Nghị quyết số 05 HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XIII, kỳ họp thứ 10
Thông qua Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 1-7-2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2020
Có 392 kết quả được tìm thấy
Thông qua Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 1-7-2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2020
Ngày 16-7-2014, kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XIII đã thông qua 10 Nghị quyết quan trọng. Báo Ninh Bình trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung Nghị quyết số 06: Nghị quyết về việc chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện các công trình dự án, đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Huyện Hoa Lư có vị trí, vai trò quan trọng vì phần lớn diện tích của huyện Hoa Lư nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, bao gồm các khu vực đặc trưng liền kề nhau là: Cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An; Tam Cốc- Bích Động và khu rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư.
Họ là những chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày trong những năm tháng hoạt động cách mạng suốt chiều dài lịch sử kể từ khi có Đảng lãnh đạo qua hai cuộc chiến tranh giành độc lập cho dân tộc. Họ trở về từ gần 30 nhà tù, trại giam của thực dân, đế quốc rải khắp từ rừng núi cao đến hải đảo xa xôi của Tổ quốc. Trong số hàng chục nghìn chiến sĩ ấy, riêng tỉnh Ninh Bình nay còn lại hơn 400 người đang cùng sinh hoạt tại Ban liên lạc Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày để cùng động viên, giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống.
Quần thể danh thắng Tràng An là một địa danh du lịch tổng hợp văn hóa - thiên nhiên ở Ninh Bình. Nơi đây có nhiều di tích danh thắng đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư... Liên kết giữa các khu du lịch này là khu rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi và hệ thống sông, hồ, đầm với diện tích khoảng 12.000 ha.
Trong một lần về tác nghiệp tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan), chúng tôi nghe người dân thôn Mỹ Thịnh phản ánh về một trường hợp sống theo kiểu… người rừng của hai mẹ con chị Dương Thị Xuân. Điều đáng chú ý, là bé gái mới 7 tuổi cũng đã bắt đầu bị ảnh hưởng bởi những hành vi "không bình thường" của người mẹ.
Chia tay Sơn La, bùi ngùi với men rượu cần, với xôi nếp nương cùng những cánh rừng trải dài, mênh mông cỏ và hoa; chia tay Nhà máy thủy điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, theo Quốc lộ 6 chúng tôi đến với Điện Biên - mảnh đất đã ghi dấu chiến công oanh liệt của quân và dân ta 60 năm về trước.
Về huyện miền núi Nho Quan những ngày đầu xuân Giáp Ngọ, chúng tôi bắt gặp sức xuân tươi mới hiển hiện trên những con đường, mái nhà, vườn cây và những cánh đồng đang được phủ kín màu xanh của lúa xuân mới cấy.
Rừng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Rừng góp phần bảo vệ đất đai, cây trồng, vật nuôi và các hệ động thực vật hoang dã; hạn chế thiệt hại do mưa, bão lũ gây ra; tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, điều hòa không khí. Sản xuất nông-lâm nghiệp và du lịch phụ thuộc lớn vào việc trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng và là điều kiện không thể thiếu để phát triển nhanh và bền vững.
Chúng tôi đến các xã miền núi của huyện Nho Quan một ngày đầu năm khi sắc xuân đang ngập tràn khắp nơi. Những cánh rừng thông, rừng keo chạy dài hút tầm mắt phủ màu xanh ngút ngàn đầy sức sống.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc theo Chương trình 661, thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng (nay là Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng bền vững), trong những năm qua, huyện Nho Quan luôn chú trọng công tác trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, qua đó, không chỉ tăng cường sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhắc đến xã Thạch Bình (huyện Nho Quan) người ta thường nghĩ tới một vùng đất cằn cỗi chỉ có núi đá, cây rừng mà ít người biết rằng đây lại là vùng chuyên trồng hoa phục vụ Tết.
Đã lâu rồi, tôi mới có dịp trở lại Bình Minh. Cả một vùng bãi ngang trải ra trước mắt tôi như một bức tranh thủy mặc với màu xanh của những cánh đồng lúa, cói. Ngoài xa kia là những cánh rừng phòng hộ, lớp lớp giăng thành, nối biển với chân trời. Những cư dân mới, có cả giáo lương về đồng bãi Kim Sơn, từ Kim Đông, Kim Hải, Kim Trung đã an tâm lập nghiệp, làng mới đã trở thành quê hương thứ hai của họ, với bao trăn trở, buồn vui trong vị chát mặn của phù sa và mặn mòi của gió biển. Thị trấn Bình Minh, vẫn đó giống như chứng nhân của những người đầu tiên về đây mở đất.
Huyện Nho Quan có 17/27 xã, thị trấn có rừng, với diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 18 nghìn ha, do đó, công tác bảo vệ, phòng, chống cháy rừng luôn là vấn đề quan trọng, cấp bách được các cấp chính quyền trên địa bàn huyện quan tâm, chủ động triển khai. Nhất là sau những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều diện tích rừng bị táp héo trong khi thời tiết khô hanh kéo dài khiến nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất lớn. Trước thực tế đó, huyện Nho Quan đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống cháy rừng tới các địa phương có rừng, đặc biệt là những khu vực trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.
Chuyến xe đưa đoàn chúng tôi làm một cuộc lữ hành ngược miền Bắc ải. Đường lên ải Bắc xa xôi hay những thao thức trước một cuộc viễn du đã khiến đoàn người như mê đi suốt cuộc hành trình. Bữa cơm chiều do những đồng nghiệp Báo Hà Giang khoản đãi với rượu ngô và rau rừng khiến chúng tôi chếnh choáng.
Hàng loạt những di tích khảo cổ học trong hang động, mái đá được phát hiện và nghiên cứu trong Quần thể danh thắng Tràng An đã cho chúng ta những thông tin để viết nên một câu chuyện thú vị về sự định cư; việc sử dụng hang động, mái đá, thung lũng đá vôi làm không gian sinh dưỡng của người tiền sử cũng như việc họ sống và thích ứng với những biến đổi lớn về khí hậu từ khô lạnh sang nóng ẩm hay từ môi trường lục địa sang môi trường biển cả và những thiên tai bất ngờ như động đất, cháy rừng đã tác động tới họ như thế nào….
Sáng 25/12, tại thung Cách Trư ngoài, thôn Đông Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư đã tổ chức diễn tập chữa cháy rừng. Mục đích của cuộc diễn tập là kiểm tra thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng để nâng cao khả năng phối hợp giữa các lực lượng theo phương châm 4 tại chỗ; nâng cao khả năng chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng các cấp; nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ và nhân dân địa phương.
Những ngày đầu xây dựng, tuyến đường duy nhất vận chuyển vật tư thiết bị từ Hang Chùa đi tới Thung Nham là con ngòi nhỏ luôn ở tình trạng khô cạn về mùa khô, ngập úng trong mùa mưa lũ, khó khăn chồng chất khó khăn...Vượt lên những khó khăn của địa hình, đất đai, Doanh nghiệp Doanh Sinh vừa trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng vừa khai hoang phục hóa, vừa xây dựng mô hình nông lâm kết hợp theo hướng đa mục tiêu tạo thành Khu du lịch sinh thái Thung Nham - điểm du lịch sinh thái lý tưởng của đông đảo du khách trong và ngoài nước
Vẻ khoáng đạt của đại ngàn với màu xanh mát rượi sẽ khiến người ta quên hết mệt mỏi. Bụi đường của 120 km từ Hà Nội đến Cúc Phương (Ninh Bình) sẽ tan biến khi bước qua cánh cổng vào với rừng xanh.
Tháng ba, cái nắng xuân mỏng tang phủ lên những dãy núi, dòng sông, cánh đồng trên giải đất Cố đô nghìn năm lịch sử. Dòng Sào Khê mùa này nước lặng, mặt sông phẳng như mặt gương. Những cơn gió từ những cánh rừng, triền thung thổi về mơn man mặt sóng. Những ngày này, khu di tích Đinh Lê đang vào mùa lễ hội, những dòng người từ muôn nẻo vẫn liên tục đổ về đây ngày một đông hơn. Có những ngày mặt sông như căng ra bởi hàng trăm con thuyền ken nhau xuôi về phía hang Luồn, với các khu hang động kỳ thú.
Dự án xây dựng tuyến đường ĐT 477 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của tỉnh. Đây là tuyến đường tránh thành phố Ninh Bình có vai trò rất quan trọng và cấp thiết trong công tác phân luồng giao thông. Tuyến đường hoàn thành không chỉ thúc đẩy du lịch phát triển mà còn phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn rừng Quốc gia Cúc Phương, phục vụ phân lũ, chậm lũ sông Hồng và là tuyến đường ngang nối liền hệ thống các tuyến đường giao thông quan trọng của Quốc gia như: đường cao tốc Hà Nội- Ninh Bình, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường Hồ Chí Minh.
Phóng viên TTXVN tại Mêhicô dẫn thông báo ngày 18/6 của Viện Nhân chủng và Lịch sử Quốc gia nước này (INAH) cho biết một nhóm nhà khảo cổ Mêhicô và quốc tế vừa phát hiện ra một thành phố cổ nằm sâu trong rừng rậm ở bang Campêchê ( Campeche), Đông Nam Mêhicô. Thành phố cổ này có niên đại 1.400 năm và thuộc về nền văn minh Maya có từ cách đây 3.000 năm.
Nho Quan có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 17.992,9 ha, chiếm 3/5 diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh, phân bố rộng trên 17/27 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã vùng cao là vùng đệm của Vườn quốc gia Cúc Phương.
Ninh Bình là tỉnh phía Nam đồng bằng Bắc bộ, có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 30.500 ha, chiếm gần 20% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó rừng đặc dụng chiếm 60%. Diện tích rừng của Ninh Bình tuy không nhiều, song có vai trò và giá trị rất lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngoài các giá trị về phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, rừng còn là nguồn tài nguyên quý để phát triển ngành kinh tế du lịch tỉnh nhà.
Sau ngày tái lập tỉnh, thực hiện các chính sách về giao khoán bảo vệ rừng, ông Nguyễn Đình Nhu, xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp đã mạnh dạn ký hợp đồng khoán bảo vệ toàn bộ diện tích rừng thông với Ban quản lý chương trình 327 thị xã Tam Điệp, sau này là Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Ninh Bình với mức kinh phí khoán bảo vệ rừng 50.000 đồng/ha/năm theo quy định của Nhà nước.