Gia Hưng vụ lúa mùa thắng lợi
Vụ mùa năm nay, Gia Hưng là địa phương thu hoạch lúa sớm nhất của huyện Gia Viễn. Theo đánh giá ban đầu, đây tiếp tục là một vụ sản xuất lúa thắng lợi của nhân dân trong xã.
Có 1.176 kết quả được tìm thấy
Vụ mùa năm nay, Gia Hưng là địa phương thu hoạch lúa sớm nhất của huyện Gia Viễn. Theo đánh giá ban đầu, đây tiếp tục là một vụ sản xuất lúa thắng lợi của nhân dân trong xã.
Vẫn là những khó khăn về thời tiết khí hậu (mưa, úng đầu vụ; rét...), song vụ đông năm 2015-2016 còn bị chậm 7-10 ngày so với trung bình nhiều năm do lúa mùa chín muộn, nên huyện Nho Quan chỉ gieo trồng được 2.241 ha cây vụ đông, đạt 84,82% kế hoạch đề ra. Hầu hết các loại cây trồng vụ đông đều không đạt theo kế hoạch, cụ thể: Ngô đạt 727 ha, lạc đông 33,3 ha, khoai lang 329 ha, khoai sọ 221 ha, khoai tây 29,5 ha, ớt xuất khẩu 53 ha, rau đậu và cây khác 788,8 ha; riêng bí xanh đạt 53,7 ha, tăng 23,7 ha so với kế hoạch đề ra.
Vụ mùa năm 2016, do ảnh hưởng liên tiếp của nhiều đợt giông bão cộng thêm yếu tố giống và các kỹ thuật chăm bón không hợp lý đã làm bệnh bạc lá lây lan rộng, hàng chục nghìn ha lúa mùa tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc bị thiệt hại. Tại Ninh Bình, tổng diện tích nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn lên tới gần 8 nghìn ha, nhiều diện tích bị ảnh hưởng năng suất.
Vụ mùa năm 2016, huyện Yên Mô cấy trên 6.800 ha lúa và đến nay đã thu hoạch trên 50% diện tích. Huyện đang chỉ đạo các địa phương và bà con nông dân tập trung nhân lực, phương tiện máy móc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, đảm bảo ăn chắc, tạo quỹ đất cho sản xuất vụ Đông.
Giống lúa thuần DQ11 được Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang tiến hành chọn tạo giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Kết thúc quá trình khảo nghiệm, cuối năm 2013 được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận đặc cách DQ11 là giống cây trồng nông nghiệp mới và cho phép sản xuất đại trà ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực Bắc Trung Bộ.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa.
Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất, mà còn tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, đồng đều, an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Khoảng hơn 2 tuần nữa, nông dân huyện Kim Sơn sẽ bắt đầu thu hoạch lúa mùa. Dù đã là thời điểm cuối vụ, song bà con nông dân không chủ quan trong việc phòng trừ sâu bệnh, nhằm hạn chế thiệt hại về năng suất lúa.
Chúng tôi về Phú Sơn (Nho Quan) vào một ngày trung tuần tháng 9. Trên khắp cánh đồng, những bông lúa đã trĩu bông, chín vàng. Khác với hình ảnh mà chúng tôi thường gặp trước đây khi về với Phú Sơn là những người nông dân phải cầm liềm đi gặt từ sớm để tránh cái nắng nóng, thì nay họ đã có thể đứng trên bờ chờ những chiếc máy gặt chuyển thóc lên bờ.
Ngày 24-9, tại xã Yên Thái, huyện Yên Mô, Sở NN&PTNT tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình thâm canh lúa tổng hợp theo hướng VietGAP.
Vụ mùa 2016, huyện Yên Khánh gieo cấy 7.796,3 ha lúa, trong đó có 95% là các giống lúa chất lượng cao, lúa thuần; diện tích gieo sạ đạt trên 4.000 ha. Đến trung tuần tháng 9 đã có gần 3.000 ha lúa trỗ bông, chủ yếu ở diện tích lúa cấy, diện tích gieo sạ đang trong giai đoạn làm đòng đến trỗ bông. Nhìn chung, lúa mùa của huyện sinh trưởng và phát triển khá tốt.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Ngọc, hội viên nông dân thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn vào một ngày hè nắng nóng, do áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang nuôi vịt, gà, cá nên trang trại của ông cho thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm.
Bà Tống Thị Tâm, xã viên HTX Hồng Phong, xã Ninh Hòa (Hoa Lư) cho biết: Cánh đây gần 1 tuần, cán bộ kỹ thuật của huyện đã về tập huấn kỹ thuật phòng, chống sâu bệnh cho nhân dân trong xã, HTX. Thời tiết khí hậu bất lợi, mưa nắng sập sùi, không thuận lợi cho việc phun thuốc trừ sâu bệnh, nên bà con nông dân phải nhìn trời lánh thời tiết lúc tạnh nắng để phun thuốc. Gia đình tôi neo người, nên phải thuê người phun thuốc trừ sâu cho lúa, đến hôm nay toàn bộ diện tích lúa của gia đình đã phun trừ xong.
Vụ xuân năm 2016, toàn huyện Yên Khánh đã chuyển đổi hơn 132 ha đất trồng lúa sang trồng cây có giá trị và nuôi trồng thủy sản. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi đã mang lại hiệu quả cao cho nông dân, giá trị kinh tế thu được cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Vụ mùa năm 2016, huyện Yên Mô gieo cấy trên 6.500 ha lúa. Mặc dù ảnh hưởng của mưa bão gây thiệt hại về sản xuất, nhưng Yên Mô đã nhanh chóng khắc phục và ổn định sản xuất. Đến nay, hầu hết diện tích lúa mùa của huyện đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kết hợp với mưa giông có độ ẩm cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại.
Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh ở thôn Hiền Quan 2, xã Đức Long (Nho Quan), chúng tôi có phần choáng ngợp bởi trước mắt là một khu đồng rộng lớn với mô hình kinh tế kết hợp giữa nuôi vịt, nuôi lợn, cấy lúa và nuôi thả cá. Đây là một trong những mô hình cho hiệu quả kinh tế nhất nhì ở xã Đức Long sau quy hoạch dồn điền đổi thửa.
Chịu ảnh hưởng của cơn bão số 1 vừa qua, 100% diện tích lúa mùa của huyện Kim Sơn bị ngập trong nước. Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành địa phương, sự chủ động trong công tác tiêu úng của các HTX, toàn huyện có gần 100 ha lúa phải cấy lại. Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung chăm sóc lúa mùa.
Hội phụ nữ xã Gia Thủy (Nho Quan) có 984 hội viên, chủ yếu làm nông nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thường xuyên bị ảnh huởng bởi thiên tai, lũ lụt, nên chỉ canh tác được một vụ lúa đông xuân. Thêm vào đó, nghề phụ trong xã rất ít, trình độ nhận thức của hội viên không đồng đều, còn nhiều hạn chế nên khó khăn trong phát triển kinh tế gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã năm 2011 là 10,2%, trong đó phụ nữ nghèo đứng chủ là 4,2%.
Cũng như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, cơn bão số 1 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp và tài sản của cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Hoa Lư nói riêng. Theo thống kê, cơn bão đã làm ngập úng 2.600 ha lúa mùa mới được gieo cấy; làm đổ 5.632 cây xanh; 56 cột điện; 188 nhà dân bị tốc mái...
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 620 tấn hạt giống lúa, 230 tấn hạt giống ngô và 24 tấn hạt giống rau từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại do bão số 1.
Thứ nhất, qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng cùng với tình hình thực tiễn ở địa phương, tôi nhận thấy Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành rất quan tâm về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhà nước không thu thuế nông nghiệp, hỗ trợ thủy lợi phí, hỗ trợ đất trồng lúa, thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp và ban hành nhiều chính sách khác hỗ trợ phát triển nông nghiệp... Bà con nông dân phấn khởi tích cực đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng góp phần tăng thu nhập cho gia đình, tích cực chung tay xây dựng nông thôn mới.
Mưa bão những ngày qua đã gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Khánh. Toàn huyện có trên 7.000 ha lúa bị ngập trắng (chiếm trên 90% diện tích), hơn 400 ha rau màu và hàng trăm nghìn cây ăn quả, chuối, cây lâm nghiệp bị đổ gãy... Những nỗ lực cao nhất đang được địa phương triển khai để giúp bà con nông dân vượt qua thời điểm khó khăn, sớm ổn định, khôi phục lại sản xuất.
Yên Mô là huyện có địa hình đa dạng, không đồng nhất, toàn huyện có trên 1.000 ha ruộng trũng. Trong những năm qua, mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi nhưng do nhiều diện tích ruộng sâu trũng, ở cách xa các trạm bơm tiêu, nên việc canh tác hết sức khó khăn, dẫn đến năng suất lúa đạt thấp.
Ước tính đã có trên 30 nghìn ha lúa trên địa bàn toàn tỉnh bị ngập úng do bão số 1. Trong đó đa phần các diện tích này đều là lúa mới gieo cấy nên điều quan trọng nhất lúc này là làm sao để rút nước càng nhanh càng tốt. Vì vậy, ngành nông nghiệp cùng các địa phương đã và đang huy động tối đa lực lượng, phương tiện để tiêu úng.
Đang cào, san ruộng chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa, ông Đinh Văn Quý, HTX Đại Phú, xã Ninh Khang (Hoa Lư) cho biết: Theo kinh nghiệm của tôi, với lúa gieo thẳng, đất nhuyễn, ruộng phẳng thì khi gieo và sau này chăm sóc sẽ thuận lợi. Trong quá trình san ruộng kết hợp bắt ốc bươu vàng và sau đó là phun thuốc trừ cỏ.