Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người tiêu dùng dịp cuối năm
Năm nay Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán cách nhau 1,5 tháng, thời gian nghỉ Tết dự kiến khoảng 7 ngày nên nhu cầu mua sắm Tết dự kiến tăng đột biến từ đầu tháng 2/2018 dương lịch.
Có 514 kết quả được tìm thấy
Năm nay Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán cách nhau 1,5 tháng, thời gian nghỉ Tết dự kiến khoảng 7 ngày nên nhu cầu mua sắm Tết dự kiến tăng đột biến từ đầu tháng 2/2018 dương lịch.
Vào những năm 90 của thế kỷ XX, trên địa bàn tỉnh có nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Khánh Cư (Yên Khánh) với các sản phẩm nước tương (xì dầu), dầu lạc đã được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và biết đến. Đặc biệt sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường một số nước như: Liên Xô, Tiệp Khắc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á như: Malaixia, Singapore... Tuy nhiên, đó là thời kỳ mà đất nước còn trong tình trạng bao cấp, sản xuất mang nặng tính kế hoạch...
Thời gian vừa qua, do có sự điều hành chủ động, sáng tạo, phối kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân được kiểm soát, tạo thuận lợi cho việc điều hành giá một số mặt hàng Nhà nước còn quản lý. CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2017 tăng 3,39% so với cùng kỳ. CPI tháng 9/2017 so với tháng 12/2016 chỉ tăng 0,83%. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng đầu năm 2017 tăng 1,45%, thấp hơn mục tiêu kế hoạch cả năm (khoảng 1,6%-1,8%).
Nhắc đến hộ làm kinh tế giỏi tại thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh không ai không biết hộ gia đình ông Đinh Đức Hoàn - chủ cơ sở sản xuất bún bánh an toàn. Xác định làm nghề với cái tâm, đề cao chất lượng, sản phẩm bún khô của gia đình ông được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ủng hộ, doanh thu 250 triệu đồng mỗi năm.
Hiện nay, người tiêu dùng đang rất băn khoăn về việc sử dụng xăng sinh học - xăng E5 - có làm ảnh hưởng đến động cơ hay không.
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được phát động từ năm 2009. Đây là cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, định hướng và tạo thói quen cho người dân có ý thức trong ưu tiên dùng hàng sản xuất trong nước. Để cuộc vận động đến được với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, ngành Công thương đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh quan tâm triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, công tác dân vận, mà trọng tâm là "Dân vận khéo" đã được vận dụng để đưa cuộc vận động đến gần hơn với người tiêu dùng trong tỉnh.
Còn nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu, đây là thời điểm để các tổ chức, cá nhân kinh doanh đồ chơi tung ra thị trường những loại đồ chơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ với giá thành rẻ, chất lượng kém, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của trẻ em khi sử dụng. Nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, Đội quản lý thị trường thành phố Tam Điệp đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường đồ chơi trong dịp Tết Trung thu năm nay.
Với phương châm "Phát triển đa dạng hóa dịch vụ 4G LTE nhằm mang lại chất lượng và hiệu quả cho tổ chức và người tiêu dùng", từ cuối tháng 4-2017, một số nhà mạng trên địa bàn tỉnh đã triển khai cung cấp cho các thuê bao di động dịch vụ 4G (công nghệ kết nối internet di động thế hệ thứ 4), giúp kết nối mạng với tốc độ nhanh gấp 7-10 lần so với 3G).
Làm ra nông sản sạch không chỉ để bán với giá cao hay góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng mà trên hết là bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình trước những tác hại do việc sử dụng thuốc BVTV; xa hơn là khôi phục lại hệ sinh thái vốn có của đồng ruộng quê nhà.
Đến thăm trang trại vườn đồi của gia đình anh Nguyễn Trọng Dũng, ở xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, ai nấy không khỏi trầm trồ trước các loại cây ăn quả đang được người tiêu dùng ưa chuộng: bưởi, mít, thanh long… được sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn chất lượng. Đó là mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của một đoàn viên thanh niên thuộc thế hệ "8X".
Thời gian qua, các cấp Hội nông dân trong tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn". Trong đó, sự ra đời của chuỗi các cửa hàng, cơ sở được gắn biển nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh do Hội Nông dân tỉnh thực hiện bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân trong việc tham gia đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.
6 tháng đầu năm 2017, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng cao và đây là dịp mà việc vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm... diễn biến tương đối phức tạp, nhất là trên tuyến Quốc lộ 1A. Cũng trong thời gian trên, lượng khách du lịch đến Ninh Bình nhiều, nên còn có một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các khu, điểm du lịch không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề giết mổ gia súc, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thắng, thôn Xuân Hồi, xã Xuân Thiện (Kim Sơn) luôn tâm niệm là phải đem đến cho khách hàng sản phẩm thịt lợn ngon, sạch và đảm bảo chất lượng.
Với chủ đề "Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu", Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2017 diễn ra từ 15/4 đến 15/5/2017 với hai hoạt động chính là: Tăng cường công tác truyền thông và đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả đạt được trong Tháng hành động đã góp phần nâng cao ý thức cho người sản xuất, chế biến và sử dụng thực phẩm.
Nhiều tháng nay, cụm từ "giải cứu thịt lợn" không chỉ được các cơ quan chức năng mà cả người dân thường xuyên nhắc đến. Việc chung tay giải cứu thịt lợn để giảm bớt khó khăn cho người nông dân đã và đang có những hiệu ứng tích cực. Tuy nhiên, cùng với việc giá thịt lợn giảm để tăng sức mua cho người tiêu dùng thì nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống khác cũng đồng loạt giảm giá.
Từ bỏ công việc là công nhân xây dựng, thanh niên trẻ Lê Văn Tiên, thôn Văn Hà, xã Gia Phương (Gia Viễn) trở về quê hương đầu tư làm nhà lưới để trồng nông sản sạch. Chưa có nhiều thời gian để kiểm nghiệm hiệu quả kinh tế của mô hình này, song tinh thần dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp một lĩnh vực mới với mục tiêu đưa nông sản sạch đến với người tiêu dùng được đánh giá là hướng đi đúng, được mọi người ủng hộ.
Thời gian qua, tình trạng ngộ độc rượu có chứa cồn công nghiệp methanol diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều ca tử vong ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Cùng với đó, các loại rượu giả, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vẫn lén lút lưu thông trên thị trường, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
Rượu tự nấu mà ta hay gọi là "rượu nút chuối" được sử dụng nhiều trên các bàn nhậu vì theo thói quen và giá thành rẻ. Tuy nhiên, việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát quy trình sản xuất, tiêu thụ của loại rượu này còn nhiều vấn đề phải bàn vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
"Đến" với người dân xã Kim Chính (huyện Kim Sơn) từ hàng trăm năm nay, trải qua biết bao thăng trầm, song cho đến bây giờ, nghề dệt chiếu vẫn tồn tại, các sản phẩm vẫn đứng vững trên thị trường, được người tiêu dùng yêu thích, lựa chọn. Sự hưng thịnh của nghề đã tạo việc làm, nâng cao đời sống cho biết bao thế hệ người dân Kim Chính…
Từ sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu đến nay, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh liên tục giảm, hiện chỉ còn 28-30 nghìn đồng/kg đối với lợn nạc ngon, còn lợn mỡ chỉ có giá 25 nghìn đồng/kg. Với giá bán như hiện nay, người chăn nuôi phải chịu lỗ gần 1 triệu đồng mỗi con lợn thành phẩm. Điều đáng nói là, mặc dù giá lợn hơi xuống rất thấp, nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn thương phẩm với giá bán vẫn còn cao.
Những năm qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn huyện Yên Khánh được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhất là sự đầu tư nguồn lực, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, tăng cường các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác giám sát, thanh kiểm tra. Qua đó góp phần ổn định thị trường hàng hóa, cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trên địa bàn huyện.
Cụm từ "Nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch mới" được nói đến nhiều trong những năm gần đây. Đó là đòi hỏi bức thiết của người tiêu dùng và cũng là hướng đi trọng tâm của ngành nông nghiệp cả nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng.
Trước tình trạng thực phẩm bẩn đang gây bức xúc trong dư luận xã hội, khiến người tiêu dùng nghi ngại mỗi khi sử dụng thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ sản xuất, chăn nuôi trong tỉnh, Hội Phụ nữ các cấp trong tỉnh đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ sản xuất, kinh doanh, lựa chọn sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng. Thời gian qua, thực hiện cuộc vận động xây dựng Gia đình 5 không, 3 sạch, các cấp hội Phụ nữ trong tỉnh đã hướng tới phương châm hành động "Nói không với thực phẩm bẩn".
Nuôi và xuất chuồng hàng trăm con gà mỗi năm, anh Nguyễn Văn Luật, xóm Bắc Cường, xã Văn Hải (Kim Sơn) là một trong những cá nhân đầu tiên sẵn sàng ký vào bản cam kết "Nói không với thực phẩm bẩn" do Hội nông dân tỉnh phát động. Với mong muốn cung cấp nguồn thịt gà pha chọi an toàn đến tay người tiêu dùng, anh Luật đã tìm hiểu để thực hiện đúng các quy trình chăn nuôi cũng như thực hiện nghiêm các nội dung đã cam kết.