Có 2.171 kết quả được tìm thấy
Sau 2 năm triển khai thực hiện thí điểm tái cơ cấu nông nghiệp cấp xã tại xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh) và xã Yên Thái (huyện Yên Mô), giá trị sản xuất nông nghiệp của 2 địa phương này tăng vọt, nhiều mô hình sản xuất an toàn hình thành. Đặc biệt thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác đã tập hợp được người dân sản xuất theo mô hình hàng hóa quy mô lớn, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Sáng 21/3, Đoàn công tác của HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Ngọc Hà, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát về việc triển khai, thực hiện các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn trong giai đoạn 2016-2017 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Sở Tài chính. Tham gia Đoàn có: lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT, các Ban của HĐND tỉnh, Hội Nông dân, UB MTTQ VN tỉnh.
Năm 2017, Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT) đã triển khai mô hình sản xuất rau hữu cơ trong nhà lưới chống nóng, chống bão tại thị trấn Yên Ninh (huyện Yên Khánh). Bước đầu đánh giá mô hình cho hiệu quả cao, cây trồng phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất đạt yêu cầu.
Ngày 20/3, đoàn công tác của HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Ngọc Hà, Phó chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với xã Yên Quang và phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Nho Quan về việc triển khai các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn trong giai đoạn 2016-2017.
Trong những năm gần đây, chuột hại lúa và các cây trồng khác có xu hướng gia tăng và là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng một số nông dân bỏ ruộng hoang. Theo thống kê từ Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh, năm 2017 vừa qua, tổng diện tích lúa bị chuột hại là gần 580 ha, gấp 1,8 lần so với năm 2016. Do vậy, để bảo vệ sản xuất, ngay từ đầu vụ đông xuân này, công tác diệt chuột đã được ngành nông nghiệp cũng như các địa phương coi là nhiệm vụ trọng tâm với phương châm diệt chuột đồng loạt, thường xuyên, liên tục và mang tính cộng đồng.
Yên Mô là một trong những địa phương có kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, có xuất phát điểm khi triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thấp hơn so với nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, đến nay diện mạo nông thôn của Yên Mô có sự khởi sắc, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể.
Ngày 16/3, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Ngọc Hà, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu, có buổi làm việc với UBND huyện Hoa Lư về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, giai đoạn 2016-2017.
Ngày 15/3, các sáng lập viên tổ chức hội nghị thành lập Hợp tác xã Nông sản an toàn Tam Điệp, nhiệm kỳ 2018-2023. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh, Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Tam Điệp.
Ngày 15/3, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Ngọc Hà, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Yên Khánh về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh trong phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2016-2017. Tham gia đoàn giám sát còn có đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội Nông dân, Sở NN&PTNT, Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 14/3, Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh do đồng chí Đinh Ngọc Hà, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh trong phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2016-2017.
Nhờ yếu tố thời tiết thuận lợi, các địa phương trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa đông xuân. Hiện nay, bà con nông dân đang chuyển trọng tâm sang chăm sóc. Trao đổi về tình hình sản xuất vụ lúa này, đồng chí Lã Quốc Tuấn, Chi cục Phó Chi cục Trồng trọt và BVTV ( Sở Nông nghiệp & PTNT) đưa ra một số khuyến cáo bà con trong việc chăm sóc, bảo vệ lúa, phấn đấu giành một vụ mùa thắng lợi.
Yên Hòa là xã miền núi của huyện Yên Mô, đời sống người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng nhờ sự hỗ trợ từ các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn của Ngân hàng CSXH, Yên Hòa đã tạo được chuyển biến mới trong phát triển kinh tế-xã hội và đã về đích nông thôn mới. Từ nguồn vốn này, trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Chiều 7/3, tại xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết đề án thí điểm tái cơ cấu lại nông nghiệp cấp xã giai đoạn 2016-2017 và ký kết giao ước thi đua thi đua giữa các xã cơ cấu lại nông nghiệp, sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) giai đoạn 2018-2019.
Thực hiện Nghị quyết 37/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, trọng tâm vào việc tư vấn, hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, HTX liên kết sản xuất theo chuỗi, từ đó bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất, kinh doanh.
Đề án 61 về "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020" được ban hành thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp nông dân. Tại tỉnh ta, Đề án được triển khai với quan điểm không "khoán trắng" cho Hội Nông dân mà luôn có sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành liên quan thông qua Ban Chỉ đạo đã mang lại những kết quả rõ nét.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, năm nay, Việt Nam có khả năng xuất khẩu được 6,5 triệu tấn gạo.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp &PTNT cho biết, nhờ yếu tố thời tiết thuận lợi, đến nay các địa phương trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa đông xuân 2017-2018, đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Cùng với việc tích cực chuyển dịch cơ cấu giống lúa, nhiều tiến bộ canh tác được áp dụng, các cánh đồng mẫu lớn được mở rộng, đây là những cơ sở bước đầu cho vụ lúa đông xuân thắng lợi.
Yên Từ nằm ở phía Đông Nam của huyện Yên Mô, có diện tích tự nhiên là 483,5 ha, trong đó có 289,46 ha đất nông nghiệp với hai vụ sản xuất chính và vụ đông. Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), Yên Từ đã bắt tay ngay vào triển khai xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Trên cơ sở phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thời gian qua, Yên Từ luôn chú trọng gắn kết chặt chẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp với xây dựng NTM kiểu mẫu, tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Sơn Thành là xã vùng chiêm trũng của huyện Nho Quan, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng nhờ vào nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn xã đã được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế hộ, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh Ninh Bình quyết định chuyển mục đích sử dụng 74,99 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.
Nhận thấy tiềm năng phát triển cây Trạch tả tại những vùng đất trũng của xã Ninh Tiến (thành phố Ninh Bình), ở vụ Đông năm 2017, Hội nông dân thành phố phối hợp với HTX nông nghiệp Hoàng Sơn xây dựng mô hình "Đổi mới cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Ninh Tiến" với đối tượng chính là cây Trạch tả. Qua hội nghị đầu bờ đánh giá thực tế năng suất, sản lượng cây Trạch tả, cho thấy mô hình đã đạt mục đích đề ra, hiệu quả tương đối cao, là cây trồng có thể nhân rộng trong thời gian tới trên địa bàn thành phố trong các vụ Đông tới.
Sáng 22/2, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại một số địa phương trong tỉnh.
Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 ra đời đã thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra lượng hàng hóa lớn, có chất lượng và bảo đảm an toàn thực phẩm. Đây được xem là Nghị quyết quan trọng, có ý nghĩa như đòn bẩy đưa sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
Sau hơn 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, bước đầu hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng trong các sản phẩm nông nghiệp của Ninh Bình đã được nâng lên. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, người nông dân bắt đầu làm theo định hướng và nhu cầu thị trường, chú ý hơn đến vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại nông sản có thị trường tiêu thụ tốt đều gia tăng về sản lượng, giá trị, đem lại lợi ích to lớn cho người nông dân. Một loạt động thái tích cực đó đã chứng minh ngành Nông nghiệp đang có bước đi đúng hướng.