[Infographic] Gợi ý 4 nhóm thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe
"Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới" là chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, bắt đầu từ ngày 15/4 đến 15/5/2024 trên phạm vi toàn quốc.
Có 35 kết quả được tìm thấy
"Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới" là chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, bắt đầu từ ngày 15/4 đến 15/5/2024 trên phạm vi toàn quốc.
Chuỗi thực phẩm an toàn là việc liên kết kiểm soát tất cả các khâu từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm như: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt đến thu gom, sơ chế, giết mổ, chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Tại Ninh Bình đã có nhiều chuỗi thực phẩm an toàn được hình thành và duy trì hiệu quả, được người tiêu dùng tin tưởng, đánh giá cao.
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, tuy nhiên, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh lại có thể là nguồn gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngày Tết, việc chuẩn bị nhiều loại thực phẩm và dự trữ lâu ngày khiến thực phẩm dễ bị hỏng. Để giữ cho thực phẩm tươi lâu và đảm bảo an toàn, vệ sinh, mọi người cần bảo quản thực phẩm đúng cách.
Nhân dịp Tết Quý Mão 2023, phóng viên (P.V) Báo Ninh Bình có cuộc trao đổi nhanh với Bác sỹ CKI Đinh Ngọc Thư, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình xung quanh câu chuyện sử dụng thực phẩm an toàn, việc uống rượu, bia để giữ gìn sức khỏe trong những ngày Tết.
Bộ NN&PTNT nông thôn cho biết ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn và Chương trình "Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới".
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ để cung cấp thực phẩm an toàn, đồng thời đảm bảo hệ sinh thái bền vững, bảo vệ môi trường... là mục tiêu mà huyện Yên Mô đề ra để hướng tới phát triển ngành nông nghiệp bền vững. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, HĐND huyện Yên Mô đã thông qua Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2022-2025.
Đề án "Nông dân nói không với thực phẩm bẩn" do Hội Nông dân tỉnh triển khai từ năm 2016 với hàng trăm mô hình, không chỉ thay đổi nhận thức của người nông dân về thực phẩm an toàn mà còn giúp hội viên tăng thu nhập, phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Đặc biệt, việc triển khai thành công Đề án còn thể hiện tầm nhìn và ý chí của các cấp Hội Nông dân từ nhiều thế hệ trở về trước.
Diện tích sản xuất vụ đông của Ninh Bình những năm gần đây không tăng nhưng giá trị sản xuất của vụ này vẫn tiếp tục được nâng lên. Điều này chứng tỏ đây vẫn là vụ sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Vụ đông năm 2021 này, trong bối cảnh dịch COVID-19, các địa phương cần tiếp tục thúc đẩy sản xuất để đáp ứng tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội; đồng thời tạo việc làm cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo thông tin từ Trung tâm Khuyến công, Xúc tiến thương mại và phát triển CCN, Sở Công thương và qua khảo sát của phóng viên tại các chợ thực phẩm, các cửa hàng thực phẩm an toàn, giá các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn giữ ổn định, không có sự biến động trong nhiều ngày qua.
Dù được phát động chưa lâu song phong trào "Nông dân Ninh Bình nói không với chất thải nhựa dùng một lần và túi ni-lông" đã tạo sức lan tỏa lớn khi tác động đến nhiều lĩnh vực mà hội viên nông dân tham gia, từ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đến du lịch thân thiện với môi trường. Thông điệp mà phong trào muốn gửi tới cộng đồng là hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng chung tay không sử dụng túi ni-lông, những sản phẩm nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy sử dụng các sản phẩm thiên nhiên như lá chuối, lá dong, lá sen… và các loại túi đựng hàng thân thiện với môi trường, thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần.
Sáng 13/6, Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức sản xuất thực phẩm an toàn cho 50 hội viên nông dân xã Mai Sơn, huyện Yên Mô.
Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn còn có những "lỗ hổng", thị trường thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn lưu hành. Do đó, người tiêu dùng cần "thông thái" lựa chọn những thực phẩm an toàn cho gia đình, đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân.
Thời gian qua, công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông ở các khu, điểm du lịch được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn, do đó không để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, mất an toàn cho khách du lịch, tạo nên môi trường du lịch Ninh Bình văn minh, thân thiện.
Là mặt hàng nông sản gắn liền với đời sống, việc lựa chọn rau củ quả "sạch" cho bữa cơm gia đình luôn được người dân ưu tiên lên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe. Với mong muốn tạo ra nguồn thực phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, ông Lại Văn Luân ở khu phố 4, thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh đã mạnh dạn đầu tư trồng rau sạch trong nhà lưới và thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Thực hiện Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn, giai đoạn 2016 - 2020", Hội Nông dân huyện Yên Khánh đã tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn đồng thời tích cực triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình điểm về an toàn thực phẩm.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường và Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn giai đoạn 2016-2020", Hội Nông dân huyện Nho Quan đã tiến hành khảo sát và xây dựng nhiều mô hình "Nông dân nói không với thực phẩm bẩn" tại nhiều địa phương trên địa bàn nhằm thay đổi tư duy, nhận thức và hành động của hội viên, nông dân trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, phấn đấu đưa ra thị trường tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) luôn là vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm. Thực phẩm an toàn đóng góp quan trọng trọng việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng về chi phí chăm sóc sức khỏe.
Sau thành công bước đầu của cửa hàng nông sản an toàn Sông Vân (thành phố Ninh Bình), vừa qua Hội Nông dân tỉnh tiếp tục hỗ trợ xây dựng cửa hàng nông sản an toàn Tam Điệp với mục tiêu đẩy mạnh việc giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm an toàn của nông dân trong và ngoài tỉnh đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn.
Vài năm trở lại đây, cơn bão "thực phẩm bẩn" đang dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Dù chỉ là mớ rau hay chút thịt, đôi khi người tiêu dùng vẫn hoang mang liệu sản phẩm có thực sự "sạch" và đảm bảo không ? Với tinh thần quyết chung tay cùng người dân đẩy lùi thực phẩm bẩn, Hội Nông dân huyện Kim Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ sở, chi hội nông dân trên địa bàn hướng tới mục tiêu sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, vì sức khỏe của mọi người, mọi nhà.
Trong các bước triển khai Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn" Hội Nông dân huyện Yên Khánh đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thay đổi tư duy, nhận thức về sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Cùng với việc xây dựng thành công hơn 300 mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn thì có lẽ "cái được" lớn nhất sau 1 năm triển khai Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn" chính là việc đã làm chuyển biến nhận thức của hội viên nông dân trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Đây chính là cách giải quyết vấn đề một cách căn cơ, tận gốc mà Hội Nông dân tỉnh đã đề ra.
Vượt khó vươn lên bằng chính bàn tay và khối óc của mình, chị Nguyễn Thị Gấm (Thôn Bãi Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư) đã phát triển thành công mô hình chăn nuôi dê sạch cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, đàn dê không những làm giàu cho gia đình chị với thu nhập 200 triệu đồng/năm mà còn góp phần mang đến nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng, vì sức khỏe cộng đồng.
Ngày 12/6, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn với 150 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, MTTQ Việt Nam tỉnh.
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng của con người, nếu sử dụng thực phẩm an toàn sẽ giúp chúng ta duy trì sự sống, phát triển khỏe mạnh, ngược lại, nếu sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ gây cho con người nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Do đó, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) luôn là vấn đề được các ngành, các cấp và toàn xã hội quan tâm; trong đó cần chú trọng nâng cao kiến thức, thực hành về ATVSTP cho các đối tượng tham gia.