Làm giàu từ mô hình VAC tổng hợp
Nhắc đến anh Nguyễn Văn Ngọc, hội viên nông dân xã Gia Phương (Gia Viễn), mọi người trong xã đều biết đến với tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương bằng mô hình VAC hiệu quả.
Có 71 kết quả được tìm thấy
Nhắc đến anh Nguyễn Văn Ngọc, hội viên nông dân xã Gia Phương (Gia Viễn), mọi người trong xã đều biết đến với tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương bằng mô hình VAC hiệu quả.
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, ông Ngô Văn Hòa, cựu chiến binh xóm 4, thôn Đồng Phú, xã Khánh Thượng (huyện Yên Mô) đã thành công từ mô hình nuôi chim cút, trở thành tấm gương điển hình trong phong trào thi đua CCB gương mẫu, sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương.
Bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Khánh Thành cũng như các xã khác trên địa bàn huyện Yên Khánh có nhiều khó khăn, thách thức: Nhận thức ban đầu về XDNTM chưa đầy đủ; cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn còn thiếu thốn, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp... Nhưng bằng sự đồng thuận, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành; sự mạnh dạn dám nghĩ, dám làm của Đảng ủy, UBND xã... sau 3 năm thực hiện chương trình, Khánh Thành đã "về đích" nông thôn mới.
Bước vào đời từ hai bàn tay trắng song với khát vọng vươn lên làm giàu ở ngay chính mảnh đất quê hương mình, thanh niên trẻ Nguyễn Văn Hà ở xóm 9, xã Hồi Ninh (huyện Kim Sơn) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp. Tinh thần dám nghĩ, dám làm ấy của anh Hà đã được đền đáp xứng đáng. Mỗi năm, thu nhập từ trang trại mang lại cho anh Hà khoản lợi nhuận trên 200 triệu đồng. Hơn thế, anh Hà đã trở thành tấm gương tiêu biểu về nghị lực vượt khó cho giới trẻ ở quê nhà.
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, chị Lương Thị Minh (ảnh) ở thôn 2, xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) đang bước đầu phát triển thành công mô hình kinh tế hộ gia đình với 2 loại hình sản xuất chính là chăn nuôi gà thịt, gà đẻ trứng và trồng hàng trăm gốc hòe - một loại cây trồng mới tại địa phương…
Hơn một năm miệt mài nghiên cứu và mày mò thực hiện, cuối cùng chiếc máy cấy không động cơ do Phạm Xuân Cường, một thợ cơ khí trẻ tuổi quê ở xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư đã ra đời. Không chỉ giúp bà con vơi bớt nhọc nhằn, tiết kiệm nhân lực trong mỗi vụ cấy, chiếc máy cấy còn là minh chứng cho tinh thần say mê sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của một chàng trai nông thôn.
Năng động, dám nghĩ, dám làm, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Trần Văn Tuyên, Phó Bí thư Chi đoàn phố Thượng Đông, thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh) đã khẳng định mình trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, là tấm gương tiêu biểu, nguồn động viên lớn "tiếp lửa" cho những thanh niên có khát vọng làm giàu trên chính quê hương mình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Về Hợp Tiến (xã Khánh Nhạc, Yên Khánh), chúng tôi được nghe kể nhiều về người chủ nhiệm HTX năng động, dám nghĩ, dám làm. Đó là ông Hoàng Anh Tuấn, người đã có công đưa HTX Hợp Tiến phát triển mạnh như ngày hôm nay.
Bình Minh là thị trấn nằm ở vùng bãi ngang thuộc dải đất lấn biển Kim Sơn, cách trung tâm huyện khoảng 15 km. Tuy còn gặp không ít khó khăn, thách thức của một vùng đất mới nhưng nhờ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, đặc biệt không ít đảng viên đã dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đi tiên phong trong việc mới, việc khó ở địa phương nên đã góp phần thay đổi diện mạo của thị trấn cũng như đời sống của nhân dân. Nếu như cách đây 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn là hơn 10% thì nay chỉ còn 3,08%, thu nhập bình quân đầu người hiện là 21 triệu đồng/năm trong khi mục tiêu đề ra chỉ là 12 triệu đồng/năm…
Từ những người nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm suốt tháng chỉ biết "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" nhưng nhờ ý chí, tinh thần dám nghĩ, dám làm mà họ đã biến những vùng đất khô cằn nở hoa, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình.
Chị Bùi Thị Lưu, Trưởng thôn Ngọc, xã Thạch Bình (Nho Quan) vinh dự được chọn là đại biểu của địa phương tham gia Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình lần thứ II năm 2014. Với kinh nghiệm 8 năm làm trưởng thôn, chị Lưu chia sẻ: Chúng tôi không ngại vất vả, khó khăn để từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, nhưng ở đây không phải chỉ nói cho bà con hiểu mà còn cần phải làm cho bà con tin.
Nhắc đến ông Vũ Tiến Lợi ở thôn 7A Đông, xã Cồn Thoi (huyện Kim Sơn), nhiều người đều có chung nhận xét: đó là một nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, dám nghĩ, dám làm và gương mẫu về mọi mặt.
Lắng nghe những chia sẻ về công việc, về gia đình của chị Hoa Kim Dung, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hùng Dung (phường Tây Sơn- thị xã Tam Điệp) điều lắng đọng trong chúng tôi là sự cảm phục về ý chí vươn lên, tinh thần dám nghĩ, dám làm của một nữ doanh nhân.
Trong những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã thu hút sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo nông dân. Từ năm 2009 đến nay, số hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi ngày một tăng. Phong trào đã xuất hiện một lớp nông dân mới dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo.
Thực tế hiện nay, trong khi nhiều thanh niên phải rời quê lên các thành phố lớn, các khu, cụm công nghiệp để tìm việc làm thì còn khá nhiều bạn trẻ với ý chí, nghị lực của tuổi trẻ đã khắc phục khó khăn, dám nghĩ dám làm, quyết tâm lập thân, lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn giúp nhiều người khác vượt khó, góp công, góp sức xây dựng quê hương, đất nước...
Năng động, dám nghĩ, dám làm, nhạy bén và tháo vát là những ấn tượng khi tiếp xúc với nữ Giám đốc Trần Thị Hồng Lĩnh (Công ty TNHH giấy vở Hồng Điệp).
Con đường đá cấp phối đưa chúng tôi đến bản Vóng (xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan), nơi có gia đình ông Đinh Văn Lưu được nhiều người biết đến là "người cán bộ Mường dám nghĩ, dám làm".
Đó là anh Nguyễn Văn Dương, xã Gia Hòa (Gia Viễn) năm nay vừa tròn 30 tuổi với mô hình trang trại nuôi ba ba kết hợp với thả cá, nuôi nhím được nhân dân trong vùng đánh giá là tuổi trẻ "dám nghĩ, dám làm".
Có dịp về Yên Khánh, chúng tôi nhận thấy sự phát triển nhanh của nghề tiểu thủ công nghiệp nơi đây. Đồng chí Trương Đức Lộc, Bí thư Huyện ủy Yên Khánh cho biết: "Nghề tiểu thủ công đã mang lại cho Yên Khánh một sắc diện mới. Có được kết quả đó phải kể đến vai trò tiền phong, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, đảng viên trong triển khai sáng tạo, có hiệu quả Nghị quyết 04 về đẩy mạnh trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ".
Vào khu Thung Chuối, thôn Bình Khê, xã Ninh Nhất (Tp Ninh Bình) có anh Phạm Viết Hời là người "dám nghĩ, dám làm", mạnh dạn đầu tư, cải tạo đất lập trang trại cho hiệu quả kinh tế.
"Là thanh niên phải có tinh thần dám nghĩ, dám làm thì mới thoát khỏi được cái đói, cái nghèo...", đó là lời tâm sự của Đinh Văn Khoa, một thanh niên tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của xã Yên Sơn (thị xã Tam Điệp).