Câu lạc bộ Đại điền Ninh Bình quy tụ 700 ha đất nông nghiệp
Sau một thời gian ngắn thành lập và hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Đại điền Ninh Bình đã có 42 thành viên đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn, quy tụ được tổng diện tích sản xuất 700 ha.
Có 65 kết quả được tìm thấy
Sau một thời gian ngắn thành lập và hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Đại điền Ninh Bình đã có 42 thành viên đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn, quy tụ được tổng diện tích sản xuất 700 ha.
Luật Đất đai (sửa đổi) đã đưa ra nhiều chính sách mới trong sử dụng, quản lý đất nông nghiệp như: Mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền đất nông nghiệp, người sử dụng đất nông nghiệp được kết hợp với thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu...
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và UBND tỉnh, Công an tỉnh đã thành lập đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng; phòng cháy, chữa cháy; quản lý, sử dụng điện, sử dụng đất đối với các công trình xây dựng tạm, cơ sở thu mua phế liệu; công trình xây dựng không phép, sai phép trên đất dự án, đất nông nghiệp, khu vực bị thu hồi, hành lang bảo vệ đường sắt, lưới điện cao thế, đê, rừng trên địa bàn tỉnh.
Cho phép mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất và các quy định về tập trung đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp… là những điểm nhấn nổi bật của Luật Đất đai 2024.
Trước hết, tôi đánh giá cao và cơ bản đồng tình, nhất trí với nội dung của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Dự thảo Luật đã khắc phục được những bất cập và vướng mắc trong quá trình thi hành trong thực tế của Luật Đất đai năm 2013.
Thực tế sản xuất nông nghiệp hiện nay đang rất nhỏ lẻ, manh mún, gây khó khăn trong chỉ đạo điều hành sản xuất của HTX cũng như việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Trong khi đó, lực lượng lao động nông thôn có xu hướng chuyển dịch mạnh sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ dẫn đến có tình trạng bỏ ruộng, bỏ vụ, lãng phí đất đai. Điều đáng mừng là Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có nhiều quy định mới, trong đó có những nội dung mang tính đột phá, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.
Hiện nay, huyện Gia Viễn mỗi năm giải quyết việc làm mới cho gần 3.500 lao động, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, nhất là hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Tuy nhiên, số lao động đã qua đào tạo, có kỹ thuật đảm nhiệm những vị trí việc làm quan trọng vẫn còn thấp…
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang đào ao nuôi trồng thủy sản, đến nay, mô hình của anh Nguyễn Văn Dương, sinh năm 1989, xóm 4 xã Văn Hải (huyện Kim Sơn) đã dần ổn định. Anh trở thành tấm gương tiêu biểu của thanh niên về ý chí, nghị lực làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Gia Sinh là một trong những địa phương có phần lớn diện tích đất nông nghiệp được thu hồi để phục vụ các dự án phát triển du lịch. Biến khó khăn thành lợi thế, địa phương đã chủ động, linh hoạt trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất, nhờ vậy, đời sống của bà con nhân dân có bước phát triển vượt bậc với tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,17% vào cuối năm 2020, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng nhanh, cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch mạnh mẽ.
Khắc phục hạn chế do quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhiều nông dân xã Ninh Tiến (thành phố Ninh Bình) đã khai thác hiệu quả quỹ đất của gia đình bằng việc áp dụng các mô hình nông nghiệp dược liệu, nông nghiệp du lịch, mô hình cây trồng cho giá trị thu nhập cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương.
Xã Đồng Hướng (huyện Kim Sơn) là một trong những địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang phát triển công nghiệp trong thời gian qua. Bởi vậy, bài toán giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất càng trở nên cấp thiết và được cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm.
Dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông, đoạn Cao Bồ-Mai Sơn đi qua địa phận huyện Yên Khánh với chiều dài tuyến chính là 3,5 km (Km265+100- Km268+600), đường gom dân sinh 2 bên tuyến là 6 km; tổng diện tích phải thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) là 22 ha; tổng số hộ bị ảnh hưởng là 625 hộ, trong đó có: 400 hộ có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng; 225 hộ có nhà cửa, vật kiến trúc bị ảnh hưởng, 169 hộ phải tái định cư.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, giúp người dân yên tâm đầu tư, khai thác tốt tiềm năng đất đai trong phát triển nông nghiệp hàng hóa theo đúng định hướng của tỉnh. Với nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc được các ngành, địa phương triển khai, đến nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo tiền đề tốt để hình thành nền nông nghiệp hàng hóa tập trung.
Sơn Lai là xã miền núi nằm ở phía đông nam của huyện Nho Quan với tổng diện tích 1.788 ha, trong đó có 1.123 ha là đất nông nghiệp, dân số có 1.626 hộ với 5.686 khẩu phân bổ trong 12 thôn, xóm. Khi bước vào thực hiện xây dựng nông thôn mới, xã có điểm xuất phát thấp, địa bàn rộng, cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi nhiều; cơ sở vật chất văn hóa, môi trường chưa hoàn thiện...
Nhường đất cho các dự án trong Cụm công nghiệp, nông dân xã Gia Vân huyện Gia Viễn chỉ còn lại trên 50% đất nông nghiệp để sản xuất. Tuy nhiên, nhiều người dân Gia Vân vẫn chọn nghề nông để xây dựng các mô hình sản xuất, ổn định đời sống và làm giàu cho quê hương.
Huyện Kim Sơn có điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển các giống lúa đặc sản. Trong những năm qua, diện tích lúa đặc sản của huyện Kim Sơn ngày được mở rộng, cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị canh tác trên đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.
Dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tạo động lực mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề cho một nền nông nghiệp hàng hóa có giá trị, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Xác định tầm quan trọng đó, tỉnh ta đã và đang chỉ đạo các ngành chuyên môn, các địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT.
Mặc dù là địa phương duy nhất trong tỉnh có diện tích đất nông nghiệp khá khiêm tốn, nhưng thành phố Ninh Bình vẫn được xem là vùng sản xuất chuyên canh rau màu và hoa các loại, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Người nông dân thành phố năng động, sáng tạo, biết cách ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nên đã góp phần tăng năng suất, giá trị trên từng ha canh tác. Nhiều hộ nông dân đã làm giàu trên chính mảnh đất quê hương…
Ngày 18/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác "Dồn điền - Đổi thửa" đất sản xuất nông nghiệp và công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau "Dồn điền - Đổi thửa". Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Những trận mưa kéo dài vài ngày trở lại đây khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị ngập úng, các mặt hàng rau củ đã đồng loạt tăng giá lên gấp 1,5-2 lần.
Ngày 17/7, UBND huyện Kim Sơn tổ chức Hội nghị lắng nghe ý kiến của nhân dân xóm 13, xã Lai Thành về làm rõ diện tích thừa trên 27.700m2 đất nông nghiệp. Dự hội nghị có lãnh đạo UBND huyện Kim Sơn, thành viên Tổ xác minh và đông đủ bà con nhân dân xóm 13, xã Lai Thành.
Văn Hải là xã đồng bằng thuộc vùng châu thổ sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện Kim Sơn với tổng diện tích đất tự nhiên là 663,99 ha; đất nông nghiệp có 511,68 ha, trong đó có 369,24 ha đất lúa. Toàn xã có 2.416 hộ với 8.501 khẩu, trong đó có 7.140 khẩu theo đạo thiên chúa giáo (chiếm 84% tổng dân số của xã).
Yên Thái là xã miền núi của huyện Yên Mô, có 10% đất nông nghiệp là đất màu, rất thuận lợi cho sản xuất cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao và diện tích trồng lúa lớn đảm bảo cho an ninh lương thực. Bên cạnh đó, xã còn có diện tích ao rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi thủy sản. Với những ưu điểm trên, Yên Thái là một trong 2 xã được tỉnh "chọn mặt gửi vàng" thực hiện đề án thí điểm tái cơ cấu nông nghiệp cấp xã về sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2016-2017.
Yên Từ nằm ở phía Đông Nam của huyện Yên Mô, có diện tích tự nhiên là 483,5 ha, trong đó có 289,46 ha đất nông nghiệp với hai vụ sản xuất chính và vụ đông. Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), Yên Từ đã bắt tay ngay vào triển khai xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Trên cơ sở phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thời gian qua, Yên Từ luôn chú trọng gắn kết chặt chẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp với xây dựng NTM kiểu mẫu, tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Được sự tư vấn, hỗ trợ từ các cấp Hội Nông dân, Phòng kinh tế huyện, đầu năm 2016 một số hộ nông dân ở xã Yên Hòa (Yên Mô) đã mạnh dạn thí điểm đưa cá chạch sụn vào nuôi trên diện tích đất nông nghiệp cấy lúa kém hiệu quả. Nguồn giống cá chạch sụn được nhập từ Công ty cổ phần Vinceo ở thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định). Đến nay mô hình đã cho kết quả khả quan, đem lại tín hiệu vui cho nhiều nông dân.