Huyện ủy Kim Sơn tổng kết công tác năm 2008
Ngày 9/1, Huyện ủy Kim Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2008 và triển khai nhiệm vụ năm 2009.
Có 3.071 kết quả được tìm thấy
Ngày 9/1, Huyện ủy Kim Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2008 và triển khai nhiệm vụ năm 2009.
Huyện ủy Kim Sơn vừa sơ kết 2 năm thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và triển khai kế hoạch thực hiện cuộc vận động năm 2009.
Vào những ngày giáp tết Kỷ Sửu 2009, tại các bến xe khách Ninh Bình, Nho Quan, Kim Sơn dường như trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn: người đi làm ăn xa trở về xum họp với gia đình, những chuyến taxi, các anh "xe ôm" hoạt động chở khách rôm rả hơn hẳn ngày thường.
Dương Việt Cường, sinh năm 1980, ở thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn) vẫn chưa chịu tu chí làm ăn, không chút ăn năn hối cải về hành vi mình đã gây ra để từ bỏ hẳn con đường phạm pháp.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) sinh vào giờ Dần, ngày mồng một, tháng mười một, năm Mậu Tý, đời vua Lê Hiến Tông, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 38 (1778) tại huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, khi bố ông Giải nguyên Nguyễn Tần đang làm tri huyện tại đây. Khi Nguyễn Công Trứ vào tuổi thiếu niên, ông Nguyễn Tần cũng xin từ quan đưa vợ con về quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh mở trường dạy học.
Tỉnh Ninh Bình hiện còn hơn 1.609 phòng học tạm từ cấp học mầm non đến THPT cần phải sửa chữa và xây dựng mới, trong đó Kim Sơn 244 phòng, thành phố Ninh Bình 61 phòng, thị xã Tam Điệp 56 phòng, Hoa Lư 122 phòng, Gia Viễn 137 phòng, Nho Quan 389 phòng, Yên Khánh 224 phòng, Yên Mô 204 phòng.
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về "Tăng cường lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo đến năm 2010", xã Kim Đông (Kim Sơn) được tỉnh và huyện đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm.
Một ngày cuối năm, chúng tôi về Kim Sơn. Bước trên đê Bình Minh 2 được đổ bê tông phẳng lì, nắng mùa đông vàng ươm chạy dài trên thân đê uốn mình theo dòng chảy... tạo nên sức sống mới ở vùng quê biển..
Chuyện đi khai hoang làm kinh tế của người dân Kim Trung (Kim Sơn) hôm nay khá dài và thú vị không kém những câu chuyện cổ tích. Từ nhiều nơi, nhiều miền quê về đây định cư làm kinh tế mới, người dân Kim Trung tin tưởng vào vùng đất mở giàu tiềm năng này sẽ không phụ công người.
Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, vừa qua, xã Kim Trung (Kim Sơn) đã khởi công xây dựng Trường Mầm non của xã.
Ngày 23-12, nhân lễ giáng sinh năm 2008, đồng chí Tạ Nhật Thới, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến thăm, chúc mừng linh mục Bùi Ngọc Hoàng, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết công giáo tỉnh ở giáo xứ Hướng Đạo (xã Đồng Hướng - Kim Sơn); thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Phát Diệm và 2 gia đình giáo dân tiêu biểu ở thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn) và xã Yên Phong (Yên Mô).
Theo thống kê của Hội Khuyến học huyện Kim Sơn, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008, huyện Kim Sơn có 658 học sinh thi đỗ vào các trường đại học trong cả nước, trong đó có 164 học sinh Công giáo.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 11 tháng năm 2008 trên địa bàn huyện Kim Sơn đạt 420 tỷ đồng, bằng 110% kế hoạch năm (tăng 119% so với cùng kỳ năm ngoái).
Đó là xưởng may của gia đình ông Vũ Văn Ba, giáo dân xóm An Cư. Thành lập từ năm 2004, hiện đây là xưởng may có số máy may công nghiệp và số lượng công nhân nhiều nhất xã Văn Hải (Kim Sơn).
Huyện Kim Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi dọc ngang thuận lợi cho công tác thủy lợi, thau chua rửa mặn, sản xuất, giao thông và đời sống của nhân dân.
Một buổi chiều muộn của những ngày cuối năm Mậu Tý, tình cờ đến thăm nhà một người bạn, tôi gặp một nhóm các tình nguyện viên thuộc Hội chữ thập đỏ thành phố Ninh Bình đang trao đổi, trò chuyện vui vẻ về việc làm hết sức ý nghĩa của cụ bà Nguyễn Thị Hoa ở giáo xứ Cồn Thoi (Kim Sơn) là người Việt Nam đầu tiên hiến tặng giác mạc đã đem lại ánh sáng cho 2 người phụ nữ mù lòa.
Xã Lưu Phương (huyện Kim Sơn) là một địa phương có 59% dân số là người có đạo. Trong thực hiện công tác giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết 10-NQ/TU của Tỉnh ủy, từ các đoàn thể cho đến các thôn, xóm đã triển khai nhiều hoạt động giúp hộ nghèo có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" ở xã Thượng Kiệm (Kim Sơn) được nhân dân hưởng ứng, không chỉ tạo thêm nguồn lực về vật chất mà còn nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.
Thực hiện chủ trương của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu III về xây nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách, Ban CHQS huyện Kim Sơn và xã Thượng Kiệm vừa khởi công xây nhà tình nghĩa của Bộ Tư lệnh Quân khu III tặng bà Nguyễn Thị Túc, là vợ của liệt sĩ Phan Tất Đán ở xóm 5, xã Thượng Kiệm.
Là một huyện có địa bàn rộng, có đặc trưng riêng của vùng biển, do vậy Kim Sơn phát triển mạnh nghề trồng và chế biến cói, nuôi trồng thủy sản tại các xã bãi ngang ven biển.
Đối với các thầy, cô giáo, ngày 20-11 hàng năm luôn là ngày hội với những lời chúc mừng, những bó hoa và những lời động viên, thăm hỏi của học sinh, là động lực giúp các thầy, cô vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ " trồng người". Nhân dịp này, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trò chuyện với thầy giáo Lê Nguyên Hồng - Hiệu trưởng trường THPT Kim Sơn B, một gương điển hình của ngành Giáo dục Việt Nam năm 2007, nhằm tìm hiểu những suy nghĩ, niềm vui, và những trăn trở về nghề.
Theo ước tính sơ bộ, đợt mưa lớn đầu tháng 11 vừa qua đã gây thiệt hại cho huyện Kim Sơn đã làm hàng nghìn ha lúa mùa của huyện bị ngập úng, thiệt hại cả về năng suất, sản lượng và chất lượng.
Đợt mưa lũ vừa qua, gia đình chị Trần Thị Tho ở xóm 11, xã Kim Định (huyện Kim Sơn) có 4 sào lúa nếp đã đến kỳ thu hoạch bị ngập nước. Chị chỉ có một mình nên việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn.
Ngày 5/11, đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT đi kiểm tra tình hình khắc phục mưa úng tại huyện Kim Sơn.
Tổng số nhà dột nát của hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn huyện Kim Sơn thuộc diện được hỗ trợ xây mới, sửa chữa giai đoạn 2008-2009 là 237 nhà, riêng năm 2008 là 49 nhà.