Miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, có nơi trên 40 độ C
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đợt nắng nóng diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có thể kéo dài đến ngày 22/4 với nhiệt độ có nơi trên 40 độ C.
Có 347 kết quả được tìm thấy
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đợt nắng nóng diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có thể kéo dài đến ngày 22/4 với nhiệt độ có nơi trên 40 độ C.
Mặc cho nắng nóng oi bức ngày hè, hay cái rét căm căm của trời đông lạnh giá, bước chân của người bưu tá trẻ Đinh Văn Thương vẫn rảo khắp thôn bản để hành trình của những cánh thư, những tờ báo, những gói bưu phẩm… được nhanh chóng đến tay người nhận. Sự tận tụy với nghề của anh Đinh Văn Thương để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân địa phương, dù rằng anh Thương mới chỉ gắn bó với nghề được hơn hai năm.
"Ai lông vịt, lông ngan, đồng nhôm sắt vụn, quạt cháy, máy hỏng bán đi…" - đó tiếng rao của những người thu mua đồng nát, một thứ âm thanh khá quen thuộc trong đời sống hôm nay. Chẳng quản những ngày nắng nóng hay lạnh buốt, chỉ một chiếc xe đạp cà tàng với chiếc sọt hai bên, những người phụ nữ làm nghề buôn đồng nát rong ruổi khắp các nẻo đường để thu mua những đồ phế liệu. Đồ phế thải, song đối với những người phụ nữ ấy, đó lại là nguồn sống, là phương tiện để con trẻ được đến trường.
Sản xuất vụ mùa năm nay có những biến động bất thường. Nắng nóng, mưa lớn kéo dài làm cho nhiều diện tích lúa phải gieo cấy lại, nhiều cánh đồng lúa không cùng trà, cùng giống. Mặc dù những khó khăn trên đã cơ bản được khắc phục, trên phạm vi toàn tỉnh lúa sinh trưởng, phát triển khá tốt, song cơ quan chuyên môn khuyến cáo, giai đoạn này vẫn có nhiều yếu tố có thể gây thiệt hại đến năng suất và sản lượng lúa vụ mùa, do vậy người sản xuất không nên chủ quan, cần bám sát đồng ruộng và chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc thích hợp.
Đợt hạn hán hiếm thấy trong lịch sử tại miền Bắc châu Âu đang đe dọa tới ngành chăn nuôi gia súc tại đây. Nông dân đang đứng trước nguy cơ phải từ bỏ sản xuất khi nắng nóng kéo dài khiến cỏ khô, nguồn thức ăn gia súc chính, trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
Ngày 7/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chỉ thị đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền xem xét áp dụng biện pháp điều chỉnh đồng hồ muộn hơn 2 giờ so với thời gian bình thường trong thời gian diễn ra Olympic và Paralympic Tokyo 2020 nhằm giảm tác động của nắng nóng gay gắt đối với các vận động viên và khán giả.
Trên địa bàn tỉnh ta, sau đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài là những ngày mưa dài. Gia Viễn là vùng trọng điểm của tỉnh về công tác phòng, chống mưa, bão, lũ nên luôn chủ động trong công tác phòng tránh, ứng phó và nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa, bão, lũ gây ra; hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản ở địa phương... Phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Xuân Bình, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Viễn về vấn đề này.
Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng lại có 3 vùng rõ rệt (miền núi, đồng bằng và ven biển) và chịu ảnh hưởng lớn của các dạng thiên tai: Rét đậm, rét hại; nắng nóng gay gắt và nhất là bão gió, mưa lũ, giông lốc. thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
Hiện đang là tháng cao điểm mùa nắng nóng, thời tiết oi bức kèm theo mưa giông là điều kiện thuận lợi cho các loại thực phẩm nhanh bị ôi thiu, nhiễm khuẩn và dễ phát sinh các loại dịch bệnh. Trước thực tế đó, ngành Y tế và các ngành liên quan đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, hạn chế thấp nhất số vụ ngộ độc thực phẩm, không để các loại bệnh dịch lây lan qua đường ăn uống.
Nắng nóng gay gắt, kéo dài thời gian qua là điều kiện thuận lợi phát sinh một số bệnh truyền nhiễm như: viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, cảm, cúm, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng... Để đảm bảo sức khỏe cho người dân, Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn đã chủ động trong công tác khám, chữa bệnh, đẩy mạnh công tác dự phòng nhằm ứng phó, xử lý tốt với dịch bệnh.
Con số mỗi ngày có từ 50-60 người đến tiêm phòng dại tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh trong những ngày tháng 6-7/2018 cho thấy, bệnh dại trên động vật (trong đó chủ yếu do chó, mèo cắn) đang gia tăng đột biến trong những ngày hè nắng nóng và có thể gây nguy cơ tử vong cao cho người dân nếu không được tiêm phòng phơi nhiễm kịp thời.
Sản lượng dứa chính vụ năm nay ở vùng nguyên liệu dứa của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu (CPTPXK) Đồng Giao, thành phố Tam Điệp tăng 30% so với năm ngoái. Trong khi đó, nắng nóng kéo dài khiến cho dứa chín nhanh và đồng loạt. Để hạn chế hiện tượng dứa thối hỏng, hiện Công ty CPTPXK Đồng Giao đang vận hành hết công suất nhà máy chế biến, đồng thời yêu cầu các đội sản xuất tăng cường rà soát, thu mua dứa cho các hộ dân.
Trong thời gian vừa qua, thời tiết liên tục có những đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nhiều ngày lên đến trên 40 độ C, độ ẩm không khí ở mức thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy và dẫn đến cháy lớn, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, đặc biệt là nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Để chủ động phòng ngừa ngăn chặn nguy cơ gây cháy cũng như tổ chức cứu chữa kịp thời, hiệu quả các vụ cháy xảy ra, Công an tỉnh Ninh Bình đề nghị:
Vụ Đông xuân 2017-2018 Ninh Bình được đánh giá là thắng lợi toàn diện cả về năng suất, giá trị và lợi nhuận. Tuy nhiên, để tiếp nối được thắng lợi này trong vụ mùa tới, các địa phương cần tính toán để bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp, theo hướng tránh nắng nóng đầu vụ, tránh mưa lũ cuối vụ. Đồng thời, chọn các giống ít nhiễm sâu bệnh, chất lượng cao, kiểm soát tốt dịch bệnh, sử dụng phân bón hợp lý, đặc biệt phải làm đất thật kỹ.
Hơn một tuần nay, nắng nóng gay gắt xảy ra trên diện rộng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiến độ sản xuất vụ mùa bị chậm lại, đã xuất hiện tình trạng lạc, đậu và các loại cây trồng khác bị héo, chết... Nhiều giải pháp chống nắng, hạn cho cây trồng đã được các địa phương thực hiện, song chỉ có tác dụng phần nào.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng - thủy văn Quốc gia, nắng nóng gay gắt đang diễn ra trên diện rộng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, với nền nhiệt độ lúc 13 giờ trong ngày phổ biến từ 39oC đến 40oC. Khoảng thời gian từ 10h đến 18h trong ngày, nhiệt độ luôn ở mức trên 35oC trở lên. Nắng nóng gay gắt diện rộng đã tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
Mặc dù nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhưng huyện Yên Mô đã chỉ đạo các địa phương đôn đốc bà con nông dân huy động nhân lực đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa, đảm bảo gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 5/7, một vùng xoáy thấp đang hình thành và có xu hướng hoạt động mạnh dần lên trên khu vực phía Bắc các tỉnh Bắc Bộ.
Thời điểm này, nông dân huyện Gia Viễn đang khẩn trương xuống đồng làm đất và cấy nhanh diện tích lúa mùa. Nắng nóng gay gắt ngay đầu vụ mùa có ảnh hưởng đến tiến độ vụ sản xuất, do đó huyện đôn đốc các địa phương việc đảm bảo đủ nước để làm đất cho khâu cấy, chú trọng bón phân cân đối bảo vệ diện tích lúa mới cấy.
Hiện nay, đang vào mùa nắng nóng, nhiệt độ trong ngày có thể lên đến 40oC, vì vậy việc chủ động phòng cháy, chữa cháy (PCCC), nhất là tại các khu vực dễ xảy ra cháy nổ là hết sức cần thiết. Do vậy, các cấp, các ngành, các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ, nhằm mục tiêu giảm thiểu các vụ cháy xảy ra, giảm thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.
Ngày 3-7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, cách đây gần nửa tháng, EVN đã công bố số liệu tiêu thụ điện toàn quốc và miền bắc vào ngày 22-6 đạt cao nhất từ đầu năm và vượt đỉnh 2017. Tuy nhiên, với diễn biến thời tiết nắng nóng còn gay gắt hơn trong những ngày đầu tháng 7 ở Bắc Bộ và Trung Bộ, mức độ tiêu thụ điện của miền bắc vào ngày 2-7 đã vượt mức ngày 22-6 và đạt đỉnh mới.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên ngày 30/6, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.
Virus lùn sọc đen (LSĐ) vẫn đang tồn tại trên đồng ruộng, trong khi đó điều kiện thời tiết vụ mùa nắng nóng thuận lợi cho rầy môi giới và bệnh LSĐ phát sinh. Do vậy, nguy cơ gây hại của bệnh ở vụ mùa là rất cao.
Những đợt nắng nóng, oi bức của mùa hè kèm theo mưa giông bất thường làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, muỗi mát… làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thực phẩm nếu không được bảo quản, chế biến đúng cách, từ đó dễ xảy ra tình trạng ngộ độc trong mùa hè.