Nông dân trong tỉnh khẩn trương xuống đồng cấy lúa đông xuân
Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân Đinh Dậu, nông dân trong tỉnh đã nô nức xuống đồng sản xuất vụ đông xuân. Khí thế lao động hối hả ở khắp mọi vùng quê.
Có 453 kết quả được tìm thấy
Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân Đinh Dậu, nông dân trong tỉnh đã nô nức xuống đồng sản xuất vụ đông xuân. Khí thế lao động hối hả ở khắp mọi vùng quê.
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc chuẩn bị lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2016-2017, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ.
Dưới cái se lạnh của đầu đông, bà con nông dân xã Văn Phú (Nho Quan) đang tất bật thu hoạch lúa mùa. Thời vụ muộn như vậy là bởi năm nay, người dân nơi đây lựa chọn giống lúa nếp cái hoa vàng để gieo cấy và đã giành thắng lợi.
Nếp hạt cau là giống lúa đặc sản, có chất lượng gạo thơm, ngon, dẻo và giàu chất dinh dưỡng. Do vậy, để lưu giữ được giống lúa truyền thống của địa phương, thời gian qua bà con dân tộc Mường ở xã Kỳ Phú (huyện Nho Quan) đã nỗ lực duy trì diện tích. Vụ mùa này, toàn xã gieo cấy trên 40 ha, ai cũng phấn khởi bởi nếp cau năm nay vừa được mùa lại được giá.
Ninh Bình có hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Ngoài ra người dân còn tận dụng tối đa diện tích mặt nước sẵn có, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ những chân ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc xây dựng mô hình kết hợp lúa - cá.
Mỗi năm toàn tỉnh gieo cấy gần 80 nghìn ha lúa với sản lượng khoảng 50 vạn tấn thóc và khoảng 30 - 40 nghìn tấn rơm rạ. Tuy nhiên, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, lượng rơm rạ trên vẫn chưa có biện pháp sử dụng sao cho hiệu quả.
Ra thăm khu ruộng cấy lúa, ông Lê Thanh Nghị, xóm 7, xã Thượng Kiệm (Kim Sơn) chia sẻ: Đây là khu ruộng cấy lúa giống DQ11 của HTX, trong đó có 1,2 mẫu của gia đình; lúa mới đỏ đuôi, nên chưa thu hoạch được. Lúa khá tốt, năng suất ước đạt 200-220 kg/sào, trong khi các giống khác ở khu ruộng khác có nhà bị thất thu, do bệnh bạc lá gây hại.
Vụ mùa năm 2016, huyện Yên Mô cấy trên 6.800 ha lúa và đến nay đã thu hoạch trên 50% diện tích. Huyện đang chỉ đạo các địa phương và bà con nông dân tập trung nhân lực, phương tiện máy móc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, đảm bảo ăn chắc, tạo quỹ đất cho sản xuất vụ Đông.
Vụ mùa 2016, huyện Yên Khánh gieo cấy 7.796,3 ha lúa, trong đó có 95% là các giống lúa chất lượng cao, lúa thuần; diện tích gieo sạ đạt trên 4.000 ha. Đến trung tuần tháng 9 đã có gần 3.000 ha lúa trỗ bông, chủ yếu ở diện tích lúa cấy, diện tích gieo sạ đang trong giai đoạn làm đòng đến trỗ bông. Nhìn chung, lúa mùa của huyện sinh trưởng và phát triển khá tốt.
Vụ mùa năm 2016, huyện Yên Mô gieo cấy trên 6.500 ha lúa. Mặc dù ảnh hưởng của mưa bão gây thiệt hại về sản xuất, nhưng Yên Mô đã nhanh chóng khắc phục và ổn định sản xuất. Đến nay, hầu hết diện tích lúa mùa của huyện đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kết hợp với mưa giông có độ ẩm cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại.
Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh ở thôn Hiền Quan 2, xã Đức Long (Nho Quan), chúng tôi có phần choáng ngợp bởi trước mắt là một khu đồng rộng lớn với mô hình kinh tế kết hợp giữa nuôi vịt, nuôi lợn, cấy lúa và nuôi thả cá. Đây là một trong những mô hình cho hiệu quả kinh tế nhất nhì ở xã Đức Long sau quy hoạch dồn điền đổi thửa.
Chịu ảnh hưởng của cơn bão số 1 vừa qua, 100% diện tích lúa mùa của huyện Kim Sơn bị ngập trong nước. Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành địa phương, sự chủ động trong công tác tiêu úng của các HTX, toàn huyện có gần 100 ha lúa phải cấy lại. Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung chăm sóc lúa mùa.
Cũng như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, cơn bão số 1 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp và tài sản của cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Hoa Lư nói riêng. Theo thống kê, cơn bão đã làm ngập úng 2.600 ha lúa mùa mới được gieo cấy; làm đổ 5.632 cây xanh; 56 cột điện; 188 nhà dân bị tốc mái...
Yên Mô là huyện có địa hình đa dạng, không đồng nhất, toàn huyện có trên 1.000 ha ruộng trũng. Trong những năm qua, mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi nhưng do nhiều diện tích ruộng sâu trũng, ở cách xa các trạm bơm tiêu, nên việc canh tác hết sức khó khăn, dẫn đến năng suất lúa đạt thấp.
Ước tính đã có trên 30 nghìn ha lúa trên địa bàn toàn tỉnh bị ngập úng do bão số 1. Trong đó đa phần các diện tích này đều là lúa mới gieo cấy nên điều quan trọng nhất lúc này là làm sao để rút nước càng nhanh càng tốt. Vì vậy, ngành nông nghiệp cùng các địa phương đã và đang huy động tối đa lực lượng, phương tiện để tiêu úng.
Ngày 26/7, UBND tỉnh có buổi làm việc với huyện Yên Mô về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2016, kế hoạch đầu tư công năm 2017 và nợ đọng xây dựng cơ bản; tình hình chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản kết hợp cấy lúa trên địa bàn.
Là địa phương có diện tích gieo thẳng lúa lớn nhất toàn tỉnh, đến thời điểm này, huyện Yên Khánh đã hoàn thành việc gieo cấy lúa vụ mùa.
Thời điểm này, nông dân huyện Gia Viễn đang khẩn trương xuống đồng cấy nhanh gọn diện tích lúa mùa. Đặc biệt, ngay từ đầu vụ mùa, các cấp, các ngành, địa phương trong huyện đã chú trọng đảm bảo đủ nước để làm đất cấy và tăng cường chăm sóc, bảo vệ diện tích lúa mới cấy.
Bất chấp thời tiết nắng nóng, nông dân của huyện Kim Sơn vẫn khẩn trương xuống đồng khẩn trương hoàn thành việc gieo cấy lúa vụ mùa năm nay. Theo kế hoạch, tổng diện tích gieo cấy lúa toàn huyện là gần 8.300 ha.
Nghề trồng hoa huệ xuất hiện ở xã Kim Tân (huyện Kim Sơn) cách đây hơn 10 năm. Ban đầu lác đác chỉ vài hộ trồng, sau thấy giá trị kinh tế mang lại cao gấp nhiều lần so với cấy lúa nên nhiều hộ đã chuyển hẳn sang chuyên canh hoa huệ. Giờ đây hoa huệ đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo trong xã.
Vụ mùa năm 2016, huyện Yên Mô có kế hoạch gieo cấy trên 6.770 ha lúa. Để khâu gieo cấy nhanh, gọn, trong khung thời vụ tốt nhất, sau khi thu hoạch xong toàn bộ diện tích lúa đông xuân, bà con nông dân huyện Yên Mô đã bắt tay ngay vào sản xuất, huy động nhân lực đẩy nhanh tiến độ gieo cấy.
Những năm gần đây, xã Yên Nhân (Yên Mô) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng tăng diện tích lúa hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, tỷ lệ cấy lúa chất lượng cao, lúa thuần của Yên Nhân luôn chiếm trên 90% tổng diện tích gieo cấy và luôn là địa phương dẫn đầu về sản xuất lúa hàng hóa trên địa bàn huyện Yên Mô.
Theo ông Đinh Công Sính, Trưởng xóm 4 xã Gia Hưng (Gia Viễn), 6 sào lúa DQ11 gieo thẳng ở vụ mùa 2016 của gia đình ông đã lên xanh được 4 lá. Hiện gia đình ông đang tập trung cho khâu dặm tỉa, chăm sóc và điều tiết nước cho lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ mùa, diện tích lúa của nhân dân trong xóm, cũng như toàn HTX Hoa Tiên không nhiều, nhưng hầu hết đều được thực hiện bằng phương thức gieo thẳng và đã gieo cấy xong từ ngày 2-7.
Vụ đông xuân 2015-2016, toàn tỉnh gieo cấy 41.596 ha lúa. Hiện nay lúa đang sinh trưởng, phát triển khá tốt và đã có 37.985,1 ha trỗ bông, 900 ha thu hoạch chủ yếu ở diện tích lúa ngoài đê thuộc huyện Nho Quan 550 ha, Gia Viễn 350 ha. Điều đáng quan tâm hiện nay là sâu bệnh có chiều hướng phát sinh trên diện rộng và lây lan nhanh, đặc biệt là hai đối tượng rầy nâu và rầy lưng trắng.
Nho Quan là địa bàn thường xuyên phải chịu hậu quả của thiên tai, làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Theo thống kê, năm 2015, trên địa bàn huyện đã xảy ra 13 đợt nắng nóng, với 73 ngày, nhiệt độ cao nhất lên đến 41,5oC; có 24 đợt không khí lạnh, trong đó có 4 đợt rét đậm, rét hại với tổng số 16 ngày... làm ảnh hưởng đến 625,8ha cây trồng vụ đông xuân, thiếu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất vụ mùa ở nhiều khu vực, trong đó trên 1.000 ha đất vụ mùa không gieo cấy được trong khung thời vụ...