Logo

    Tìm kiếm: đồng bào

    458 kết quả được tìm thấy

    Trường THPT dân tộc nội trú Ninh Bình: Hướng tới xây dựng trường học không khói thuốc

    Trường THPT dân tộc nội trú Ninh Bình: Hướng tới xây dựng trường học không khói thuốc

    Suc khỏe và đời sống-

    Được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn cán bộ cho vùng đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng cao, vùng sâu của tỉnh, những năm qua, bên cạnh việc quan tâm giảng dạy kiến thức văn hóa, các thầy, cô giáo Trường THPT Dân tộc nội trú Ninh Bình còn quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho các em, trong đó có việc triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, giúp học sinh có sức khỏe và ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

    Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trong đồng bào các tôn giáo

    Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trong đồng bào các tôn giáo

    An ninh-

    Ninh Bình có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo. Trong đó, đạo Công giáo có Tòa Giám mục Phát Diệm (Kim Sơn), 79 giáo xứ, 368 họ đạo với trên 15 vạn giáo dân. Phật giáo có 353 chùa; có khoảng 72.000 tín đồ phật tử. Đặc biệt, hai cơ sở thờ tự là Chùa Bái Đính và Nhà thờ đá Phát Diệm là những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh và cả nước, mỗi năm thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước về tham quan, chiêm bái.

    Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vùng có đông đồng bào công giáo

    Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vùng có đông đồng bào công giáo

    Thời sự-

    Kim Sơn là huyện có đông đồng bào Công giáo (khoảng 46,2% tổng số dân toàn huyện). Toàn huyện hiện có 7.527 hội viên thanh niên là người có đạo (chiếm 50,68% tổng số hội viên thanh niên trong toàn huyện). Điều đó cho thấy công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vùng có đông đồng bào công giáo ở huyện Kim Sơn những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực.

    MTTQ xã Quảng Lạc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    MTTQ xã Quảng Lạc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    Thời sự-

    Xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan hiện có 4.482/6.602 người là đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo chiếm trên 75%. Nhằm phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, thời gian qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực, MTTQ xã cùng các tổ chức thành viên đã góp phần tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

    Tiếp tục thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Ninh Bình giàu đẹp, văn minh

    Tiếp tục thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Ninh Bình giàu đẹp, văn minh

    Cải cách hành chính-

    Ninh Bình hiện có trên 29.400 người dân tộc thiểu số (chiếm 2,99% dân số toàn tỉnh), trong đó đa số là đồng bào Mường với trên 27.300 người, còn lại là đồng bào Tày, Nùng, Thái, Dao..., sinh sống vừa tập trung, vừa xen kẽ, chủ yếu ở các thôn, bản thuộc 8 xã của huyện Nho Quan và xã Yên Sơn thuộc thành phố Tam Điệp. Trong 5 năm qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai thực hiện nghiêm túc các chương trình, dự án của Trung ương kết hợp với chính sách đặc thù của tỉnh để phát triển tương đối toàn diện vùng dân tộc thiểu số, vì vậy, kinh tế, văn hóa-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào không ngừng được cải thiện và nâng cao, diện mạo vùng dân tộc thiểu số thay đổi rõ rệt.

    Xã Thạch Bình: Vượt khó vươn lên

    Xã Thạch Bình: Vượt khó vươn lên

    Xã hội-

    Thạch Bình là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Nho Quan; diện tích hành chính hơn 2.500 ha; dân số gần 3.000 hộ, trên 10.000 khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50%. Nằm trong khu vực có nhiều đồi núi bao quanh, độ dốc cao, nên xã thường xuyên đối mặt với hạn hán, mưa lũ, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống. Người dân Thạch Bình chủ yếu làm nông nghiệp (trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm), ngoài ra còn làm một số ngành nghề dịch vụ như: sản xuất vật liệu xây dựng, nghề mộc, nghề rèn, làm dịch vụ kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lương thực thực phẩm…

    Nho Quan: Chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc

    Nho Quan: Chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc

    Văn Hóa-

    5 năm qua, huyện Nho Quan tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh về giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Các công trình dân sinh như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, nhà văn hóa thôn, bản được đầu tư, giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo nên diện mạo mới cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

    Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV: Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV: Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    Thời sự-

    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV, sáng 1/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội để thảo luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

    Xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số: Từ thực tiễn ở huyện Nho Quan

    Xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số: Từ thực tiễn ở huyện Nho Quan

    Thời sự-

    Ở huyện miền núi Nho Quan đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 17% dân số, với hơn 25.500 người, trong đó chủ yếu là người Mường. Trong những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào đã có nhiều tiến bộ, song so với mặt bằng chung vẫn còn nhiều khó khăn. Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đều rất trăn trở nhằm xóa khoảng cách miền núi -miền xuôi. Và một trong những giải pháp được huyện kiên trì thực hiện, coi là nhiệm vụ then chốt trong phát triển miền núi, vùng dân tộc đúng như tư tưởng Hồ Chí Minh đó là xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS. Tuy vậy, từ đòi hỏi thực tế cho thấy việc xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS đang rất cần sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, định hướng và giải pháp phù hợp.

    Xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số: Từ thực tiễn ở huyện Nho Quan

    Xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số: Từ thực tiễn ở huyện Nho Quan

    Cải cách hành chính-

    Làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh và thực hiện đúng quan điểm của Đảng về công tác cán bộ-"Cán bộ là gốc của mọi công việc"; ghi nhớ lời dạy của Bác phải "Ra sức bồi dưỡng, giáo dục và cất nhắc cán bộ địa phương, cán bộ dân tộc. Dù lúc đầu cán bộ địa phương, dân tộc trình độ thấp, kinh nghiệm ít, công tác chưa tốt, cán bộ lãnh đạo phải dìu dắt họ, giúp đỡ họ, lâu ngày chắc chắn họ sẽ tiến bộ", thời gian qua, huyện Nho Quan luôn chú trọng và đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực tế cho thấy sự quan tâm, cách làm đúng đắn đã mang lại hiệu quả, nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số phát huy tốt vai trò của mình, trưởng thành và được đồng bào tin yêu, mến phục.

    Công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên dân tộc thiểu số ở Nho Quan

    Công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên dân tộc thiểu số ở Nho Quan

    Cải cách hành chính-

    Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh, có dân số khoảng gần 150 nghìn người; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,1% (chủ yếu là dân tộc Mường), sống tập trung ở 8 xã (Thạch Bình, Cúc Phương, Văn Phương, Yên Quang, Kỳ Phú, Phú Long, Sơn Hà, Quảng Lạc). Đời sống nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số ở nhiều nơi vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Những năm gần đây, do nhu cầu của cuộc sống, đa phần thanh niên địa phương đang có xu hướng đi làm ăn xa, trong đó thanh niên dân tộc thiểu số cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Thực tế này đã đặt ra không ít khó khăn cho hoạt động Đoàn, Hội ở các địa phương.

    Làm theo lời Bác, từng bước hiện đại hóa ngành Nông nghiệp

    Làm theo lời Bác, từng bước hiện đại hóa ngành Nông nghiệp

    Kinh tế-

    60 năm trước, khi Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân thị xã Ninh Bình, Bác đã căn dặn đồng bào: "Nhân dân ta đã anh dũng trong kháng chiến, cần phải anh dũng trong sản xuất. Chúng ta phải thắng thiên tai, hạn hán, bão lụt... để sản xuất ngày càng được nhiều, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, đưa nước nhà dần tiến lên chủ nghĩa xã hội"... Khắc ghi lời Bác dạy, những năm qua tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nền nông nghiệp theo chiều sâu, từng bước đưa kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến và bền vững.

    Về nơi in dấu chân Người

    Về nơi in dấu chân Người

    Xã hội-

    Trong những ngày này, khắp các vùng quê trong tỉnh dấy lên phong trào thi đua sôi nổi lập thành tích kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 60 năm Bác Hồ về thăm Ninh Bình. chúng tôi về Lạng Phong (Nho Quan), Nơi đây, ngày 10/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về chủ trì hội nghị Điền chủ, nhằm phát động điền chủ giúp đỡ đồng bào tản cư, ủng hộ phong trào "Toàn quốc kháng chiến". Quê hương Lạng Phong hôm nay đã rợp màu xanh của cây trái, những con đường bê tông trải rộng, từ các thôn, xóm, nhiều nhà cao tầng, nhà mái ngói kiến trúc hiện đại đã được xây dựng, tất cả toát lên sự no ấm của vùng quê này…

    Dân vận khéo góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Cúc Phương

    Dân vận khéo góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Cúc Phương

    Xã hội-

    Cúc Phương là xã vùng cao của huyện Nho Quan, có trên 96% đồng bào dân tộc Mường sinh sống với nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán độc đáo. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Cúc Phương đã đẩy mạnh phong trào thi đua, xây dựng mô hình "Dân vận khéo trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường", nhằm lưu giữ nét đẹp quê hương, là nhân tố thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.

    Phát huy những bài học kinh nghiệm và tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng Tháng Tám, quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh

    Phát huy những bài học kinh nghiệm và tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng Tháng Tám, quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh

    Thời sự-

    Những ngày này cách đây 74 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước thuộc về nhân dân. Ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam).

    BHXH Kim Sơn thực hiện hiệu quả các chính sách BHXH, BHYT

    BHXH Kim Sơn thực hiện hiệu quả các chính sách BHXH, BHYT

    Văn Hóa-

    Là huyện ven biển của tỉnh, có đông đồng bào có đạo nên công tác triển khai thực hiện và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình còn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Nhưng xác định, BHXH, BHYT là những chính sách an sinh xã hội, là động lực quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và mức sống cho người dân, những năm qua, BHXH huyện Kim Sơn đã tích cực tuyên truyền, vận động, từng bước mở rộng và gia tăng dần đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

    Bước chuyển mình trong xây dựng nông thôn mới của xã vùng cao Cúc Phương

    Bước chuyển mình trong xây dựng nông thôn mới của xã vùng cao Cúc Phương

    Nông nghiệp-

    Cúc Phương là xã vùng cao của huyện Nho Quan với gần 90% dân số là đồng bào dân tộc Mường, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp, trình độ dân trí thấp...Bằng sự nỗ lực, đồng thuận của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Cúc Phương đã đạt 16/19 tiêu chí, còn 3 tiêu chí chưa đạt: thu nhập, thủy lợi, hộ nghèo.

    Xây dựng nông thôn mới vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số: Những bước chuyển tích cực

    Xây dựng nông thôn mới vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số: Những bước chuyển tích cực

    Nông nghiệp-

    Tỉnh Ninh Bình có 62 xã/145 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Diện tích vùng dân tộc thiểu số và miền núi khoảng 860 km2 (chiếm 62,1% diện tích toàn tỉnh), dân số trong vùng khoảng 452 nghìn người (chiếm 48,8% dân số toàn tỉnh). Đồng bào các dân tộc thiểu số khoảng 28,4 nghìn người, trong đó dân tộc Mường 27,8 nghìn người (chiếm 97,9%) sinh sống tập trung tại 9 xã thuộc huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế- xã hội, nhất là xây dựng nông thôn mới, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

    Công tác phát triển Đảng ở nơi đông đồng bào có đạo

    Công tác phát triển Đảng ở nơi đông đồng bào có đạo

    Thời sự-

    Là một trong những địa phương có đông đồng bào có đạo, những năm trước, Đảng bộ xã Văn Hải (Kim Sơn) gặp không ít khó khăn trong việc tạo nguồn kết nạp Đảng, nhất là đối với đồng bào có đạo. Tình trạng thôn, xóm không có đảng viên và phải sinh hoạt ghép diễn ra ở một số thôn, vì vậy chưa phát huy được vai trò là hạt nhân lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng trong các phong trào của địa phương... Đó là câu chuyện của Văn Hải cách đây hơn 10 năm (2008). Bây giờ, ở Văn Hải 100% thôn, xóm đã có đảng viên, tình trạng xóm "trắng" chi bộ không còn, tỷ lệ đảng viên là người có đạo ngày càng tăng.

    Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp ở khu vực miền núi

    Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp ở khu vực miền núi

    Nông nghiệp-

    Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều địa phương đã tích cực huy động các nguồn lực xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế giúp đồng bào vươn lên, bước đầu tạo đột phá trong phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

    Quảng Lạc: Đẩy mạnh công tác tập hợp thanh niên

    Quảng Lạc: Đẩy mạnh công tác tập hợp thanh niên

    Thời sự-

    Quảng Lạc (Nho Quan) là xã đặc thù, có đông đồng bào dân tộc Mường và đồng bào Công giáo sinh sống. Phong tục tập quán, đời sống tín ngưỡng đa dạng là nét văn hóa độc đáo của xã, nhưng đồng thời là khó khăn, thách thức đối với Đoàn thanh niên xã trong công tác đoàn kết, tập hợp đoàn viên, thanh niên thực hiện các phong trào.

    Người cán bộ Mặt trận tiêu biểu

    Người cán bộ Mặt trận tiêu biểu

    Xã hội-

    Gương mẫu, tận tâm với công việc, sống giản dị, khiêm tốn... là những cảm nhận của chúng tôi khi trò chuyện với ông Đinh Công Chữ, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Lạc Bình 2, xã Thạch Bình (Nho Quan). Ông Đinh Công Chữ cũng là một trong số các đại biểu đại diện cho các chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình vinh dự được ra Thủ đô, báo công dâng Bác vào tháng 5 vừa qua.

    Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt đoàn đại biểu các chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình

    Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt đoàn đại biểu các chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình

    Thời sự-

    Chiều 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gặp mặt Đoàn đại biểu các chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long