Logo

    Tìm kiếm: đất nông nghiệp

    65 kết quả được tìm thấy

    Hiệu quả từ tích tụ ruộng đất ở xã Yên Đồng

    Hiệu quả từ tích tụ ruộng đất ở xã Yên Đồng

    Nông nghiệp-

    Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, thời gian qua, xã Yên Đồng (Yên Mô) đã triển khai kế hoạch tái sản xuất nông nghiệp, trong đó coi trọng việc tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất gắn với thị trường làm cơ sở mở rộng và đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết giữa nông dân - HTX với doanh nghiệp, tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn xã đã hình thành nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây ăn quả, mô hình kinh tế tổng hợp, đem lại hiệu quả cao trên diện tích canh tác.

    Yên Thái: Kết quả bước đầu thực hiện đề án sản xuất nông nghiệp an toàn vệ sinh thực phẩm

    Yên Thái: Kết quả bước đầu thực hiện đề án sản xuất nông nghiệp an toàn vệ sinh thực phẩm

    Nông nghiệp-

    Yên Thái (Yên Mô) là xã có địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp, độ dốc cao. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 963,87 ha, trong đó đất nông nghiệp là 684,4 ha. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 1.186 ha; trong đó cây lúa là 876,2 ha, chiếm 73,9%; diện tích cây vụ đông hàng năm có trên 216 ha, chiếm 18,2%. Diện tích cây trồng vụ đông xuân khoảng 474,7 ha, trong đó: Cây lúa có trên 428 ha, cây màu gần 50 ha.

    Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Ninh Bình: Mở rộng cánh cửa cho người lao động

    Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Ninh Bình: Mở rộng cánh cửa cho người lao động

    Kinh tế-

    Trong 2 ngày 5 và 6/7, tại kỳ họp thứ năm, HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XIV đã thông qua Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Ninh Bình với mục tiêu phấn đấu mỗi năm hỗ trợ đưa 1.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có 400 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, hộ có hoàn cảnh khó khăn và hộ thuộc địa bàn 55 xã đặc thù của tỉnh. Đề án đã mở thêm cơ hội cho nhiều đối tượng có nhu cầu tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động, nhất là những hộ khó khăn, thiếu vốn nhằm từng bước ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

    Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp để phát triển sản xuất hàng hóa

    Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp để phát triển sản xuất hàng hóa

    Nông nghiệp-

    Những năm gần đây để phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh ta đã có nhiều giải pháp như: dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất.... Đặc biệt trong công tác dồn điền, đổi thửa đã đạt được những kết quả tích cực, đến nay toàn tỉnh có 96/110 xã đã hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa với diện tích thực hiện trên 33.500 ha, bình quân từ 1-2 thửa/hộ.

    Gia Sinh tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế

    Gia Sinh tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế

    Kinh tế-

    Trước đây, xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn) có trên 300 ha đất nông nghiệp. Sau khi thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển du lịch, hiện nay diện tích đất nông nghiệp của xã chỉ còn khoảng 100 ha. Biến khó khăn thành lợi thế, địa phương đã chủ động, linh hoạt trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất, nhờ vậy, đời sống của bà con nhân dân có bước phát triển vượt bậc với tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,1%, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm gần 50%, cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

    Hoa Lư sẵn sàng cho công tác phòng, chống thiên tai

    Hoa Lư sẵn sàng cho công tác phòng, chống thiên tai

    Kinh tế-

    Hoa Lư là huyện bán sơn địa của tỉnh, có 11 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 10 xã) với tổng diện tích tự nhiên là 10.348,7ha, trong đó có 6581,9 ha đất nông nghiệp. Với vị trí địa lý nằm kề cận với thành phố Ninh Bình nên hệ thống công trình phòng chống thiên tai (PCTT): Đê điều, kênh mương tưới tiêu, đường giao thông, kè, cống... trong nhiều năm qua đã được đầu tư nâng cấp, phục vụ tích cực cho sản xuất, dân sinh của nhân dân địa phương.

    Đồng Phong không để đất bỏ hoang

    Đồng Phong không để đất bỏ hoang

    Nông nghiệp-

    Khi những nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều theo đó là lao động nông thôn ngày càng khan hiếm dẫn đến tình trạng nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Trong khi một số địa phương còn đang lúng túng tìm giải pháp khắc phục thì tại xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, Đảng ủy, chính quyền xã đã có cách làm sáng tạo để ruộng không bị bỏ hoang, phục vụ phát triển trồng trọt, chăn nuôi tăng giá trị trên một đơn vị canh tác.

    Đồng Phong: Tích tụ ruộng đất mở hướng cho vùng sản xuất tập trung

    Đồng Phong: Tích tụ ruộng đất mở hướng cho vùng sản xuất tập trung

    Nông nghiệp-

    Nhằm thu hút các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vốn, đưa máy móc thiết bị và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến bao tiêu sản phẩm, xã Đồng Phong (huyện Nho Quan) đã xây dựng Đề án tích tụ đất nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất tập trung", qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững ở địa phương.

    Kim Sơn: Dồn điền, đổi thửa tạo động lực cho kinh tế nông nghiệp phát triển

    Kim Sơn: Dồn điền, đổi thửa tạo động lực cho kinh tế nông nghiệp phát triển

    Nông nghiệp-

    Huyện Kim Sơn hiện có gần 14 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó, diện tích đất trồng lúa trên 8.300 ha, đất nuôi trồng thủy sản 3.900 ha. Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Kim Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, nạo vét kênh mương, làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng. Đến nay, cơ bản các xã đã thực hiện xong công tác trên.

    Quy định mới về miễn thuế đất nông nghiệp

    Quy định mới về miễn thuế đất nông nghiệp

    Kinh tế-

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

    Khánh Thủy tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Khánh Thủy tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Nông nghiệp-

    Xã Khánh Thủy (Yên Khánh) có tổng diện tích tự nhiên 755,37 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 514,54 ha, nên có tiềm năng và thế mạnh để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay toàn xã có khoảng 30 ha diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả, nhân dân không thiết tha trong việc trồng lúa, đã có nhiều hộ dân trả ruộng 5%.

    Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020

    Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020

    Thời sự-

    Ngày 8/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Cũng trong ngày, các đại biểu tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật Thủy lợi và dự án Luật Du lịch (sửa đổi).

    Đổi thay trên quê hương Ninh Khang

    Đổi thay trên quê hương Ninh Khang

    Kinh tế-

    Ninh Khang là xã đồng bằng thuộc phía Đông Nam huyện Hoa Lư, có tổng diện tích đất tự nhiên 739,02 ha, trong đó đất nông nghiệp 452,86 ha. Toàn xã có 2.391 hộ, 7.621 khẩu. Xã có các tuyến đường 1A, đường du lịch Bái Đính - Kim Sơn đi qua; lại nằm ở ven dòng sông Đáy rất thuận lợi cho cả giao thông thủy và bộ... có ưu thế trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp. Ninh Khang là xã giàu truyền thống cách mạng; nhân dân cần cù, chịu khó, có truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, luôn tin tưởng, ủng hộ, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới".

    Ninh Xuân nỗ lực về đích nông thôn mới

    Ninh Xuân nỗ lực về đích nông thôn mới

    Nông nghiệp-

    Ninh Xuân là xã miền núi của huyện Hoa Lư có địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi; diện tích đất nông nghiệp thấp, trũng, thường xuyên úng ngập..., ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân cũng như phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Là xã thuộc vùng lõi Khu di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An nên xã không được đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn xây dựng nông thôn mới. Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Ninh Xuân gặp nhiều khó khăn, mới đạt 4 tiêu chí, gồm: Điện, bưu điện, hệ thống chính trị và An ninh trật tự xã hội.

    Hiệu quả từ mô hình trồng cây trạch tả

    Hiệu quả từ mô hình trồng cây trạch tả

    Kinh tế-

    Chính Tâm (Kim Sơn) là xã thuần nông, có gần 200 ha đất nông nghiệp. Những năm trước đây, thu nhập của người dân chủ yếu từ cây lúa, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống, Chính Tâm đã tìm tòi và đưa vào trồng cây trạch tả - một cây thuốc nam có hiệu quả kinh tế cao.

    Tháo gỡ khó khăn trong việc cấp sổ đỏ sau dồn điền, đổi thửa

    Tháo gỡ khó khăn trong việc cấp sổ đỏ sau dồn điền, đổi thửa

    Kinh tế-

    Từ năm 2013 đến nay, các huyện, thành phố trong tỉnh đã tích cực vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) nhằm khắc phục tình trạng manh mún về đất nông nghiệp, tạo cơ hội cho nông dân giảm chi phí sản xuất, làm giàu từ đồng ruộng. Tuy nhiên, đến nay tại hầu hết các địa phương, việc đo đạc, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, đặc biệt là việc cấp đổi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) vẫn chưa được thực hiện.

    Kết quả bước đầu của mô hình lúa- cá ở Hoa Lư

    Kết quả bước đầu của mô hình lúa- cá ở Hoa Lư

    Kinh tế-

    Trên địa bàn huyện Hoa Lư, diện tích đất nông nghiệp ở một số xã của huyện nằm trong vành đai đê bảo vệ của các con sông, từ tháng 7 đến tháng 10 thường xuyên chịu tác động của mưa lũ, mực nước dâng cao dễ gây nên ngập úng trên diện rộng.

    Giá đất mới cao nhất 162 triệu đồng/m2

    Giá đất mới cao nhất 162 triệu đồng/m2

    Tư liệu văn kiện-

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định khung giá đối với từng loại đất, theo từng vùng quy định tại Điều 113 của Luật Đất đai. Theo Nghị định, khung giá đất gồm 2 nhóm: Nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp.

    Thành phố Ninh Bình khai giảng các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn

    Thành phố Ninh Bình khai giảng các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn

    Thành phố Hoa Lư-

    Nhằm thực hiện chương trình mục tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn thành phố, Trung tâm dạy nghề thành phố Ninh Bình vừa tổ chức khai giảng các lớp dạy nghề cho các đối tượng lao động thuộc các xã, phường làm nghề nông, vùng bị thu hồi đất nông nghiệp.

    Khánh Thịnh khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

    Khánh Thịnh khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

    Nông nghiệp-

    Khánh Thịnh (Yên Mô) là một xã nghèo, thuần nông với diện tích tự nhiên 423,4 ha, 1292 hộ, 4018 nhân khẩu. Toàn xã có 308,3 ha đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa là 289,9 ha…nên ngành nghề chính của người dân nơi đây là canh tác lúa nước. Ngoài ra còn có thêm một số nghề khác như: nề, vặn cún rơm, cói bèo…nhưng quy mô nhỏ.

    Năng lượng tái tạo và mô hình sử dụng hầm khí sinh học tại Ninh Bình

    Năng lượng tái tạo và mô hình sử dụng hầm khí sinh học tại Ninh Bình

    Công nghiệp-

    Khủng hoảng năng lượng là vấn đề lớn mà cả Việt Nam và thế giới đang phải đối mặt, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế dần nhiên liệu hóa thạch. Không nằm ngoài dòng chảy đó, tỉnh Ninh Bình cũng cần nhanh chóng định hướng và xây dựng lộ trình phát triển năng lượng tái tạo, Đối với tỉnh Ninh Bình tiềm năng phát triển năng lượng sinh học (NLSH) là rõ ràng nhất do Ninh Bình có diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp tương đối lớn, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tự nhiên khác rất phù hợp.

    Kim Sơn, công tác thu ngân sách đã về đích

    Kim Sơn, công tác thu ngân sách đã về đích

    Kinh tế-

    Năm 2013, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Kim Sơn đạt 80 tỷ 590 triệu đồng, đạt 100,6% dự toán thu ngân sách HĐND tỉnh giao; trong đó thu từ thuế, phí, lệ phí và thu khác là 55 tỷ 600 triệu đồng, đạt 93% dự toán, bằng 97% so với năm trước; thu tiền sử dụng đất là 25 tỷ đồng, đạt 125% dự toán, tăng 23% so với năm 2012. Có 10/11 chỉ tiêu thu hoàn thành vượt dự toán được giao là: thu thuế thu nhập cá nhân đạt 109%; thu từ xổ số kiến thiết đạt 100%; thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 126%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 103%; thu tiền thuê đất đạt 120%; thu lệ phí trước bạ đạt 123%; thu phí, lệ phí đạt 362%; thu khác ngân sách đạt 217%; các khoản thu tại xã đạt 112%; thu tiền sử dụng đất đạt 125%.

    Nho Quan đào tạo nghề sát với nhu cầu lao động

    Nho Quan đào tạo nghề sát với nhu cầu lao động

    Văn Hóa-

    Đào tạo nghề cho lao động địa phương, nhất là lao động vùng nông thôn, lao động thuộc các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp luôn được các cấp, các ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh quan tâm, trong đó có huyện Nho Quan.

    Xã Ninh Nhất: Sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội

    Xã Ninh Nhất: Sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội

    Kinh tế-

    Ninh Nhất là xã miền núi của thành phố Ninh Bình với trên 6.000 nhân khẩu, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây tốc độ đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, ngành nghề phát triển chậm, do đó vấn đề vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo là rất cần thiết. Được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), người dân trong xã đã được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

    Kinh nghiệm trong công tác dồn điền, đổi thửa ở Yên Khánh

    Kinh nghiệm trong công tác dồn điền, đổi thửa ở Yên Khánh

    Kinh tế-

    Để tạo ra các ô thửa lớn, vùng sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân và thực hiện xây dựng nông thôn mới, năm 2012 huyện Yên Khánh đã chỉ đạo 2 xã Khánh Nhạc, Khánh Thành triển khai làm điểm về dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp gắn với chỉnh trang đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long