Thành công từ việc ứng dụng KHKT vào sản xuất
Trong những năm gần đây, đã có hàng trăm nông dân giỏi của Ninh Bình được tôn vinh. Điểm chung của họ là đã thành công nhờ những cách nghĩ, cách làm mới dựa trên sự tìm tòi, học hỏi kiến thức KHKT.
Có 781 kết quả được tìm thấy
Trong những năm gần đây, đã có hàng trăm nông dân giỏi của Ninh Bình được tôn vinh. Điểm chung của họ là đã thành công nhờ những cách nghĩ, cách làm mới dựa trên sự tìm tòi, học hỏi kiến thức KHKT.
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Mặc dù đã được triển khai trong mấy năm nay, nhưng mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến ở tỉnh ta vẫn còn thấp. Việc đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ góp phần hiện đại hóa nền hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và công dân thuận lợi hơn khi có công việc liên quan đến các thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, huyện Yên Mô đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nhất là kỹ thuật về giống cây trồng, biện pháp thâm canh… vào sản xuất vụ đông xuân 2014-2015.
Trong những năm qua, việc triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan Nhà nước. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, hiện nay UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo xây dựng và triển khai phần mềm quản lý văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Kết luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2014 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trước hết là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành vận tải; điều khiển giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.
Năm học 2014- 2015 là năm thứ hai ngành Giáo dục- Đào tạo tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Đã có nhiều đề tài dự thi với nhiều sản phẩm thuộc các lĩnh vực, trong đó có nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao vào đời sống thực tiễn. Điều này cho thấy cuộc thi đã tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua nghiên cứu khoa học trong học sinh bậc trung học...
Theo Quyết định quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) trong cơ quan nhà nước vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, việc thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nâng cao hiệu quả của ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Tập đoàn sơn Kova vừa tổ chức trao giải thưởng và học bổng Kova lần thứ 12 cho 116 cá nhân và tập thể đã có những công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng đem lại hiệu quả cao; các tấm gương tiêu biểu trong đời sống xã hội và cả sinh viên học giỏi vượt khó, đạt nhiều thành tích trong học tập.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020".
Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá - lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.
Trước đây sản phẩm hương thơm và hương tăm chỉ tiêu thụ trong nước nhưng những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu của một số nước theo đạo Phật, các công ty trong nước đã tiến hành nghiên cứu thị trường và đề ra chiến lược phát triển sản phẩm hương tăm để xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế không nhỏ.
Kim Sơn là huyện duy nhất của tỉnh có chiều dài bờ biển hơn 15 km, có diện tích tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản (NTTS) gần 7.000 ha. Với tiềm năng lớn để phát triển NTTS nước lợ, Ninh Bình đã có những chính sách thích hợp để phát triển NTTS và đã đạt được những kết quả nhất định.
Được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty TNHH Đổi Mới (huyện Kim Sơn) đã thực hiện thành công Dự án "ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng hệ thống sấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và giảm thiểu ô nhiễm môi trường" và ứng dụng có hiệu quả công nghệ sau đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Trước sự thiếu hụt nghiêm trọng về sản lượng thịt dê cùng với thực trạng giống dê núi địa phương đang có nguy cơ bị mai một, Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình đã triển khai Dự án "ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất con giống dê núi Ninh Bình tại Công ty cổ phần Giống bò thịt, sữa Yên Phú". Sau hơn một năm triển khai, dự án đã thu được những kết quả khả quan.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn Yên Mô đã có những đổi thay căn bản: hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, nhiều tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp được ứng dụng, bộ mặt nông thôn khởi sắc từng ngày… Hiệu quả thực tế đó đã làm người dân tin tưởng và đồng thuận cao với chủ trương này.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngày 7/4 Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị xác định định hướng nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hội Nông dân tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, ngày 21/3, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội nghị bàn về việc phối hợp, trao đổi nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hải sản và nghề cá tại Ninh Bình.
Sáng ngày 28/2, Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình phối hợp với VNPT Ninh Bình và Bưu điện Trung ương tổ chức hội nghị giới thiệu về mạng truyền số liệu chuyên dùng và các dịch vụ ứng dụng trên nền mạng chuyên dùng. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, quản trị mạng các sở, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã.
Năm 2013, Sở GT-VT Ninh Bình đã thực hiện thành công đề tài "Ứng dụng tiến bộ KHCN để nâng cao hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong kiểm định xe cơ giới Ninh Bình". Đây là một trong những đề tài được Hội đồng khoa học cấp tỉnh đánh giá cao về khả năng ứng dụng, nhân rộng, tính hiệu quả kinh tế và được xếp loại đề tài xuất sắc của năm.
Trung tâm ứng dụng KHCN& đo lường thử nghiệm (Sở Khoa học & Công nghệ Ninh Bình) vừa phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao (Viện Di truyền nông nghiệp) thực hiện thành công đề tài phục tráng giống khoai lang Hoàng Long nhằm khôi phục uy tín, chất lượng của giống khoai lang quý này, đồng thời khắc phục tình trạng củ không còn phẩm chất ban đầu do thói quen nhân giống bằng dây của người dân.
Trong những năm qua, cùng với cả nước, hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức về vị trí, vai trò cũng như những lợi ích của thương mại điện tử đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp được nâng cao.
Trong số những đề tài, sáng kiến nhằm góp phần nâng cấp kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị sớm đưa thành phố Ninh Bình lên đô thị loại II vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thành phố (30/6/1954 - 30/6/2014), bản sáng kiến cấp tỉnh của tác giả Quyền Mạnh Toàn, cử nhân kinh tế, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy phường Phúc Thành về làm giá cắm cờ, về cải tạo bo đường Quốc lộ I, đường liên phường, nội phường đã được tổ chức thực hiện, đạt hiệu quả cao, tạo được dấu ấn tích cực trong giới chuyên môn và cộng đồng dân cư trên địa bàn.
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình tăng năng suất cây trồng, vật nuôi đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, một số mô hình mà trước đây được nhiều người "ưa chuộng" như: trồng cây ngắn ngày, nuôi lợn siêu nạc, gà siêu trứng… đến nay ít người còn "mặn mà". Nguyên nhân là do tình trạng lạm dụng sử dụng chất kích thích trong quá trình chăn nuôi.
Ngày 21/11, Sở Công thương phối hợp với Trung tâm Phát triển thương mại điện tử thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) tổ chức lớp tập huấn Kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh.