Logo

    Tìm kiếm: nhà thơ

    54 kết quả được tìm thấy

    Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức "Ngày thơ Việt Nam"

    Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức "Ngày thơ Việt Nam"

    Tin văn nghệ-

    Ngày 14/2 tại trường THPT Yên Khánh B, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày thơ Việt Nam. Đến dự có các đồng chí đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo; Hội Văn học nghệ thuật tỉnh; đại diện các nhà trường và đông đảo các nhà thơ, giáo viên, học sinh....

    Hình ảnh Mẹ trong thơ đương đại Ninh Bình

    Hình ảnh Mẹ trong thơ đương đại Ninh Bình

    -

    Mẹ là ngôn từ đẹp nhất trong mọi ngôn từ. Ai đó đã nói rằng: "Vũ trụ có nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt diệu nhất là trái tim người mẹ". Theo mạch cảm hứng ấy, các nhà thơ Ninh Bình đều ít nhiều đạt được những thành công nhất định khi viết về đề tài này. Trong sáng tác của họ, mẹ đồng nghĩa với sự vất vả, nghèo khó, lam lũ, nhọc nhằn.

    Hoàn Nguyễn: Một tâm hồn, hai nẻo "đường thơ"

    Hoàn Nguyễn: Một tâm hồn, hai nẻo "đường thơ"

    -

    Tôi từng đọc thơ Hoàn Nguyễn nhiều lần, lại nghe cả những bản nhạc phổ thơ chị. Thành thật mà nói cũng thấy phân vân không biết nên gọi tên một Hoàn Nguyễn nhà thơ hay một Hoàn Nguyễn thuộc về thế giới âm nhạc. Dường như cả hai thế giới ấy Hoàn Nguyễn đều xứng đáng dự phần. Song cho dù có tách bạch đến chừng nào đi nữa thì vẫn có một thực tế là những gì mà người đọc hay người nghe được biết đều thuộc về cùng một con người. Thơ hay nhạc thực ra chỉ là hai phía khác của một tâm hồn cô đơn đến cùng cực.

    Đưa thi ca địa phương đến gần với đời sống

    Đưa thi ca địa phương đến gần với đời sống

    Xã hội-

    Ninh Bình là địa phương có phong trào văn hóa văn nghệ phát triển mạnh so với cả nước. Cùng với các hoạt động văn học nghệ thuật khác, hoạt động sáng tác thơ có nhiều điểm nhấn, khắc họa được nét văn hóa đa dạng, đặc sắc và nét đẹp của đất và người Cố đô Hoa Lư. Nhân kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam (Rằm tháng Giêng âm lịch), phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc phỏng vấn Nhà thơ, Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Nguyễn Đăng Hào (bút danh Bình Nguyên), Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

    Luôn tâm niệm lời Bác Hồ dạy

    Luôn tâm niệm lời Bác Hồ dạy

    Thời sự-

    Ngày này cách đây 50 năm, hẳn còn đọng lại trong ký ức của nhiều người, nhất là những người cao tuổi khi nghe thông báo đặc biệt, tin Bác Hồ đã theo cụ Các Mác, Lê nin và tổ tiên về cõi vĩnh hằng. Cả đất nước, từ những em nhỏ đến các cụ già, ai ai cũng giàn giụa nước mắt tiếc thương Bác. Nhà thơ Tố Hữu trong bài "Bác ơi" đã viết:

    Vài suy ngẫm nhân đọc tập Đường thi Tam Điệp

    Vài suy ngẫm nhân đọc tập Đường thi Tam Điệp

    VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT-

    Vừa qua các nhà thơ Tam Điệp đã làm được một việc rất có ý nghĩa đó là đã cho ra đời tập "Đường thi Tam Điệp" (tập 1). Với sự say mê xen lẫn tò mò tôi đã đọc tập thơ. Nói say mê vì cuộc chơi thơ Đường là cuộc chơi riêng có, sang trọng và lịch duyệt, mà những kẻ "ngoại đạo" như tôi ít có cơ hội lạm dự. Tò mò là vì "trò chơi chữ nghĩa" đầy ma mị của cổ thi không biết những rồi sẽ dẫn dụ người xem đi tới đâu trong cái thế giới mênh mông vô tận của nó? Tôi đã ghi lại những cảm nhận của mình về tập thơ.

    "Phúc nhà" bồi đắp yêu thương

    "Phúc nhà" bồi đắp yêu thương

    VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT-

    Thơ Lâm Xuân Vi đã trải qua hành trình dài. Với mười tập thơ, ba tập tiểu luận, phê bình, ký và ghi chép, nhà thơ đã tạo được dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc về một phong cách thơ không thể trộn lẫn, chân thành mà mê mẩn, bao dung mà quyến rũ.

    Tiếp nối truyền thống văn học thời kỳ Nhà nước Đại Cồ Việt

    Tiếp nối truyền thống văn học thời kỳ Nhà nước Đại Cồ Việt

    Văn Hóa-

    Theo các nhà nghiên cứu văn học tỉnh cũng như trong cuốn "Tuyển tập văn học Ninh Bình ngàn năm" do Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình và Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2010 thì, Văn học Việt Nam thời kỳ Đại Cồ Việt được nhiều nhà nghiên cứu xem là giai đoạn sơ khởi của nền văn học viết Việt Nam dưới hình thức chữ Hán và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Thời kỳ này đã xuất hiện những nhà thơ là những vị thiền sư nổi tiếng như Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu (pháp hiệu Khuông Việt), với các tác phẩm nổi tiếng như "Quốc Tộ", "Vương Lang quy"…

    Tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16

    Tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16

    Tin văn nghệ-

    Ngày 28/2 (ngày 13 tháng giêng, Mậu Tuất) , Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã tổ chức: Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16 với chủ đề "Văn học nghệ thuật đồng hành cùng đất nước". Tham dự có lãnh đạo Sở Văn hóa và thể thao; Sở Giáo dục và đào tạo; đại diện một số sở, ban ngành; các chi hội VHNT các huyện, thành phố; các ủy viên BCH hội VHNT tỉnh; các nhà thơ; đông đảo các văn nghệ sỹ thuộc Hội VHNT tỉnh và công chúng yêu thơ.

    Những người làm sạch, đẹp đường phố

    Những người làm sạch, đẹp đường phố

    Văn Hóa-

    Những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu nói về những người lao công: "Những đêm đông/Khi cơn dông/Vừa tắt/Tôi đứng trông/Trên đường lặng ngắt/Chị lao công/Như sắt/Như đồng/Chị lao công/Đêm đông/Quét rác..." trong bài thơ "Tiếng chổi tre" là những lời chân thành và thiết thực nhất dành tặng những người lao công hàng ngày vẫn âm thầm làm sạch, đẹp đường phố. Với họ, mỗi con đường, góc phố luôn là nơi gắn bó thân quen đến từng hàng cây, cột đèn. Dù ngày Tết đã cận kề, đêm Giao thừa đang đến rất gần, họ vẫn âm thầm, lặng lẽ với công việc, những công việc ấy, nhìn tưởng dễ dàng và đơn giản, nhưng thật vất vả, nhọc nhằn.

    Vài suy nghĩ khi đọc thơ Trần Xuân Trường

    Vài suy nghĩ khi đọc thơ Trần Xuân Trường

    -

    Lâu rồi tôi không đọc thơ, phần vì cuộc mưu sinh bận bịu, phần vì cũng đôi khi gặp những nhà thơ không tinh nghề, vô hình chung họ đã biến thứ nghệ thuật thanh tao và sang trọng bậc nhất này thành những trò sắp đặt vô nghĩa. Tuy nhiên, là một người yêu thơ, tôi vẫn tin tưởng rằng những thi phẩm hay tự nó đã có sức quyến rũ bạn đọc. Niềm tin ấy càng được xác tín khi tôi đọc thơ Trần Xuân Trường.

    Mãi tự hào về Đảng quang vinh

    Mãi tự hào về Đảng quang vinh

    Thời sự-

    Mỗi khi Xuân về, mỗi chúng ta lại bồi hồi nghĩ về Đảng, về Bác Hồ kính yêu. 85 năm đồng hành cùng mùa xuân dân tộc, "Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng" và đúng như nhà thơ Tạ Hữu Yên đã viết trong bài "Nghĩ về Đảng": Đảng là của bạn của tôi/Trong veo phẩm chất, sáng ngời thanh danh. Đó không chỉ là lời thơ, là tiếng tơ lòng của riêng nhà thơ Tạ Hữu Yên mà chính là niềm tin, là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt khi nghĩ về Đảng. Những đảng viên mà chúng tôi đã gặp, đã trò chuyện trong những ngày đầu xuân ất Mùi này đều có chung một nguyện ước: Cống hiến hết mình cho Đảng quang vinh...

    Đưa hoạt động văn học nghệ thuật phát triển lên tầm cao mới, hòa nhịp với đời sống văn nghệ của cả nước

    Đưa hoạt động văn học nghệ thuật phát triển lên tầm cao mới, hòa nhịp với đời sống văn nghệ của cả nước

    VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT-

    Những năm gần đây, đời sống văn nghệ tỉnh nhà đã có nhiều khởi sắc, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.Nhân Đại hội Hội Văn học nghệ thuật tỉnh lần thứ 5 (nhiệm kỳ 2014-2019), phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc phỏng vấn nhà thơ, NSNA Nguyễn Đăng Hào, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh về những kết quả Hội đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

    Tổ chức ngày thơ Việt Nam tại trường Đại học Hoa Lư

    Tổ chức ngày thơ Việt Nam tại trường Đại học Hoa Lư

    Tin văn nghệ-

    Ngày 13/2, tại trường Đại học Hoa Lư, Hội VHNT tỉnh phối hợp với trường Đại học Hoa Lư tổ chức ngày thơ Việt Nam với chủ đề "Tuổi trẻ và Tổ quốc". Đến dự có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Văn hóa, thể thao và du lịch; giáo viên và học sinh khoa Xã hội và Du lịch (Đại học Hoa Lư); các nhà thơ, hội viên Hội VHNT tỉnh...

    Để ngày thơ thực sự là ngày hội văn hóa dân gian

    Để ngày thơ thực sự là ngày hội văn hóa dân gian

    Tin văn nghệ-

    Nhân "Ngày thơ Việt Nam" lần thứ 12, phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc trao đổi với nhà thơ Lâm Xuân Vi, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình, Trưởng bộ môn Thơ.

    Đôi điều về nhà thơ Vi Thùy Linh

    Đôi điều về nhà thơ Vi Thùy Linh

    -

    Trên văn đàn Việt Nam gần đây, đối với những cây bút trẻ nếu như trong văn xuôi nhiều người thường nhớ tới Nguyễn Ngọc Tư, thì trong thơ thường nói đến Vi Thùy Linh.Nhà thơ trẻ họ Vi sinh 4-4-1980 tại Hà Nội, bút danh ViLi, tốt nghiệp Phân viện Báo chí -Tuyên truyền, hiện hoạt động trong lĩnh vực báo chí.

    Nhà thơ Tạ Hữu Yên qua đời

    Nhà thơ Tạ Hữu Yên qua đời

    -

    Nhà thơ Tạ Hữu Yên đã tạ thế vào sáng 30/5/2013 tại Hà Nội. Ông sinh năm 1927 tại thôn Ðông Hội, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).

    Thơ, họa Phạm Tăng

    Thơ, họa Phạm Tăng

    -

    Họa sỹ, nhà thơ Phạm Tăng sinh ra và lớn lên ở Yên Mạc, huyện Yên Mô. Đó là một vùng quê nổi tiếng hiếu học với những nhà khoa bảng và quan chức lớn thời phong kiến như Hoàng giáp Ninh Địch (đỗ Đệ nhị giáp - tiến sỹ xuất thân, khoa Mậu Tuất, đời vua Lê Dụ Tông, năm 1718); Thượng thư Ninh Tốn (đỗ Tiến sỹ Hội nguyên, khoa Mậu Tuất, năm 1778, đời vua Lê Hiển Tông); tham biện nội các, Toản tu sử quán, trưởng Hàn lâm viện Vũ Phạm Khải triều Nguyễn...

    Em về mua cái "run run phận người"

    Em về mua cái "run run phận người"

    -

    Cũng lâu lắm rồi, có dễ đến chục năm có lẻ, mình không còn cái cảm giác được đi chợ nhà quê để được cảm thấm "tiếng của nắng mưa đồng làng". Mình mượn mấy chữ này của nhà thơ Bình Nguyên, bởi mỗi khi mình đứng trước một không gian nào xưa cũ, một cảm giác xưa cũ, mình lại thấy mấy chữ ấy vọng về thăm thẳm trong tim…

    "Tôi vẫn là tôi"-Thêm một dấu ấn mới về thơ Nguyễn Khắc Thiệu

    "Tôi vẫn là tôi"-Thêm một dấu ấn mới về thơ Nguyễn Khắc Thiệu

    VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT-

    Trước thềm năm mới 2013, nhà thơ Nguyễn Khắc Thiệu cho "trình làng" một tập thơ mới "Tôi vẫn là tôi". Nguyễn Khắc Thiệu bước vào làng văn nghệ từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước nhưng do môi trường công tác nên gần đây anh trở lại với văn nghệ với một số tác phẩm được xuất bản: Hạnh phúc đơn sơ (Hội VHNT Ninh Bình), Một chữ trong tôi (Nhà xuất bản Văn học), Hoàng đế cờ lau, truyện lịch sử (Nhà xuất bản Văn học), "Tạ lỗi với thời gian".

    Đọc "Mùa hoa cúc quỳ" của Vũ Đức Thanh

    Đọc "Mùa hoa cúc quỳ" của Vũ Đức Thanh

    -

    Nhà thơ Vũ Đức Thanh, sinh năm 1944, tại Yên Phú (Yên Mô), tốt nghiệp Đại học Sư phạm I Hà Nội năm 1972, Đại học Thương mại 1977, từng công tác trong ngành thương nghiệp; giáo viên văn tại Kim Sơn; nay đã nghỉ hưu, hiện ngụ tại Nam Sơn (thị xã Tam Điệp).

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long