Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công virus corona mới
Với thành công này, mỗi ngày tại Việt Nam sẽ có khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm trong trường hợp cần thiết.
Có 453 kết quả được tìm thấy
Với thành công này, mỗi ngày tại Việt Nam sẽ có khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm trong trường hợp cần thiết.
Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa, nông dân Ninh Bình sẽ đồng loạt xuống đồng gieo cấy vụ đông xuân. Tuy nhiên, theo dự báo thì việc cấp nước cho vụ này sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi tình trạng khô hạn và lượng nước thiếu hụt ở tất cả các hồ, đập, sông, suối. Bên cạnh đó, những diễn biến hết sức bất thường của thời tiết thời gian gần đây cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch gieo cấy 40 nghìn ha lúa xuân của tỉnh. Giải quyết tình trạng này như thế nào? Phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn đồng chí Lã Quốc Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp & PTNT) xung quanh nội dung trên.
Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhất là thuốc trừ cỏ một cách tùy tiện, tràn lan đang trở thành mối nguy hại lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lúa gạo. Do vậy, gần đây, ngành Nông nghiệp có hướng chỉ đạo các địa phương chuyển từ sản xuất lúa thông thường sang sản xuất lúa sạch, lúa hữu cơ, đi kèm với đó là các giải pháp kỹ thuật như: gieo mạ khay, cấy máy, sử dụng phân bón hữu cơ... Đặc biệt, năm 2018, một số cán bộ của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh đã cho ra đời sáng kiến "Chế tạo và sử dụng công cụ làm cỏ lúa" giúp làm cỏ nhanh gấp 3-4 lần so với phương pháp truyền thống.
Vụ mùa năm nay, nông dân huyện Kim Sơn gieo cấy 8.160 ha lúa. Đến nay các hộ nông dân đã hoàn thành thu hoạch lúa mùa, Năng suất ước đạt 56 tạ/ha. Đây là một vụ lúa thắng lợi, đạt kết quả cao so với những vụ mùa gần đây. Đặc biệt cũng là năm toàn huyện được mùa cả 2 vụ sản xuất lúa.
Những năm qua, nhiều địa phương ở huyện Hoa Lư đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và đã cho kết quả rất tốt. Trong đó, mô hình nuôi cá, kết hợp nuôi gia cầm ở xã miền núi Ninh Hải đang góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, mang lại giá trị kinh tế cao so với trồng lúa cho người nông dân.
Xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh đã triển khai thành công mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ qua một số vụ sản xuất gần đây. Mô hình này áp dụng kỹ thuật mạ khay, cấy máy, không dùng thuốc trừ cỏ, phân bón vô cơ. Thuốc BVTV sử dụng ở đây đều là các dòng thuốc sinh học, thảo dược, nhờ vậy hệ sinh thái được hồi sinh, đất đai cũng trở nên màu mỡ, đặc biệt năng suất và chất lượng lúa cao hơn so với sản xuất truyền thống.
Ngày 27/10, tại xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư (Sở NN&PTNT) tổ chức hội nghị thăm quan mô hình sản xuất lúa hữu cơ gắn với mạ khay, cấy máy và trình diễn hệ thống máy bay phun thuốc BVTV, phân bón thông minh không người lái.
Trước những thông tin cho rằng "nhiều địa bàn ở huyện Gia Viễn bỏ ruộng không cấy lúa vụ mùa này", Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện vừa có đánh giá sơ bộ: "Không phải bỏ ruộng, mà là nhiều đơn vị đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản quảng canh, nuôi gia cầm ngắn vụ, trên diện tích khoảng 1.000 ha (bằng 1/5 diện tích ruộng) toàn huyện".
Vụ mùa năm nay, huyện Yên Mô gieo cấy trên 6.600 ha lúa. Đến nay lúa mùa đã chín rộ, huyện đang chỉ đạo các địa phương, HTX nông nghiệp và bà con nông dân tập trung nhân lực, phương tiện máy móc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, đảm bảo ăn chắc, tạo quỹ đất cho sản xuất vụ Đông.
Ngày 4/9, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả triển khai thí điểm mô hình ứng dụng khâu mạ khay, cấy máy tại HTX Liên Dương (xã Khánh Dương, Yên Mô) và mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ tại HTX Hợp Tiến (xã Khánh Nhạc, Yên Khánh). Dự hội nghị có lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh, đại diện Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, và một số HTX trên địa bàn tỉnh.
Vụ mùa 2019, huyện Yên Khánh gieo cấy 7.767,8 ha lúa, trong đó có 95% diện tích cấy giống lúa chất lượng cao, lúa thuần và lúa đặc sản. Đến ngày 17/9 đã có 7.634 ha lúa trỗ bông, số còn lại đang trong giai đoạn ôm đòng. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra đồng ruộng và dự tính, dự báo cho thấy một số đối tượng gây hại vẫn đang phát sinh, phát triển và có khả năng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa mùa.
Vụ mùa năm 2019, huyện Kim Sơn gieo cấy gần 8.200 ha lúa với cơ cấu trên 80% diện tích cấy giống lúa chất lượng cao. Để phấn đấu năng suất đạt 56 tạ/ha, địa phương đã chỉ đạo nhân dân tập trung chăm sóc để lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện tại, hầu hết diện tích lúa đã bước vào thời kỳ đứng cái, làm đòng.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, năm 2017, một nhóm hộ nông dân xóm Chùa (xã Yên Từ- huyện Yên Mô) đã mạnh dạn chuyển đổi vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng chuối tây Thái Lan kết hợp với nuôi thả cá, quy mô 3 ha và thành lập HTX Tiên Phong chuyên trồng chuối kết hợp với nuôi thủy sản.
Được hòa mình vào thiên nhiên, tự tay cấy lúa, bắt cá... là những hoạt động thú vị mà nhiều khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài lựa chọn khi đến tham quan, du lịch tại Ninh Bình. Đây cũng là loại hình du lịch đang được tỉnh khuyến khích phát triển nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Nhờ chủ động chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi cá và trồng xen nhiều loại cây ăn quả, anh Đàm Văn Thiện, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đang sở hữu mô hình phát triển kinh tế có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Cách làm của anh Thiện được đánh giá là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, mở ra nhiều triển vọng về xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân của địa phương.
Đến nay toàn tỉnh đã gieo cấy được 33.139,2 ha, đạt 95,2% so với kế hoạch. Hiện tại trà lúa mùa sớm đang ở giai đoạn phân hóa đòng- ôm đòng; trà mùa trung, mùa muộn đẻ nhánh- cuối đẻ. Nhìn chung trên phạm vi toàn tỉnh lúa sinh trưởng và phát triển tốt do điều tiết nước hợp lý, chăm sóc và phòng trừ dịch hại kịp thời. Tuy nhiên, kết quả điều tra tình hình diễn biến dịch hại trên đồng ruộng cho thấy một số đối tượng dịch hại đang phát triển và có khả năng gây hại trên các trà lúa. Cụ thể:
Sau khi hoàn thành việc gieo cấy lúa mùa, hiện nay các địa phương trên địa bàn huyện Kim Sơn đang hướng dẫn bà con nông dân chuyển trọng tâm sang chăm sóc và bảo vệ lúa mới cấy, giúp cây lúa bén rễ hồi xanh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Theo kế hoạch, vụ mùa 2019 toàn tỉnh gieo cấy gần 35.000 ha lúa mùa. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa mùa với tổng diện tích là 34.814 ha, đạt 95,2% kế hoạch đề ra, trong đó có hơn 16.700 ha được thực hiện bằng phương pháp gieo thẳng, chiếm 48,2% diện tích lúa gieo cấy được.. Toàn tỉnh đã có hơn 11.400 ha lúa được chăm sóc đợt 2: Nho Quan 2.000 ha, Gia Viễn 1.000 ha, Yên Mô 660 ha, Yên Khánh 7.767,8 ha.
Đến nay, huyện Hoa Lư đã hoàn thành gieo cấy lúa mùa, nông dân trong huyện đang chuyển trọng tâm sang chăm sóc và bảo vệ lúa mùa.
Việc cấy ghép một thiết bị với kích cỡ chỉ bằng que diêm có thể giúp ngăn chặn sự lây nhiễm HIV ở những người có nguy cơ cao trong khoảng thời gian lên tới một năm.
Thời điểm này, huyện Gia Viễn đã cấy 2.800ha, trong đó diện tích gieo thẳng khoảng 860ha. Nông dân các địa phương của huyện đang khẩn trương xuống đồng cấy nhanh gọn diện tích lúa mùa.
Mặc dù thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng bà con nông dân huyện Kim Sơn vẫn tập trung xuống đồng gieo cấy lúa vụ mùa để đảm bảo khung thời vụ tốt nhất. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy gần 8.200ha lúa mùa.
Với nhiều ưu điểm nổi trội so với nuôi cá trong ao chìm như không phá vỡ hiện trạng đồng ruộng, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí, cho năng suất và giá trị cao....nên trong những năm gần đây, nhiều hộ nông dân của huyện Yên Mô đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi cá trên ao nổi. Mô hình nuôi cá trên ao nổi bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện.
Vụ mùa 2019, huyện Yên Mô phấn đấu gieo cấy 7.307 ha, trong đó 6.674 ha lúa. Nhờ tập trung chỉ đạo, điều hành sản xuất, chuẩn bị sớm các điều kiện về giống, phân bón và thực hiện tốt các giải pháp thâm canh đã đề ra, nên tiến độ gieo cấy lúa mùa của Yên Mô đảm bảo nhanh, gọn, đảm bảo theo đúng lịch thời vụ.
Ông Vũ Văn Thông, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hoa Lư cho biết: Vụ mùa năm 2019, Hoa Lư dự kiến gieo cấy 2.446,6 ha lúa với năng suất phấn đấu bình quân đạt 55 tạ/ha và sản lượng 13.456 tấn.