng 1.600 đồng/kg thì người trồng cói sẽ bị thua lỗ khoảng 10 triệu đồng/ha.