Vươn lên thoát nghèo bền vững từ nguồn vốn ưu đãi
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), ông Đinh Quang Khải, xã Gia Phong, huyện Gia Viễn đã vươn lên thoát nghèo bền vững và xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ hiệu quả.
Có 650 kết quả được tìm thấy
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), ông Đinh Quang Khải, xã Gia Phong, huyện Gia Viễn đã vươn lên thoát nghèo bền vững và xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ hiệu quả.
Đỗ Văn Chinh, thôn 12, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp là một trong những tấm gương tiêu biểu của thanh niên vượt khó trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu cho quê hương và góp phần giải quyết việc làm cho một số lao động ở địa phương.
Về xã Khánh Hải (Yên Khánh), hỏi thăm bà Vũ Thị Hải Ninh, người dân xóm Trung, không ai là không biết. Mọi người nhắc đến bà với tình cảm quý mến và sự nể trọng bởi những việc mà bà làm lâu nay đã giúp cho nhiều hoàn cảnh kém may mắn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Cũng như, nhiều công trình, việc nhân đạo, từ thiện nơi đây đều mang "dấu ấn" của bà…
Những năm qua, Quỹ khuyến học, khuyến tài (KHKT) Đinh Bộ Lĩnh tỉnh đã phát huy vai trò quan trọng trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên quê hương Ninh Bình. Những phần thưởng của Quỹ đã góp phần khích lệ, động viên những học sinh, sinh viên là con em Ninh Bình học giỏi, đạt thành tích cao trong các lĩnh vực đời sống xã hội tiếp tục nỗ lực vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, công tác. Quỹ đã và đang là nơi "chắp cánh ước mơ" cho các tài năng trẻ vươn cao, bay xa, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giầu đẹp, văn minh.
Chị Mai Thị Phi, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Chấn Lữ, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư được nhiều người trong làng, trong xã biết đến bởi những nỗ lực vượt khó của chị và gia đình đã vươn lên làm giàu bằng chính nghề truyền thống của quê hương. Xưởng sản xuất đá mỹ nghệ của gia đình chị đã giúp cho nhiều lao động địa phương có thêm thu nhập, việc làm thường xuyên.
Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Yên Mô đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể triển khai các biện pháp giáo dục, giúp đỡ thanh, thiếu niên chậm tiến, từ đó giúp họ xóa bỏ mặc cảm, vươn lên tiến bộ, hòa nhập với cộng đồng, góp phần làm giảm nhân tố phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
"Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững" đã thu hút rất nhiều hội viên, nông dân xã Văn Phú (Nho Quan) tham gia bởi ở đó họ được hỗ trợ, được liên kết để từng bước vượt qua khó khăn, giảm nghèo bền vững, nhiều người đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá, giàu.
Với bản tính cần cù, không ngại đương đầu với khó khăn thử thách, Phạm Như Bồn được nhiều người biết đến là ông chủ của mô hình chăn nuôi tổng hợp quy mô lớn trên địa bàn xã Yên Đồng, huyện Yên Mô. Với doanh thu hơn 1 tỷ đồng/ năm, hiện nay, mô hình không những mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập khá mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Năm học 2017-2018, Trường Đại học Hoa Lư bước vào năm học mới với nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó không ngừng của thầy và trò để tiếp tục đưa nhà trường tiến lên, nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Trách nhiệm xã hội là phong cách gắn với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, những năm qua hàng nghìn doanh nghiệp của Ninh Bình đã nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn của thời kỳ khủng hoảng kinh tế để phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã thể hiện vai trò tiên phong của mình trong công tác an sinh xã hội góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và xuất phát từ thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới… Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 140-QĐ/TU và Quy định số 141-QĐ/TU ngày 1/3/2016 về việc phân công 55 cơ quan, đơn vị phụ trách và 55 doanh nghiệp kết nghĩa với 55 xã, phường, thị trấn có tính chất đặc thù, giúp các xã đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh để vươn lên phát triển.
Ngày 30/9, Hội Khuyến học thành phố Ninh Bình tổ chức lễ kỷ niệm 21 năm ngày thành lập Hội Khyến học Việt Nam (2/10/1996 - 2/10/2017) và trao học bổng Tài Anh, Phú Mỹ Hưng và Đinh Bộ Lĩnh cho các học sinh học giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và tu dưỡng đạo đức tốt.
Đúng như tên gọi của mình - Quỹ Hỗ trợ nông dân đã và đang giúp cho rất nhiều hội viên nông dân có thêm đồng vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước", những năm qua, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên quê hương Ninh Bình đã tích cực học tập, lao động sáng tạo. Qua đó xuất hiện ngày càng nhiều những tập thể, cá nhân điển hình xuất sắc trên các lĩnh vực, góp phần cổ vũ phong trào thi đua ngày càng phát triển, tạo động lực thúc đẩy tỉnh nhà vươn lên trên hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về thôn 4A, xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp), chúng tôi được người dân kể lại câu chuyện về người phụ nữ tên Phạm Thị Thọ có ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên trong cuộc sống. Nhờ sự cần cù, linh hoạt, nhanh nhạy và sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng CSXH, chị đã vươn lên thoát nghèo bền vững với mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả cao.
Những năm qua, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Ninh Bình đã nỗ lực vươn lên về mọi mặt để xây dựng và phát triển trường, đạt được những thành tích đáng ghi nhận, nhiều năm liền là Tập thể lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, đồng thời hoàn thiện các tiêu chí trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Thành phố Ninh Bình có 4 xã, phường đặc thù thực hiện theo Quyết định số 140-QĐ/TU ngày 1/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là xã Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phúc và phường Ninh Sơn. Sau hơn 1 năm tổ chức thực hiện, các xã, phường trên đã và đang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị phụ trách và các doanh nghiệp kết nghĩa về nhiều mặt. Đây được xác định là động lực để các xã, phường vươn lên hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và các năm tiếp theo.
Xác định việc thực hiện Quyết định số 140-QĐ/TU ngày 1/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phân công cơ quan, đơn vị phụ trách, doanh nghiệp kết nghĩa với các xã, thị trấn có tính chất đặc thù có ý nghĩa quan trọng, nhằm giúp các xã đặc thù vươn lên phát triển về kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Gia Viễn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều giải pháp để hỗ trợ, giúp đỡ các xã đặc thù trên mọi lĩnh vực…
Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang nô nức thi đua hướng về kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Đảng bộ và nhân dân xã Gia Vân (Gia Viễn) cũng tiến hành kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ xã. 70 năm qua, từ một xã nghèo, lạc hậu, Gia Vân đã vươn lên trở thành một địa phương có bước phát triển mạnh mẽ về cả kinh tế, văn hóa-xã hội cũng như cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại… Kết quả này có được là do tổ chức đảng ở địa phương đã khẳng định, ghi dấu ấn trong sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở từng giai đoạn cách mạng khác nhau.
Huyện đoàn Yên Khánh vừa phối hợp với Rạp chiếu phim Lotte Cinema Ninh Bình tổ chức chương trình tặng quà Tiếp sức đến trường cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên đạt thành tích cao trong năm học 2016-2017 tại trường Tiểu học và THCS xã Khánh Hòa (Yên Khánh).
Những năm qua, Hội Nông dân thành phố Tam Điệp đã quan tâm, tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo, vươn lên làm giàu thông qua việc tạo vốn vay sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2016, toàn thành phố có 4.808 hội viên thì có tới 1.432 hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, thúc đẩy các phong trào của Hội ngày càng phát triển.
Dù đã có công việc ổn định trong cơ quan Nhà nước nhưng Hoàng Văn Cảnh (thôn Thổ Hoàng, Yên Hòa, Yên Mô) vẫn không ngừng vươn lên phát triển kinh tế. Gần hai năm triển khai mô hình nuôi cá chạch sụn, chàng cán bộ sinh năm 1989 đã thành công khi thu về hơn 70 triệu đồng/năm.
Nằm ở vị trí cửa ngõ thành phố Ninh Bình, xã Ninh Giang (Hoa Lư) được đánh giá là mảnh đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh. Với truyền thống cần cù trong lao động sản xuất, sáng tạo trong xây dựng quê hương, xã đã có nhiều giải pháp giúp người dân nâng cao thu nhập để vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.
Vẫn còn những khó khăn về cơ sở vật chất, về trang thiết bị dạy và học, về đội ngũ giáo viên…, song, bằng tinh thần ham học, ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên, thầy và trò các nhà trường trên địa bàn huyện Nho Quan đang khẩn trương chuẩn bị các công việc cho ngày khai giảng năm học mới, phấn đấu một năm học hiệu quả, chất lượng.
Vượt khó vươn lên bằng chính bàn tay và khối óc của mình, chị Nguyễn Thị Gấm (Thôn Bãi Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư) đã phát triển thành công mô hình chăn nuôi dê sạch cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, đàn dê không những làm giàu cho gia đình chị với thu nhập 200 triệu đồng/năm mà còn góp phần mang đến nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng, vì sức khỏe cộng đồng.