Triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô
Ngày 29/12, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Yên Mô tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô.
Có 179 kết quả được tìm thấy
Ngày 29/12, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Yên Mô tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô.
Ngày 26/11, tại UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị thống nhất Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2016. Đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Ngày 13/11, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị, tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí thành viên Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh.
Yên Mô là huyện thuần nông, nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo trong phát triển kinh tế. Để thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, Yên Mô đã chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, liên kết trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên tình trạng bà con nông dân phá vỡ hợp đồng vẫn diễn ra, hoạt động liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện còn khó khăn và hạn chế.
Chiều 4/11, tại khách sạn The Reed (TP Ninh Bình), Sở Nông nghiệp&PTNT tổ chức hội nghị tham vấn ý kiến về tái cơ cấu ngành NN&PTNT. Tham dự có các đồng chí nguyên là lãnh đạo Sở NN&PTNT qua các thời kỳ; con em quê hương Ninh Bình đang công tác tại Bộ NN&PTNT; đại diện các trường cao đẳng, đại học nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản; lãnh đạo một số sở, ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh…
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong 2 ngày (30/9-1/10), Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 9/2015. Thủ tướng chỉ đạo cần tập trung hơn nữa cho việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế, nhất là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu, bảo đảm sự phát triển lành mạnh, ổn định của thị trường tài chính.
Hiện tại, trong sản xuất nông nghiệp thì lĩnh vực trồng trọt phần lớn đã đến ngưỡng của diện tích gieo trồng và năng suất. Trong khi đó, chăn nuôi vẫn còn rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Do vậy, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Sở Nông nghiệp & PTNT đang đẩy mạnh tái thiết lại ngành chăn nuôi, hướng tới một nền sản xuất tập trung, chuyên nghiệp, bền vững hơn, coi đây là khâu đột phát để nâng cao giá trị gia tăng.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần tránh cách làm dàn trải, trước hết lựa chọn, tập trung vào một số sản phẩm có thế mạnh, có thị trường, có nhà đầu tư. Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại thông báo kết luận sơ kết 2 năm về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Ngày 7/7, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm, tiến độ thực hiện tái cơ cấu ngành, kết quả thực hiện công tác KHCN và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015. Đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Do thói quen canh tác, hiện nay nông dân đang lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học, nhất là urê để chăm sóc cây trồng, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường. Nhận thức được vấn đề cấp thiết này, trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt tỉnh ta đã định hướng rõ cần sớm thay đổi thói quen sản xuất của người nông dân, giảm việc sử dụng phân bón hóa học, tiếp thu sử dụng những sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ trong sản xuất, từng bước hình thành một nền nông nghiệp tốt tiến tới nông nghiệp hữu cơ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Ninh Bình trên thị trường.
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2015, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế; chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo động lực để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh cải cách hành chính... để phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Ngày 19/5, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo liên ngành về tái cơ cấu nông nghiệp.
Chiều 26/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì cuộc họp giao ban của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong quý I năm nay.
Theo Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), cơ cấu của VNPT sau khi tái cơ cấu có Công ty hạ tầng mạng (VNPT Net) hạch toán phụ thuộc và 2 công ty con hạch toán độc lập là Công ty TNHH MTV Dịch vụ viễn thông (VNPT Vinaphone) và Công ty TNHH MTV Truyền thông (VNPT Media).
Triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tỉnh ta đã đưa ra 3 nhóm giải pháp trọng tâm cùng nhiều giải pháp đồng bộ khác. Trong đó kết quả rõ nét nhất là việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế.
Ninh Bình hiện có khoảng 270 doanh nghiệp đang đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các doanh nghiệp này đã và đang đi tiên phong trong việc thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, lạc hậu, giúp nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp Ninh Bình theo hướng phát triển bền vững.
Kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém;quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới; phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%;... là những nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2014 vừa được Chính phủ ban hành.
Ngày 1/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII tiếp tục có phiên thảo luận tại hội trường về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng.
Tại Phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2014, Chính phủ đã thảo luận, thống nhất chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo đề án được duyệt.
Kết luận tại Hội nghị sơ kết tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ những tháng cuối năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Công Thương thông qua việc rà soát, sửa đổi các cơ chế, chính sách; xây dựng kế hoạch, quy hoạch và chiến lược theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của toàn ngành Công Thương.
Trong 2 ngày (27-28/9), tại Ninh Bình, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014, với chủ đề "Tái cơ cấu nền kinh tế: Kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản". Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chủ trì Diễn đàn. Cùng dự có TS. Nguyễn Văn Giàu, UVT.Ư Đảng, Ủy viên Ủy ban TVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế; đại diện các tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học hàng đầu trong nước…
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tỉnh ta đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung với những cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, do đó khối lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng tăng. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn, chỉ có số lượng ít sản phẩm sản xuất ra được bao tiêu, còn lại phải tự tìm đầu ra với giá cả bếp bênh..
Từ thực tiễn của địa phương, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững", trong đó đặt ra các mục tiêu và giải pháp nhằm phát huy các lợi thế, thế mạnh của từng địa phương với mục tiêu "xây dựng ngành nông nghiệp toàn diện, phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu chất lượng, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từng bước nâng cao đời sống của người nông dân…".
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, hàng loạt các khó khăn như mất thị trường, thiếu vốn, giá cả đầu vào tăng cao... đang là những thách thức đối với các làng nghề thủ công truyền thống. Những làng nghề đã làm nên sắc thái của mỗi vùng quê giờ đang có nguy cơ mai một. Tuy nhiên trong số đó vẫn có nhiều làng nghề duy trì và phát triển tìm được hướng đi riêng trong giai đoạn hiện nay. Để vực dậy và duy trì phát triển các làng nghề truyền thống, đưa làng nghề trở về đúng vị trí của nó đòi hỏi phải có một quá trình "tái cơ cấu" làng nghề. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Công thương. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), vấn đề "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước" đã được Trung ương đặt ra và yêu cầu phải tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả. Vấn đề này cũng đang là mối quan tâm của tỉnh Ninh Bình, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Vũ Đức Toàn, Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh xung quanh việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh trong thời gian qua.