Nho Quan vào vụ đông xuân 2012-2013
Thực hiện kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2012-2013, tranh thủ thời tiết ấm áp, nông dân trên địa bàn huyện Nho Quan đang tập trung ra đồng làm đất, gieo cấy lúa theo lịch thời vụ.
Có 620 kết quả được tìm thấy
Thực hiện kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2012-2013, tranh thủ thời tiết ấm áp, nông dân trên địa bàn huyện Nho Quan đang tập trung ra đồng làm đất, gieo cấy lúa theo lịch thời vụ.
Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2013 các địa phương trong tỉnh gieo cấy 41.378 ha. Đến trung tuần tháng 1-2013, toàn tỉnh đã cầy lật đất được 23.558 ha, chiếm gần 57% diện tích kế hoạch và bừa cấy được 2.816 ha.
Theo kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2012-2013, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) tỉnh sẽ phục vụ tưới tiêu cho gần 43.000 ha, trong đó diện tích cấy lúa trên 37.000 ha, còn lại là diện tích đổ ải và làm dầm.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng đến thời điểm này toàn tỉnh đã gieo trồng được gần 14 nghìn ha cây vụ đông các loại. Hiện một số diện tích đã cho thu hoạch với năng suất khá, nông sản lại được giá hứa hẹn một vụ đông thắng lợi.
Vụ đông xuân 2012 - 2013, huyện Yên Khánh có kế hoạch gieo trồng trên 8.500 ha, trong đó diện tích lúa 7.100 ha, cây lạc 800 ha, rau đậu các loại là 380 ha, khoai lang 100 ha, dưa, bí các loại 50 ha, cây ngô 50 ha, cây khác 20 ha…
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 14-4-2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về đẩy mạnh phát triển vụ đông, Yên Mô đã đạt được kết quả quan trọng, mang lại hiệu quả KT-XH rõ nét. Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính, vụ sản xuất hàng hóa của nhân dân trong huyện, góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị thu hoạch trên ha đất canh tác.
Vụ sản xuất đông xuân 2012-2013 đã cận kề, thị trường giống lúa ở các địa phương trong tỉnh khá sôi động. Điểm mới của thị trường năm nay là lúa lai Trung Quốc không còn hút hàng như các năm trước mà thay vào đó là giống của các đơn vị sản xuất trong nước.
Để chuẩn bị cho vụ đông xuân 2012-2013, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã sôi nổi ra quân làm thủy lợi nội đồng, tạo khí thế lao động khẩn trương, phấn đấu hoàn thành kế hoạch trong thời gian sớm nhất.
Trong năm 2012, tuy gặp khó khăn do thời tiết rét đậm, rét hại, xuất hiện dịch cúm gia cầm ở một số địa phương, mưa bão ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông và nuôi trồng thủy sản nước lợ, song sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn tiếp tục ổn định phát triển.
Ngày 7/12, UBND huyện Yên Mô tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông xuân 2012 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2013.
Đến thời điểm này, nông dân trong tỉnh đã kết thúc thời vụ gieo trồng cây màu vụ đông ưa ấm với tổng diện tích trên 12.000 ha. Trong đó đậu tương 2.844 ha, ngô 2.683 ha, khoai lang 1.486 ha, còn lại là dưa, bí, lạc... Để cây trồng vụ đông sinh trưởng tốt, hạn chết sâu bệnh hại, nông dân trong tỉnh đang chuyển trọng tâm sang giai đoạn chăm sóc, bảo vệ.
Trong đợt mưa bão vừa qua, Nho Quan có hơn 50 ha cây vụ đông bị ảnh hưởng. Nông dân trong huyện đang hối hả xuống đồng khôi phục sản xuất để hạn chế tối đa thiệt hại.
Cơn bão số 8 với sức gió lớn đã làm ảnh hưởng trên 5.300 ha cây trồng vụ đông, trong đó diện tích ngô bị mất trắng là 46 ha, khoai tây 55 ha của huyện Yên Mô; 10 ha dưa chuột, cà chua của huyện Gia Viễn.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 8, huyện Gia Viễn có nhiều diện tích cây vụ đông bị thiệt hại nặng nề. Trước tình hình đó, huyện đang chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung triển khai công tác khắc phục để khôi phục sản xuất sau bão và ổn định đời sống nhân dân.
Bão số 8 là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, hướng đi khó lường và phạm vi đã ảnh hưởng rộng. Trên địa bàn Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10 và vùng ven biển gió cấp 8, giật cấp 12 đã làm đổ, tốc mái 7.220 lều, chòi, nhà cửa; gẫy đổ 149 cột điện; làm hư hỏng trên 5.392 ha cây vụ đông; ảnh hưởng đến 300 ha ngao; làm đổ gẫy 5.058 cây ăn quả, cây lấy gỗ... Bão số 8 không gây thiệt hại về người; các công trình đê điều, giao thông được đảm bảo.
Yên Mô là một trong những đơn vị có truyền thống làm vụ đông. Ngoài việc duy trì và mở rộng diện tích các cây trồng truyền thống, Yên Mô xác định phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển vụ đông theo hướng sản xuất hàng hóa với những cây trồng có giá trị thu nhập cao.
Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh đang tất bật bắt tay vào sản xuất vụ đông 2012-2013. Để có cái nhìn toàn diện về vụ sản xuất này, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Vinh, Trưởng phòng trồng trọt Sở Nông nghiệp &PTNT.
Vụ đông năm 2012 được xác định là vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn, do vậy, ngành Nông nghiệp và các địa phương đang gấp rút thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạnh sản xuất vụ đông hàng hóa với chỉ tiêu diện tích gieo trồng từ 15-16 nghìn ha.
Năm nào Yên Khánh cũng dẫn đầu cả tỉnh về thành tích trồng cây vụ đông. Năm nay, trong lúc nhiều địa phương khác trong tỉnh mới bắt đầu thu hoạch lúa mùa thì Yên Khánh đã làm được 1.500 ha vụ đông.
Tranh thủ những ngày thời tiết nắng ráo, nông dân các địa phương trong tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa, giải phóng đất kịp thời làm vụ đông. Theo ghi nhận, vụ mùa năm nay, nhiều địa phương trong tỉnh đạt năng suất khá.
Đến thời điểm này, nông dân một số huyện, thị xã trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa mùa, chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ đông 2012. Thị trường phân bón trong tỉnh cũng được các doanh nghiệp, các đại lý phân phối chuẩn bị đủ lượng hàng cung ứng đủ cho nhu cầu của bà con nông dân.
Những ngày đầu tháng 10, về Yên Mô, nơi đâu chúng tôi cũng được chứng kiến không khí nhộn nhịp, khẩn trương thu hoạch lúa mùa để chuẩn bị đất gieo trồng cây vụ đông.
Thực hiện Chỉ thị số 2989 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất vụ đông 2012, UBND tỉnh đã có công văn giao Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT; chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Vụ đông năm 2011, trên địa bàn huyện Yên Mô diễ ra trong điều kiện khó khăn, không đạt diện tích do lúa mùa thu hoạch muộn, mưa nhiều khiến một số cây trồng sinh trưởng chậm, thu hoạch phơi sấy gặp khó khăn.
Mặc dù vụ đông xuân 2011-2012 có diễn biến thời tiết, sâu bệnh khá phức tạp nhưng lúa xuân vẫn được mùa với năng suất cao.