Đồng chí Đỗ Trường Giang, Phó phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Khánh cho biết: Vụ đông xuân năm nay, tỡnh hỡnh thời tiết diễn biến khỏ thuận lợi cho cõy trồng phỏt triển, nguồn nước đảm bảo phục vụ sản xuất vụ đông xuân.
Chi nhánh KTCTTL huyện cử cán bộ và nhân viên kỹ thuật trực 24/24 giờ để đo độ mặn, kiểm tra chặt chẽ đảm bảo chất lượng nước; đồng thời cỏc xó, HTX huy động toàn bộ hệ thống bơm điện, bơm dầu trên địa bàn đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhân dân làm đất gieo cấy lúa đông xuân.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chỉ đạo đóng mở các cống, điều tiết nước hợp lý và kịp thời để dâng nước cho vùng cao, ngăn giữ nước cho vùng trũng khỏi bị úng.
Các HTX đẩy mạnh thực hiện công tác thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương, tôn cao áp trúc bờ vùng, bờ thửa để điều tiết giữ nước mặt ruộng. Tận dụng triệt để và quản lý chặt chẽ hệ thống nguồn nước từ kênh Cánh Diều để tưới cho các HTX trong vùng kênh nên đó đảm bảo đủ nước phục vụ nhu cầu tưới của địa phương.
Để đảm bảo thời vụ, ngay sau Tết Nguyên đán, Yên Khánh đã chỉ đạo các địa phương huy động tối đa nhân lực làm đất trồng lạc và gieo cấy lúa đông xuân nhanh gọn trong khung thời vụ để lúa trỗ bông vào thời điểm thích hợp nhất.
Từ ngày 15-2, Yên Khánh đã tổ chức xuống đồng gieo cấy và đến cuối tháng 2 đã gieo trồng xong 100% diện tích cây trồng vụ đông xuân với tổng diện tích trên 8.500 ha; trong đó lúa 7.447 ha, 800 ha lạc, còn lại là rau màu các loại.
Nét mới của vụ đông xuân nay là Yên Khánh đã triển khai thực hiện gieo vãi ở 36/36 HTX với tổng diện tích 1.500 ha, chiếm 20% diện tích. Điển hình là xã Khánh Hải có 90% diện tích gieo vãi, Khánh Vân đạt 70% diện tích và các xã Khánh Tiên, Khánh C, Khánh Mậu đạt 50% diện tích.
Huyện cũng chỉ đạo các xã triển khai thực hiện tốt chương trình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao ở 7 xã với quy mô 700 ha. Ngoài ra, mỗi xã tự xây dựng 1 cánh đồng mẫu lớn với quy mô từ 40 - 50 ha trở lên. Triển khai thực hiện tốt chương trình phát triển vùng lúa cao sản chủ yếu cấy bằng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao.
Mặt khác, đa dạng hóa cây trồng, đưa các cây có hiệu quả kính tế cao như dưa bao tử, ngô ngọt... vào trồng trên đất vàn, đất mạ, đất 2 lúa chủ động tưới tiêu để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác. Cơ cấu giống mùa vụ cũng được các địa phương triển khai chuyển đổi khá tốt với 100% diện tích cấy lúa xuân muộn, trong đó có 70- 75% diện tích cấy giống lúa thuần có chất lượng gạo ngon như LT2, Bắc thơm số 7, QR1, RVT.
Đối với cây lạc, đưa vào trồng các giống lạc mới có tiềm năng, năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh khá và cho giá trị kinh tế cao như L15, Sán Dầu…
Tranh thủ thời tiết nắng ấm, ngay từ những ngày đầu tháng 2, bà con nông dân đã khẩn trương xuống đồng làm đất trồng lạc xuân, đến trung tuần tháng 2 toàn huyện đã trồng trên 800 ha lạc xuân, đạt 100% kế hoạch. Một số cây trồng khác như bí, dưa và rau đậu các loại... cũng hoàn thành gieo trồng trong tháng 2.
Xác định chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh là yếu tố quyết định để vụ sản xuất đông xuân thắng lợi, ngay sau khi cấy xong toàn bộ diện tích, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng đông xuân. Các HTX chủ động phối hợp với Chi nhánh KTCTTL huyện điều tiết hợp lý đảm bảo đủ nước theo yêu cầu của cây trồng, tạo điều kiện cho nông dân chămm bón.
Trong chăm bón thực hiện tốt phương chăm bón thúc sớm, bón tập trung, bón đủ, cân đối NPK theo nhu cầu của mỗi loại cây trồng và tùy từng chân đất để bón. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng tốt chương trình "ba giảm, ba tăng" là giảm đạm, thuốc bảo vệ thực vật, lãng phí nước và tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đối với cây lúa, tiến hành bón thúc sớm, nhanh gọn để lúa đẻ nhánh tập trung trong tháng 3, trỗ bông trong khung thời vụ tốt nhất.
Để lúa sinh trưởng, phát triển nhanh, huyện chỉ đạo bà con nông dân bón lót sâu trước khi cấy 100% lượng phân chuồng, đạm từ 2- 3 kg/sào nhằm kích thích rễ phát triển nhanh. Sau khi cấy khoảng 5 - 7 ngày, lúa bắt đầu bén rễ hồi xanh thì triển khai bón thúc 5- 6 kg đạm, đặc biệt bón tăng lượng kali cho mỗi sào từ 3 - 4 kg để lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung, tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh và kết hợp với làm cỏ sục bùn…
Đối với cây lạc, tập trung chăm bón sớm khi lạc được từ 1 - 2 lá thật sử dụng lân, đạm hòa loãng kết hợp xới xáo nhẹ. Khi lạc 4-5 lá tiếp tục bón thêm đạm và kali, kết hợp với xới xáo sâu để lạc đâm tia, phân cành.
Cùng với chăm bón, Yên Khánh chỉ đạo bà con nông dân thực hiện tốt biện pháp tới tiêu khoa học nhằm tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng, phát triển. Chi nhánh KTCTTL huyện đã bố trí công nhân trực vận hành các công, trạm bơm đưa nước phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lúa, nhất là phục vụ nhân dân chăm bón cây trồng vụ đông xuân.
Các xã, HTX cũng chỉ đạo các hộ tiến hành quai bờ gió giữ nước đảm bảo duy trì mực nước ở giai đoạn cấy là từ 3- 5 cm; giai đoạn đẻ nhánh từ 4- 7 cm; cuối giai đoạn đẻ nhánh, rút kiệt nước cho lúa cứng cây. Đến khi lúa bắt đầu trỗ bông tiếp tục đưa đủ nước để lúa trỗ nhanh vào đúng thời điểm thích hợp.
Bên cạnh đó, các địa phương phải đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ thực vật. Thường xuyên kiểm tra, thăm đồng nắm tình hình sâu bệnh như đạo ôn, rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá để hướng dẫn nhân dân biện pháp phòng trừ kịp thời và có hiệu quả; phát động nhân dân diệt chuột nhằm góp phần giành vụ đông xuân thắng lợi.
Bài, ảnh: Thanh Chiên