Logo

    Tìm kiếm: hà thị cầu

    20 kết quả được tìm thấy

    Xẩm vẫn luôn âm vang

    Xẩm vẫn luôn âm vang

    Văn Hóa-

    Khi tinh hoa của nghệ thuật hát xẩm - cụ Hà Thị Cầu về với cát bụi, nhiều người lo ngại rằng, hát xẩm sẽ mai một dần ở chính nơi vốn được coi là chiếc nôi của môn nghệ thuật này. Nhưng không, những người nặng lòng với hát xẩm vẫn có quyền tràn đầy hi vọng về một tương lai rực rỡ của nghệ thuật hát xẩm quê nhà khi chứng kiến sự đam mê của lớp người trẻ hôm nay.

    Để hát Xẩm trường tồn cùng thời gian

    Để hát Xẩm trường tồn cùng thời gian

    VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT-

    Khi "báu vật dân gian" về hát Xẩm - Nghệ nhân, Nghệ sỹ Ưu tú Hà Thị Cầu ra đi, nhiều người lo ngại loại hình nghệ thuật dân gian này sẽ bị thất truyền, lãng quên. Nhưng, theo thời gian, với sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực của những người được cụ Cầu trực tiếp truyền dạy hát Xẩm cũng như tình yêu tha thiết với Xẩm của chính mỗi người dân, hát Xẩm đã dần được khơi dậy và trở thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn không chỉ ở phạm vi huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình mà còn lan tỏa trong nước và dần đến với du khách quốc tế...

    Tích cực truyền dạy hát Xẩm cho thế hệ trẻ

    Tích cực truyền dạy hát Xẩm cho thế hệ trẻ

    VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT-

    Yên Mô được xem là cái nôi của nghệ thuật hát Xẩm gắn với tên tuổi của cố nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu. Sau khi bà Cầu về với "tổ tiên", nhiều người lo lắng loại hình nghệ thuật dân gian này sẽ bị lãng quên trên chính quê hương của Xẩm. Nhưng không, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Giữa dòng chảy hối hả của đời sống đương đại, Xẩm vẫn tồn tại một cách mạnh mẽ và sinh động. Những lời ca, giai điệu Xẩm luôn có sức cuốn hút lạ thường, lay động tâm hồn người hát, người nghe, hướng con người tới những giá trị đẹp, cách sống nhân văn...

    Ghi nhận từ Liên hoan các CLB nghệ thuật hát Xẩm tỉnh Ninh Bình 2022

    Ghi nhận từ Liên hoan các CLB nghệ thuật hát Xẩm tỉnh Ninh Bình 2022

    Văn Hóa-

    Vừa qua, trên quê hương Yên Mô, mảnh đất một đời gắn bó của cố nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu đã diễn ra một sự kiện văn hóa quan trọng: Liên hoan các CLB nghệ thuật hát Xẩm tỉnh Ninh Bình năm 2022. Hơn 100 nhạc công, diễn viên, nghệ nhân Xẩm trong toàn tỉnh đã hội tụ về đây để cũng phô diễn cho khán giả thấy hết những cái hay, cái đẹp của loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian này.

    Ghi nhận từ Liên hoan hát Xẩm Ninh Bình mở rộng 2022

    Ghi nhận từ Liên hoan hát Xẩm Ninh Bình mở rộng 2022

    Văn Hóa-

    Đã hai năm kể từ Liên hoan đầu tiên năm 2019, người yêu Xẩm lại có dịp hội tụ tại Ninh Bình. Khó mà nói hết được niềm vui của những người yêu Xẩm, khi có dịp gặp gỡ, trao đổi, giao lưu ngay chính trên mảnh đất mà nghệ nhân xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu đã từng gắn bó suốt cuộc đời.

    Giá trị của nghệ thuật hát Xẩm ở Ninh Bình

    Giá trị của nghệ thuật hát Xẩm ở Ninh Bình

    Văn Hóa-

    Hát Xẩm là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian có nội dung ca từ độc đáo, tiêu biểu của Việt Nam. Trong các loại hình âm nhạc truyền thống của dân tộc, có lẽ chỉ duy nhất hát Xẩm được gọi với tư cách là một nghề để kiếm sống. Nghệ thuật hát Xẩm ở Ninh Bình gắn liền với cố Nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu - Bà chính là nghệ nhân cuối cùng còn hành nghề hát Xẩm.

    Phạm Minh Hạnh - người yêu Xẩm đất Yên Nhân

    Phạm Minh Hạnh - người yêu Xẩm đất Yên Nhân

    Văn Hóa-

    Yên Mô là vùng đất nổi tiếng gắn với nghệ thuật hát Xẩm, nơi bảo tồn, lưu giữ di sản quý báu của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu. Hiện tại, vùng đất Yên Mô có rất nhiều người yêu thích nghệ thuật hát Xẩm và có ý thức trong việc gìn giữ, phát huy di sản tinh thần mà bà Hà Thị Cầu để lại. Một trong những con người như thế là anh Phạm Minh Hạnh, xã Yên Nhân.

    Thắp hương tri ân cố nghệ nhân- nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu

    Thắp hương tri ân cố nghệ nhân- nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu

    Văn Hóa-

    Chiều 3/12, Đoàn đại biểu liên hoan xẩm khu vực phía Bắc- Ninh Bình 2019 đã về thắp hương tri ân cố nghệ nhân- nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu - người được mệnh danh là "vật nhân văn sống" trong nghệ thuật hát Xẩm của Việt Nam. Dự buổi tri ân có các đồng chí lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao; lãnh đạo UBND huyện Yên Mô và các nghệ sĩ, các CLB xẩm các tỉnh phía Bắc.

    Bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát xẩm

    Bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát xẩm

    Văn Hóa-

    Yên Mô được nhiều người biết đến là một trong những "nôi" của hát xẩm. Nơi đây nổi danh với tên tuổi của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu- người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20. Sau khi nghệ nhân Hà Thị Cầu qua đời, hát xẩm ở Yên Mô đứng trước nguy cơ thất truyền, có lúc người ta tưởng chừng như nó đã bị chìm dưới lớp bụi thời gian. Thế nhưng điều ít ai ngờ là hát xẩm lại đang tồn tại sinh động, hấp dẫn qua các hội diễn văn nghệ quần chúng, các sự kiện, lễ hội và trong các lớp học hát xẩm ở nhiều trường học trên địa bàn huyện.

    Ngày xuân về quê hương hát xẩm

    Ngày xuân về quê hương hát xẩm

    Xã hội-

    Mỗi lần ghé đất Yên Phong (Yên Mô), chúng tôi lại bồi hồi nhớ về giọng hát Xẩm réo rắt với cách biểu diễn nhạc cụ "độc nhất vô nhị" tay kéo nhị, chân gõ xênh của nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu. 5 năm trước, khi bà qua đời, có người cho rằng cụ Hà Thị Cầu sẽ là người "hát Xẩm cuối cùng" và nghệ thuật hát Xẩm sẽ bị lãng quên ngay chính tại quê hương của cụ. Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại… Mùa xuân năm nay, chúng tôi lại trở về "đất xẩm" giữa cuộc sống sôi động và hiện đại, những làn điệu Xẩm chợ, Xẩm thập ân... vẫn len lỏi và tìm những con đường riêng để "ngân vang"...

    Cuộc hội ngộ của những người yêu xẩm

    Cuộc hội ngộ của những người yêu xẩm

    Tin văn nghệ-

    Cố nghệ nhân dân gian Hà Thị Cầu đã về cõi vĩnh hằng hơn 5 năm nhưng những giá trị tinh thần bà để lại cho nghệ thuật truyền thống nói chung và bộ môn hát xẩm nói riêng vẫn còn nguyên vẹn. Nơi bà sinh sống tại xã Yên Phong, Yên Mô được các nghệ sỹ và người yêu Xẩm coi đây là quê hương của Xẩm. Chính vì vậy, nhiều hoạt động để bảo tồn và phát triển bộ môn nghệ thuật hát Xẩm đã được các tổ chức, cá nhân chọn nơi đây để lưu diễn.

    Vấn vương điệu xẩm

    Vấn vương điệu xẩm

    Tin văn nghệ-

    Sau 4 năm kể từ khi "Người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ XX" qua đời, chúng tôi mới có dịp trở về vùng đất được xem là một trong những cái nôi của cố nghệ thuật hát xẩm. Góc chợ quạnh hưu ngày nào giờ lại vang lên những ca từ réo rắt của làn điệu xẩm cổ ngay tại chính ngôi nhà của cố nghệ nhân dân gian Hà Thị Cầu. Niềm vui, niềm hy vọng về việc bảo tồn những làn điệu xẩm cổ lại được chính người thân và thế hệ trẻ của quê hương Yên Mô nối tiếp nhau thắp lên những ngọn lửa ấm áp.

    Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu: Con tằm đã thôi kiếp nhả tơ

    Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu: Con tằm đã thôi kiếp nhả tơ

    Văn Hóa-

    Thời tiết cuối xuân đang ấm dần lên, bỗng nhiên hôm nay trở trời, gió mùa đông bắc thổi hun hút như đang giữ mùa đông. Đang đi đường thì một người đồng nghiệp gọi điện thông báo nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu đã mất, bỗng dưng trái tim tôi như thắt lại, cảm giác như mất mát, hụt hẫng…Như thế là "con tầm đã thôi kiếp nhả tơ". Sự ra đi của nghệ nhân hát Xẩm cuối cùng là nỗi tiếc nuối của biết bao nghệ sỹ, nghệ nhân dân gian và công chúng yêu mến bộ môn nghệ thuật đặc sắc này.

    Nghệ nhân Hà Thị Cầu qua đời

    Nghệ nhân Hà Thị Cầu qua đời

    Văn Hóa-

    Vào hồi 12g30 trưa nay 3/3, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình, hưởng thọ 93 tuổi. Lễ viếng được tổ chức hồi 8 giờ ngày 4/3; lễ truy điệu tổ chức hồi 9 giờ 30 phút ngày 5/3; an táng tại nghĩa trang xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình

    Hành trình hướng tới di sản: Cần bảo tồn tính nguyên bản của xẩm cổ

    Hành trình hướng tới di sản: Cần bảo tồn tính nguyên bản của xẩm cổ

    Văn Hóa-

    Nghệ nhân dân gian Hà Thị Cầu đã từng nói với nghệ sỹ Xuân Hoạch "Muốn hát xẩm phải ăn, ngủ với xẩm mới hát được xẩm từ con tim., Hát xẩm khó là thế nên một người nghệ sỹ muốn được công nhận là nghệ sỹ hát xẩm phải mất thời gian khổ luyện từ 5-10 năm mới thành danh. Thêm vào đó có thời kỳ người ta coi hát xẩm là "ăn mày", chính vì thế mà nghệ thuật hát xẩm đứng trước nguy cơ thất truyền.

    Hài hước như nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu

    Hài hước như nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu

    -

    Đầu tháng 3-2012, tỉnh Ninh Bình tổ chức báo cáo kết quả dự án bảo tồn di sản hát Xẩm. Đây là bước chuẩn bị cho việc làm hồ sơ đề nghị lên UNESCO công nhận hát Xẩm là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại mà tỉnh đã thai nghén từ lâu. Lần đầu tiên chúng tôi được nghe tương đối có hệ thống các làn điệu hát Xẩm và hoàn toàn bị Xẩm chinh phục.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long