Nhân lên những cánh én nhỏ
Tôn vinh nghĩa cử cao đẹp hiến tặng giác mạc không chỉ là cách để nhắc nhớ lại chuyện đã qua, mà còn là dịp để kết nối những tấm lòng cùng nhìn về một hướng: hướng nhân văn và tính cộng đồng.
Có 29 kết quả được tìm thấy
Tôn vinh nghĩa cử cao đẹp hiến tặng giác mạc không chỉ là cách để nhắc nhớ lại chuyện đã qua, mà còn là dịp để kết nối những tấm lòng cùng nhìn về một hướng: hướng nhân văn và tính cộng đồng.
Ngày 22/11, Hội Chữ thập đỏ huyện Kim Sơn đã phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận giác mạc của ông Nguyễn Văn Khương (69 tuổi), ở xóm 5, xã Cồn Thoi.
Hàng trăm người dân của tỉnh ta trước khi qua đời đã để lại di nguyện hiến tặng giác mạc với mong muốn mang lại nguồn ánh sáng quý giá, hồi sinh nhiều khát vọng cho những người mắc bệnh lý về giác mạc.
Chiều 8/12, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ huyện Kim Sơn phối hợp với Ngân hàng Mắt-Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận giác mạc của ông Mai Quang Thiều, 62 tuổi, ở xóm 5, xã Cồn Thoi (huyện Kim Sơn) hiến tặng.
Ngày 9/6, Ngân hàng mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương đã tiếp nhận giác mạc của người hiến tặng là anh Nguyễn Văn Vượng ở xã Văn Hải, huyện Kim Sơn.
Ngày 9/3, ông Tạ Văn Quyện, 70 tuổi, thôn Yên Lâm, xã Yên Sơn (thành phố Tam Điệp) là người tình nguyện hiến tặng giác mạc sau khi qua đời.
Mặc dù đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, song với phương châm sống "tốt đời đẹp đạo", người dân xã Văn Hải (huyện Kim Sơn) đã tích cực hưởng ứng phong trào đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời. Những nghĩa cử cao đẹp đó đã thắp sáng sự sống, viết tiếp cuộc đời của nhiều người khác.
Khởi nguồn từ tháng 4/2007, với trường hợp đầu tiên là cụ Nguyễn Thị Hoa, xóm 6, xã Cồn Thoi, là người hiến tặng giác mạc đầu tiên của huyện Kim Sơn cũng như trong cả nước. Đến nay, phong trào này đã lan tỏa sâu rộng trong tiềm thức của nhiều người dân địa phương, có gia đình với vài thế hệ đã tự nguyện hiến tặng giác mạc, đưa Cồn Thoi trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh và cả nước về số người đăng ký và số người đã hiến tặng giác mạc sau khi qua đời.
Bác Lê Xuân Cựu, 74 tuổi, ở tổ 15, phường Trung Sơn (thành phố Tam Điệp) vừa là người thứ 341 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tình nguyện hiến tặng giác mạc sau khi qua đời.
Qua hơn 10 năm phát động, đến nay, toàn huyện Kim Sơn đã vận động được gần 11 nghìn người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, với tổng số 320 người đã hiến tặng, trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong phong trào đăng ký và hiến tặng giác mạc. Đây là hoạt động ý nghĩa, món quà vô giá, giúp cho nhiều người khuyết tật về mắt có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng, hòa nhập cuộc sống.
Khởi nguồn từ tháng 4/2007, với trường hợp đầu tiên là cụ Nguyễn Thị Hoa, xã Cồn Thoi, là người hiến tặng giác mạc đầu tiên của huyện Kim Sơn cũng như trong cả nước. Đến nay, qua hơn 10 năm phát động, phong trào hiến tặng giác mạc trên địa bàn huyện Kim Sơn đã lan tỏa đến 20/27 xã, thị trấn với gần 11 nghìn người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, trong đó có 279 người đã hiến tặng giác mạc thành công, trở thành đơn vị dẫn đầu cả nước trong phong trào đăng ký và hiến tặng giác mạc.
Với vai trò là địa phương tiêu biểu, dẫn đầu trong toàn quốc về phong trào hiến tặng giác mạc, nhiều năm qua, huyện Kim Sơn đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phong trào hiến tặng giác mạc trong toàn huyện, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân.
Vừa là Bí thư chi bộ kiêm xóm trưởng xóm 12, xã Định Hóa (Kim Sơn), ông Lê Văn Thế luôn gương mẫu trong thực hiện các phong trào tại địa phương, là hạt nhân đoàn kết lương - giáo, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xóm tin yêu, mến phục. Ông cũng là một cộng tác viên rất tích cực trong phong trào tuyên truyền hiến tặng giác mạc.
Hơn 10 năm qua kể từ ca hiến tặng giác mạc đầu tiên sau khi qua đời của một cụ bà tại xã Cồn Thoi (Kim Sơn), chương trình hiến tặng giác mạc được tuyên truyền, vận động và ngày càng có thêm nhiều người dân hưởng ứng đăng ký hiến tặng sau khi qua đời và đặc biệt nhiều gia đình sau khi có người thân không may qua đời đã chủ động liên hệ với tổ chức Hội Chữ thập đỏ và Ngân hàng Mắt Việt Nam để thực hiện theo di nguyện của người đã mất.
Khi còn sống, ông Phạm Văn Đức, xóm 6, xã Kim Trung (Kim Sơn) đã đăng ký hiến tặng giác mạc của mình. Ngày 23/8, sau khi ông Đức qua đời, thực hiện di nguyện của ông, gia đình đã thông báo đến Hội Chữ thập đỏ các cấp và Bệnh viện Mắt Trung ương để thực hiện việc tiếp nhận đôi giác mạc hiến tặng.
Kể từ năm 2007, huyện Kim Sơn có người đầu tiên hiến tặng giác mạc sau khi qua đời thì đến nay, hiến giác mạc đã trở thành phong trào nhân đạo có sức lan tỏa rộng khắp trong toàn huyện.
Được khởi nguồn từ năm 2007, tại xã Cồn Thoi, qua gần 10 năm phát động phong trào hiến tặng giác mạc, đến nay, toàn huyện Kim Sơn đã vận động được gần 10,2 nghìn người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, với tổng số 222 người đã hiến tặng giác mạc. Đây thực sự là món quà vô giá, giúp cho nhiều người khuyết tật về mắt có thêm cơ hội thoát khỏi cảnh tối tăm.
Với tinh thần tương thân, tương ái, nhiều năm liền Hội Chữ thập đỏ huyện Kim Sơn đã triển khai hiệu quả các phong trào nhân đạo, từ thiện, đặc biệt phong trào hiến tặng giác mạc đã lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Kim Sơn là địa phương dẫn đầu trong toàn quốc về phong trào hiến tặng giác mạc nhiều năm nay.
Sáng ngày 12/11, tại Nhà Văn hóa huyện Kim Sơn, Bệnh viện Mắt trung ương phối hợp với UBND huyện Kim Sơn tổ chức lễ tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người hiến tặng giác mạc, vận động hiến giác mạc tại huyện Kim Sơn.
Giáo xứ Cồn thoi có 7 giáo họ với hơn 6.000 giáo dân. Trong những năm qua, Ban chấp hành giáo xứ đã vận động bà con giáo dân thực hiện tốt phương châm "Sống phúc âm trong lòng dân tộc", sống "Tốt đời, đẹp đạo", tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước do các cấp, ngành phát động. Trong đó phong trào từ thiện bác ái đã đạt được kết quả tốt đẹp.
Năm 2007 đánh dấu thành tựu khoa học của ngành Y tế trong lĩnh vực nhãn khoa khi ghép giác mạc thành công cho một bệnh nhân mù lòa có cơ hội nhìn thấy ánh sáng với sự tự nguyện hiến tặng giác mạc sau khi qua đời của một bà cụ ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Nghĩa cử cao đẹp của người phụ nữ có tấm lòng nhân ái đã mở ra cơ hội cho hàng trăm nghìn người mù tìm lại ánh sáng thông qua phong trào hiến tặng giác mạc được ngành Y tế phát động.
Ngày 22-2, tại Rạp Kim Mâu (Kim Sơn), Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh tổ chức lễ tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người hiến tặng giác mạc. Về dự lễ tôn vinh có các đồng chí: Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, UVT.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Tiến, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; Nguyễn Thị Thanh, UVDKT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Văn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Năm 2007, giáo dân Nguyễn Thị Hoa ở xã Cồn Thoi (Kim Sơn) là người đầu tiên hiến tặng giác mạc sau khi qua đời đã "nhóm" lên ngọn lửa cho phong trào hiến tặng giác mạc không chỉ trên địa bàn huyện Kim Sơn mà còn trong cả nước.
Ngày 8/10, tại Nhà Văn hóa huyện Kim Sơn, Bệnh viện Mắt trung ương phối hợp với UBND huyện Kim Sơn tổ chức lễ tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người hiến tặng giác mạc, vận động hiến giác mạc tại huyện Kim Sơn. Dự lễ tôn vinh có lãnh đạo Bệnh viện Mắt trung ương; huyện Kim Sơn; Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Bệnh viện Mắt tỉnh cùng đại diện 128 gia đình có người hiến tặng giác mạc đến từ 27 xã, thị trấn trong huyện.