Giảm thiểu tình trạng lạm dụng rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WTO), các nước thu nhập cao có khoảng 20% lái xe bị thương tích dẫn đến tử vong có lượng cồn trong máu vượt quá giới hạn cho phép.
Có 849 kết quả được tìm thấy
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WTO), các nước thu nhập cao có khoảng 20% lái xe bị thương tích dẫn đến tử vong có lượng cồn trong máu vượt quá giới hạn cho phép.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất. Theo đó, sẽ có 5 phương pháp định giá đất. 5 phương pháp định giá đất gồm: So sánh trực tiếp; chiết trừ; thu nhập; thặng dư; hệ số điều chỉnh giá đất.
Nghề chế biến cói đã có từ rất lâu và nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn (Ninh Bình) quê tôi. Với nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, nguồn lao động cần cù, sáng tạo, hơn 60 năm qua, trên địa bàn huyện Kim Sơn đã hình thành nhiều cơ sở chế biến cói, tạo việc làm và thu nhập, góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng nghìn người dân Kim Sơn.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với việc giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Yên Mô đã có sự chỉ đạo sát sao để công tác này đạt hiệu quả. Hiệu quả từ hoạt động đào tạo nghề còn góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện mỗi năm hơn 2,8%, đến hết năm 2013 còn 7,23%.
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Khánh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi, xây dựng cánh đồng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa, huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực đưa máy móc vào đồng ruộng nhằm giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, giải quyết một phần tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp lúc mùa vụ và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Khánh Hải là 1 trong 5 xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Khánh, sau hơn 3 năm triển khai chương trình, Khánh Hải đã có sự thay đổi toàn diện, nhận thức của người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, thu nhập và đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Xác định hoạt động sản xuất công nghiệp trong năm 2014 còn nhiều khó khăn, do vậy ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Viễn đã chủ động triển khai thực hiện các giải pháp sản xuất, kinh doanh, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành để khắc phục khó khăn, phấn đấu tăng doanh thu cho doanh nghiệp và đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động...
Hàng triệu lao động nông thôn đang chọn con đường ly hương lên các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm. Nhưng không phải ai cũng tìm được công việc có thu nhập ổn định. Trong khi đó thì những cánh đồng "bờ xôi ruộng mật" lại đang thiếu trầm trọng lao động chính. Làm cách nào để giữ nông dân với ruộng đồng, chung sức xây dựng nông thôn mới?
Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Mô đã chỉ đạo các cấp Hội triển khai tốt hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện của địa phương. Từ đó, đã thu hút được hội viên phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động phát triển kinh tế và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Phóng viên Báo Ninh Bình cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Tố Hằng, Chủ tịch Hội LHPN huyện xung quanh vấn đề này.
Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 8 ngày 31-10-2013 hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.
Ngay từ những ngày đầu xuân Giáp Ngọ 2014, Nhà máy gạch Yên Thành (huyện Yên Mô), thuộc Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Hoàng Bá đã phát động phong trào thi đua sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả công việc. Tất cả cán bộ, công nhân trong nhà máy đã ra quân sản xuất đầu năm với khí thế sôi nổi, quyết tâm cao trong lao động, phấn đấu đưa hoạt động sản xuất của nhà máy ngày càng đi lên, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn), trong mấy năm gần đây được nhiều người biết đến vì trên địa bàn có chùa Bái Đính. Từ năm 2004 đến nay, nơi đây đã phát triển mạnh về du lịch tâm linh, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động là người dân địa phương và người dân xã Gia Sinh đã thực sự đổi đời từ khi có du lịch.
Mọi năm, sau dịp Tết Nguyên đán, hầu hết người nội trợ đều "giật mình" trước hàng loạt thực phẩm, hàng hóa "dựa hơi" Tết để tăng giá, khiến mỗi bữa ăn nói riêng, việc chi tiêu, sinh hoạt nói chung trong mỗi gia đình, nhất là gia đình công chức, viên chức, người lao động, người có thu nhập thấp thêm "lao đao".
Chiến tranh, bom đạn đã để lại trong ông thương tật vĩnh viễn, nhưng với ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên của người lính, thương binh Phạm Đăng Ngát, xã Khánh Nhạc (Yên Khánh) đã gây dựng cho mình nghề chế tạo cơ khí và kinh doanh máy nông nghiệp ngày càng phát triển với quy mô lớn, không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho gia đình, mà tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động trong xã.
3 năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Khánh đã đạt được những kết quả rõ nét. Trong đó, việc thực hiện tiêu chí về thu nhập được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và có nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững.
Ngành tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ở Ninh Bình nói chung và các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nói riêng đã khẳng định được vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu; thúc đẩy du lịch phát triển và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Nhằm nâng tầm các nghề thủ công truyền thống của địa phương và thúc đẩy sự phát triển của nó trong điều kiện hiện nay, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều quyết sách để khai thác các thế mạnh của các loại hình nghề truyền thống. Xin giới thiệu với bạn đọc nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Báo Ninh Bình với đồng chí Phạm Thị Hồng, TUV, Giám đốc Sở Công thương xung quanh vấn đề này.
Hiện nay, tỉnh ta có tổng số hộ làm nghề trong các làng nghề khoảng 12.500 hộ với tổng số lao động tham gia sản xuất khoảng 22.000 lao động, với mức thu nhập 1,2 triệu đồng/người/tháng. Phát triển làng nghề có vai trò rất quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn sang hướng phi nông nghiệp mà còn nâng cao thu nhập cho người dân.
Xã Văn Phú (huyện Nho Quan) hiện có 2 làng nghề mây tre đan được UBND tỉnh công nhận, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại địa phương. Để làng nghề phát huy hiệu quả và phát triển bền vững, trong quá trình phát triển xã Văn Phú nói riêng và huyện Nho Quan nói chung luôn chú trọng tới vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường tại các làng nghề.
Với hầu hết người dân thị trấn Bình Minh (Kim Sơn), thu nhập chủ yếu dựa và cấy lúa và nuôi trồng thủy sản, trong khi nuôi trồng thủy sản lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, do đó người nông dân thường gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Năm 2013, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Kim Sơn đạt 80 tỷ 590 triệu đồng, đạt 100,6% dự toán thu ngân sách HĐND tỉnh giao; trong đó thu từ thuế, phí, lệ phí và thu khác là 55 tỷ 600 triệu đồng, đạt 93% dự toán, bằng 97% so với năm trước; thu tiền sử dụng đất là 25 tỷ đồng, đạt 125% dự toán, tăng 23% so với năm 2012. Có 10/11 chỉ tiêu thu hoàn thành vượt dự toán được giao là: thu thuế thu nhập cá nhân đạt 109%; thu từ xổ số kiến thiết đạt 100%; thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 126%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 103%; thu tiền thuê đất đạt 120%; thu lệ phí trước bạ đạt 123%; thu phí, lệ phí đạt 362%; thu khác ngân sách đạt 217%; các khoản thu tại xã đạt 112%; thu tiền sử dụng đất đạt 125%.
Vụ đông năm nay, 125 hộ nông dân xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp được thụ hưởng dự án trồng dưa chuột bao tử theo tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) đầu tư với quy mô 8 ha. Thu nhập cao, môi trường sản xuất được cải thiện là những điều bà con nông dân nơi đây nhận được từ mô hình này.
Là một trong 6 xã bãi ngang của huyện Kim Sơn, xã Kim Tân gặp nhiều khó khăn khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bởi kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, trình độ dân trí không đồng đều…
Tăng thu nhập cho nông dân và chuyển đổi cơ cấu lao động là những tiêu chí quan trọng, mang tính cốt lõi của chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.
Là một huyện thuần nông với điểm xuất phát thấp, tuy nhiên sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, với sự chỉ đạo sâu sát, bằng những chương trình hành động cụ thể, huyện Yên Mô đã đạt những kết quả nổi bật, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tăng nhanh năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên diện tích canh tác không ngừng được nâng lên…, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng phát triển.
Qua khảo sát, Ninh Hòa (huyện Hoa Lư) tổng số trên 2.000 người trong độ tuổi lao động thì có khoảng 1/4 số lao động này không có việc làm lúc nông nhàn…Cấp ủy chính quyền xã rất quan tâm đến công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ), coi đây là bước đột phá trong công tác giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo của địa phương.