Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW, về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Có 158 kết quả được tìm thấy
Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW, về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 19/5, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Phạm Quang Ngọc, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại thành phố Tam Điệp và huyện Nho Quan. Tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương, Tài chính, Tài nguyên môi trường, Y tế và Cục Quản lý thị trường.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại 7/8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, người chăn nuôi lợn hiện khá băn khoăn, lo lắng việc tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh theo quy trình như thế nào là đúng, mức hỗ trợ của nhà nước là bao nhiêu, thời gian bao lâu thì được nhận? Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở NN&PTNT.
Ngày 15/5, đồng chí Phạm Quang Ngọc, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra diễn biến tình hình dịch tả lợn châu Phi ở huyện Yên Khánh và Kim Sơn.
Tính đến ngày 6/5, toàn huyện Gia Viễn đã có 10 xã với 19 thôn phát hiện có lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi; tổ chức tiêu hủy 868 con lợn với trọng lượng là 35.357 kg của 97 hộ chăn nuôi. Hiện công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, rải rác... Trước tình hình bệnh dịch tả lợn diễn biến phức tạp và lây lan nhanh, Gia Viễn đang dồn toàn lực để khống chế dịch, không để lây lan ra diện rộng.
Ngày 13/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh dịch bệnh tả lợn châu Phi đồng chủ trì hội nghị.
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở hơn 20 tỉnh, thành phố trên cả nước với hàng chục vạn con lợn đã bị tiêu hủy, ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng,khiến giá và sản lượng tiêu thụ thịt lợn giảm mạnh. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, triển khai nhiều biện pháp vừa phòng tránh dịch, vừa kích cầu tiêu thụ thịt lợn, bảo đảm thị trường lưu thông là việc cần làm ngay lúc này để tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 542/QĐ-UBND ngày 8/5/2019 về việc quy định mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh, nghi mắc bệnh (dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh), bắt buộc phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (kể cả khi xuất hiện dịch bệnh nhưng chưa được công bố dịch theo quy định của pháp luật).
Hiện dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến phức tạp, bùng phát và lây lan ở nhiều địa phương trong tỉnh. Trước diễn biến khó lường của dịch, nhiều chủ trang trại và hộ chăn nuôi như ngồi trên đống lửa, xót xa khi phải tiêu hủy đàn lợn sắp đến lúc xuất chuồng hoặc phải bỏ đi những con lợn nái, lợn đực đã gắn bó nhiều năm, mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình nhiều năm nay.
Chốt kiểm dịch liên ngành cầu Khuất tại xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn vừa qua đã tiến hành kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát: 90C-06238, chủ xe là ông Trần Văn Thịnh (xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam). Theo lời khai ban đầu của chủ xe, số lượng lợn trên xe là 80 con với tổng trọng lượng ước khoảng trên 8 tấn được chở từ Hà Nam đi Điện Biên tiêu thụ.
Trước chiều hướng lây lan nhanh, diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh, ngày 7/5, đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi của tỉnh chủ trì hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Tính đến nay, huyện Yên Mô đã công bố 2 ổ dịch tả lợn châu Phi và một số địa phương xuất hiện lợn bị ốm, chết. Với diễn biến phức tạp và có khả năng lây lan nhanh của bệnh dịch tả lợn châu Phi, Yên Mô đã và đang triển khai nhiều biện pháp phòng, chống, khống chế, dập dịch.
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xóm 2 Phương Đông, xã Gia Thanh (Gia Viễn). Đây là ổ dịch đầu tiên trên địa bàn huyện Gia Viễn nói riêng và là điểm dịch thứ 5 trên địa bàn cả tỉnh nói chung.
Sau gần hai tháng công bố dịch tả lợn châu Phi tại một hộ chăn nuôi tại xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, mặc dù đã có nhiều giải pháp phòng chống, nhưng tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Đến nay, toàn tỉnh đã có 9 xã ở 7 huyện, thành phố xảy ra dịch bệnh với gần 400 con lợn bị tiêu hủy.
Ngày 26/4, UBND huyện Yên Mô đã ban hành Quyết định số 104/QĐ-UBND về việc công bố bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại hộ ông Phạm Văn Quang, xóm 4, Tịch Chân, xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô.
Ngày 24/4, UBND huyện Yên Khánh đã ra Quyết định công bố dịch tả lợn Châu Phi tại hộ ông Vũ Văn Lưu, xóm 7 xã Khánh Công và triển khai các biện pháp bao vây dập dịch.
Theo báo cáo nhanh của UBND xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn: ngày 21/4, nhận được thông tin tại hộ chăn nuôi ông Đỗ Văn Hạo, xóm 2 Phương Đông có nuôi 65 con lợn (10 nái, 46 con lợn thịt, 9 lợn con) xuất hiện lợn ốm, chết gồm 10 con ốm (6 nái, 4 lợn thịt) và 3 con chết (2 nái và 1 lợn con). UBND xã đã xuống kiểm tra, đồng thời báo cáo với huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh...tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm của lợn chết gửi đi xét nghiệm và tiêu hủy 3 con chết tại vườn gia đình, đồng thời thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại.
Sau huyện Hoa Lư, Nho Quan và thành phố Ninh Bình, đến ngày 19/4, huyện Kim Sơn đã công bố dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn. Trong những ngày qua, huyện Kim Sơn cùng ngành chức năng đã triển khai nhanh, kịp thời nhiều biện pháp nhằm khoanh vùng, không cho dịch lây lan.
Ngay sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ở phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp dập dịch và ngừa lây lan.
Ngày 19/4, UBND huyện Kim Sơn đã công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi tại một hộ chăn nuôi ở xóm Khanh Hải, xã Văn Hải.
Sau 2 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại huyện Hoa Lư và huyện Nho Quan, mới đây trên địa bàn tỉnh lại phát hiện thêm một ổ dịch mới tại một hộ chăn nuôi thuộc phố Trung Nhì, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình.
Sau 1 tháng tích cực phòng chống dịch tả lợn châu Phi, hiện tình hình đàn lợn trên địa bàn đã ổn định; hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn trên địa bàn xã Ninh Khang (Hoa Lư) được phép hoạt động bình thường theo quy định. Điều này cho thấy Hoa Lư đã thành công trong việc bao vây, khống chế, ngăn chặn ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xã Ninh Khang.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại địa bàn xã Văn Phong, UBND huyện Nho Quan đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm khoanh vùng dập dịch và ngăn không cho dịch lây lan trên diện rộng…
Sau 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới, ngày 8/4, UBND huyện Hoa Lư đã ban hành quyết định về việc công bố hết dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn.