Ngành Nông nghiệp bàn biện pháp phát triển chăn nuôi thỏ giai đoạn 2013- 2015
Sở Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình chăn nuôi thỏ giai đoạn 2008-2013 và bàn biện pháp phát triển chăn nuôi thỏ giai đoạn 2013- 2015.
Có 363 kết quả được tìm thấy
Sở Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình chăn nuôi thỏ giai đoạn 2008-2013 và bàn biện pháp phát triển chăn nuôi thỏ giai đoạn 2013- 2015.
Ngày 16/6, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp & PTNT do đồng chí Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Ninh Bình về việc phát triển chăn nuôi giống thỏ Newzealand để tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện nay. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Quốc Trị, TVTU, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, huyện; đại diện vụ, viện, cục thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT và Công ty dược phẩm NIPPON ZOKI Nhật Bản.
Trong các ngày từ 10 đến 30-5-2013, các địa phương ở Ninh Bình đã triển khai đợt cao điểm vệ sinh khử trùng môi trường nhằm phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp, hoạt động này không chỉ là vệ sinh môi trường một cách tức thời mà còn góp phần nâng cao ý thức vệ sinh trong chăn nuôi của người dân.
Bắt đầu từ việc nuôi vài con lợn theo hình thức chăn nuôi truyền thống, đến nay chị Tống Thị Liên ở xóm 2, Vân Tiến, xã Khánh Vân (huyện Yên Khánh) đã có một trang trại nuôi lợn siêu nạc hiệu quả với quy mô hàng trăm con.
Nho Quan hiện có khoảng 600 nghìn con gia cầm, tập trung ở các xã: Gia Thủy, Gia Tường, Đức Long… Vào thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4, người chăn nuôi trên địa bàn thường gây thêm đàn vịt để đón vụ lúa mới, từ đó số lượng đàn gia cầm tăng đột biến, kéo theo nguy cơ xuất hiện, lây lan dịch bệnh.
Ngành chăn nuôi từ giữa năm 2012 đến nay liên tiếp phải đối mặt với những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt là giá đầu ra thấp đã tạo ra áp lực lớn đối với người chăn nuôi. Tình trạng bỏ chuồng, giảm đàn diễn ra hàng loạt tại nhiều địa phương. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm. Vì vậy, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần phải có những giải pháp cụ thể, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi.
Công ty cổ phần Giống bò, thịt sữa Yên Phú (xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan) là công ty cổ phần Nhà nước giữ 25% vốn điều lệ, có 40 năm kinh nghiệm chăn nuôi trâu, bò.
Nhằm cung cấp đủ giống lợn siêu nạc hậu bị bố, mẹ và giống lợn thịt cho các trang trại chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng, Công ty cổ phần Giống vật nuôi và cây trồng Đồng Giao đã thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm "Mở rộng quy mô sản xuất và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm giống lợn ngoại siêu nạc".
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện trong nhiều năm luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tốc độ tăng trưởng năm 2012 đạt 3,1%; tổng giá trị ngành nông, lâm, thủy sản đạt 1.843 tỷ đồng. Cơ cấu ngành trồng trọt-chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 120 triệu đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Hiện nay, đã có 3.562 hộ nông dân trong tỉnh được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân với tổng số tiền hơn 14 tỷ đồng, giúp giải quyết việc làm cho trên 8 nghìn lao động. Từ nguồn vốn này, hội viên nông dân tập trung đầu tư vào chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây cảnh, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp… Do có sự phối hợp tốt giữa giao vốn và chuyển giao tiến bộ KHKT, dạy nghề và lồng ghép với các nguồn vốn khác nên các hộ vay vốn đã đầu tư sản xuất có hiệu quả, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Cử tri các xã của huyện Hoa Lư nêu ý kiến đề nghị UBND huyện tiếp tục quan tâm chỉ đạo, triển khai các chương trình chuyển giao KHKT, các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao và các tiến bộ của KHKT về chăn nuôi đến đông đảo nhân dân.
Những mô hình con nuôi đặc sản đã được nhân rộng trên địa bàn xã Cúc Phương (Nho Quan) phát huy hiệu quả kinh tế là mô hình chăn nuôi lợn rừng.
Phát huy lợi thế vùng núi cao, ông Bùi Văn Thuân, thôn Nga 3, xã Cúc Phương (Nho Quan) đã mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi hươu. Qua gần chục năm, mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông cho hiệu quả kinh tế cao, hằng năm có thu nhập đạt trên 100 triệu đồng và giúp đỡ nhiều hộ gia đình khác về con giống để phát triển kinh tế.
Từ năm 2008, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai dự án "Hỗ trợ phát triển chăn nuôi thỏ ngoại Newzeland tại các hộ nông dân".
Thời gian gần đây, trước tình trạng xuất hiện thịt lợn có chất tạo nạc (Beta- agonists) tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước đã làm nhiều người tiêu dùng lo lắng, các hộ kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi, hộ trực tiếp chăn nuôi… rơi vào tình trạng ế ẩm, điêu đứng.
Ninh Bình là một trong số các tỉnh, thành của cả nước tham gia sớm và có kết quả dự án khí sinh học.
Thời điểm này, hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tiếp tục sôi động nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm hàng ngày và mùa lễ hội. Bên cạnh đó, nhu cầu tái đàn của chủ chăn nuôi rất lớn, việc nhập gia súc, gia cầm về nuôi có những yếu tố gây khó cho công tác kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay. Do vậy cần có sự chủ động trong tiêm phòng vắc xin, biện pháp hữu hiệu hạn chế sự phát sinh, phát triển và lây lan của dịch bệnh.
Ông Lê Hồng Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và thủy sản cho biết: thực hiện văn bản số 197/CN-TĂCN ngày 6/3/2012 và công văn số 230/CN-TĂCN ngày 16/3/2012 của Cục chăn nuôi về việc "kiểm tra, kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi", Sở NN&PTNT đã giao cho Chi cục phối hợp với phòng thanh tra Sở, phòng chăn nuôi, Chi cục thú y tổ chức kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Ngày 9/3, tại Khách sạn Hoàng Sơn (Ninh Bình), Cục Chăn nuôi- Bộ nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã tổ chức Hội thảo phát triển chăn nuôi thỏ tại Việt Nam.
Ông Đỗ Viết Hùng, xóm 9, xã Khánh Thành (Yên Khánh) đã tạo ra một mô hình phát triển kinh tế hộ có hiệu quả, chủ yếu chăn nuôi các con đặc sản như nhím, dúi, hươu.
Nho Quan là địa phương duy nhất trong tỉnh có gia cầm chết với biểu hiện bị cúm gia cầm. Hiện chính quyền, ngành chuyên môn và người chăn nuôi ở đây đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt phòng, chống dịch bệnh này.
Với quyết tâm làm giàu và biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Lưu Đức Mẫn ở thôn Khê Đầu Thượng, xã Ninh Xuân (Hoa Lư) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong phát triển đàn gia súc, gia cầm nhưng thực tế ngành chăn nuôi của tỉnh Ninh Bình so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, được đánh giá ở mức thấp (cả về giá trị lẫn tỷ trọng).
Trong những năm qua, ở nhiều địa phương trong tỉnh, chăn nuôi luôn chiếm tỷ lệ cao trong giá trị của ngành nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả khá cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.
Trước đây, cứ mỗi độ tháng ba ngày tám, người dân xã Gia Hòa (Gia Viễn) lại khắp nơi tìm việc. Nhưng giờ thì số lao động phải ly hương tìm việc làm ít lắm. Vì trong lúc chờ vụ gặt chiêm, mùa, họ không còn lúc nào rảnh rỗi, nào là trồng cây vụ đông, nào là chăn nuôi gia súc, gia cầm, rồi còn các nghề tiểu thủ công nghiệp khác…