Lời cảm ơn
Thay mặt gia đình: Bà Quả phụ Trần Thị Dứa; Trưởng nam: Trần Xuân Phú; Thứ nam: Trần Thanh Hiển, cùng các con, cháu, chắt xin chân thành cảm ơn:
Có 24 kết quả được tìm thấy
Thay mặt gia đình: Bà Quả phụ Trần Thị Dứa; Trưởng nam: Trần Xuân Phú; Thứ nam: Trần Thanh Hiển, cùng các con, cháu, chắt xin chân thành cảm ơn:
Tam Điệp là vựa dứa lớn cũng như lâu đời nhất miền Bắc với diện tích hàng nghìn ha. Những ngày này, nông dân ở đây đang khẩn trương thu hoạch dứa chính vụ, không khí vô cùng nhộn nhịp, ngày cũng như đêm, nhân công, xe mua bán tấp nập ra vào.
Động Tam Giao nằm trong chuỗi động hoang sơ trong dãy núi đá vôi thuộc thành phố Tam Điệp được phát hiện năm 1986 do những người dân đi lấy củi trên núi vô tình tìm thấy. Dành thời gian thám hiểm động Tam Giao, tại đây bạn có thể cắm trại, leo núi, dạo chơi trên các đồi dứa, những cánh đồng trồng cây ăn quả - một trải nghiệm thú vị trong dịp đầu xuân…
Dứa được mùa lại đang được các nhà máy chế biến, thương lái thu mua với giá cao khiến người trồng dứa Tam Điệp vô cùng phấn khởi.
Ninh Bình - một Việt Nam thu nhỏ với đủ các địa hình đồi núi, đồng bằng và ven biển, hơn 70% dân số sống ở nông thôn, sở hữu nền sản xuất sinh thái nông nghiệp đã có lịch sử lâu đời. Nhiều cánh đồng ở Ninh Bình xuất hiện trên các tạp chí du lịch nổi tiếng của thế giới như cánh đồng lúa Tam Cốc từng lọt Top 15 địa danh tuyệt đẹp do tờ Telegraph (Anh) bình chọn; đứng đầu danh sách 50 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2018 của Tạp chí Business Insider. Ngoài ra, tỉnh có nhiều cánh đồng đang triển khai các mô hình canh tác mới thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước đến tham quan và chụp ảnh như cánh đồng dứa Đồng Giao, cánh đồng hoa Ninh Phúc, làng hoa đào Đông Sơn...
Dứa Đồng Giao là đặc sản của Ninh Bình, có mặt trong sách Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam. Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ đã quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00074 cho sản phẩm Dứa Đồng Giao. Tuy nhiên, đây chỉ là bước ban đầu để xác lập quyền sở hữu và những yếu tố pháp luật có liên quan, về lâu dài, để khai thác có hiệu quả tài sản trí tuệ này, nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường thì đơn vị quản lý và người dân trồng dứa còn nhiều việc phải làm.
Để phát triển kinh tế, một vài năm trở lại đây, thay vì trồng các cây trồng truyền thống như sắn, dứa…, một số nông dân ở xã Phú Long (huyện Nho Quan) đã chuyển đổi sang trồng chuối. Đây là cây trồng có giá trị cao, thế nhưng hiện nay, một số vườn chuối đang xuất hiện bệnh lạ, khiến thân, lá chuối thối đen rồi đổ gục, gây thiệt hại cho bà con hàng chục triệu đồng.
Ngày 17/1, Sở KH&CN phối hợp với UBND thành phố Tam Điệp tổ chức hội nghị công bố Quyết định, trao văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Dứa Đồng Giao", Nhãn hiệu chứng nhận "Đào phai Tam Điệp" và "Chè Trại Quang Sỏi".
Những năm gần đây, ngoài cây dứa thì nhiều nông dân ở thành phố Tam Điệp đã chọn cây từ để luân canh cải tạo đất, nâng cao thu nhập.
Trên cùng một diện tích canh tác, so với trồng cây dứa hoặc cây hoa màu thì giá trị đem lại từ việc chăn nuôi gà sinh học thương phẩm cao hơn từ 30-50 lần. Đó là chia sẻ của ông Vũ Đức Lợi ở Tổ dân phố 7, phường Nam Sơn (thành phố Tam Điệp).
Trải dài trên diện tích đất đồi rộng hơn 3.500 ha, đồi dứa Đồng Giao, Tam Điệp với màu xanh ngút ngàn trải dài tới tận chân trời, nổi bật trên nền đất đỏ bazan đã trở thành điểm ghé thăm lý tưởng cho các bạn trẻ yêu chụp ảnh trong thời gian gần đây.
Mặc dù là cây trồng thời vụ nhằm cải tạo đất trồng dứa, nhưng những năm qua, cây từ trồng trên đất xã Phú Long (Nho Quan) đã cho thu nhập khá cao trên 1 ha canh tác, đang trở thành cây trồng chủ lực của người dân vùng cao này.
Từ lâu, thành phố Tam Điệp được biết đến là vùng đất có những yếu tố đặc thù về thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu, nơi có các nông sản nổi tiếng như: dứa Đồng Giao, chè Ba Trại. Dồn điền đổi thửa, quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến được xác định là bước đi tiếp theo để thành phố Tam Điệp khai thác các thế mạnh của địa phương, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Sản lượng dứa chính vụ năm nay ở vùng nguyên liệu dứa của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu (CPTPXK) Đồng Giao, thành phố Tam Điệp tăng 30% so với năm ngoái. Trong khi đó, nắng nóng kéo dài khiến cho dứa chín nhanh và đồng loạt. Để hạn chế hiện tượng dứa thối hỏng, hiện Công ty CPTPXK Đồng Giao đang vận hành hết công suất nhà máy chế biến, đồng thời yêu cầu các đội sản xuất tăng cường rà soát, thu mua dứa cho các hộ dân.
Vụ thu hoạch dứa đã bắt đầu từ hơn nửa tháng nay nhưng hàng trăm tấn dứa của những người nông dân ở thành phố Tam Điệp đang có nguy cơ chín thối trên đồng ruộng vì không có đầu ra. Hàng trăm triệu đồng của những người nông dân nơi đây đầu tư vào dứa cũng đang có nguy cơ mất trắng và họ sẽ lâm vào cảnh nợ nần.
Hiện nay, đang bắt đầu vào chính vụ dứa, tuy nhiên giá dứa trên thị trường đang sụt giảm nghiêm trọng, chỉ chưa đầy 2.000 đồng/1kg. Giá thấp, thương lái còn không thu mua đã khiến người trồng dứa rơi vào cảnh lao đao, thậm chí, nhiều nhà đành phải chấp nhận để dứa chín thối ngoài đồng.
Bên cạnh việc làm tốt công tác gieo cấy lúa xuân đúng lịch thời vụ, hiện nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân huyện Nho Quan đang xuống đồng đẩy nhanh tiến độ gieo trồng và chăm sóc cây màu vụ xuân. Tập trung chủ yếu là các cây trồng truyền thống như: lạc, ngô, khoai lang, sắn, mía, dứa và rau đậu các loại.
Hiện nay, nhiều người có thói quen sử dụng những cây cỏ tự nhiên để chữa bệnh theo kiểu truyền miệng mà không có bất cứ hướng dẫn hay một phác đồ điều trị nào của thày thuốc. Sợ chết, để phòng ngừa, hay để chữa trị cho bản thân và người thân, thay vì đến bệnh viện, nhiều người nuôi hy vọng vào các loại thảo dược. Có vô số loại thảo dược chữa bệnh được thiên hạ lao vào như dứa dại, atisô, lá hoàn ngọc, trinh nữ hoàng cung, mật nhân, mật gấu, chó đẻ...vì dễ tìm, giá rẻ, dễ sử dụng. Điều này đã đẩy nhiều người đến với những mối họa chết người như tụt huyết áp, vô sinh, suy giảm chức năng miễn dịch...
Dứa là một trong những cây ăn quả chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của thị xã Tam Điệp nói riêng và tỉnh ta nói chung. Để bảo tồn nguồn gien, bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm dứa và thực hiện chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh ta đã được phê duyệt và triển khai dự án "Xây dựng chỉ dẫn địa lý "Đồng Giao" dùng cho sản phẩm dứa của tỉnh Ninh Bình".
Dê núi Ninh Bình, rượu Kim Sơn, dứa Đồng Giao hay thêu Văn Lâm, cói Kim Sơn, mộc Ninh Phong, gốm Gia Thủy… là những đặc sản ẩm thực và sản phẩm làng nghề truyền thống đặc trưng của Ninh Bình. Dù nổi tiếng cả nước nhưng rất ít mặt hàng trên được đăng ký nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý. Để thúc đẩy việc phát triển cũng như nâng cao giá trị của những ngành nghề truyền thống và đặc sản ẩm thực, Ninh Bình đang quyết tâm xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm này.
Áp dụng công nghệ thâm canh cây trồng có che phủ nilon là tiến bộ khoa học tiên tiến, đã và đang được phát triển trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới như ở Trung Quốc, Nhật Bản và ở nước ta đang được chú trọng phát triển trên diện rộng.
Vào thăm khu trang trại rộng hơn 8 ha của gia đình bác Phạm Văn Trường (phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp), ai cũng trầm trồ khen ngợi bởi vườn hồng, vườn bưởi trĩu quả, xen lẫn với dứa, vải, ngô, khoai... và một khu chuồng nuôi các con vật có giá trị kinh tế cao. Bác Trường là một đảng viên tiêu biểu làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp.
Thực tế cho thấy, siêu phân bón Neb-26 sử dụng trên cây lúa, cây rau màu cho hiệu quả kinh tế cao. Khi đưa siêu phân bón Neb-26 vào sử dụng trên một số cây công nghiệp ngắn ngày như dứa, lạc tiên… cũng cho năng suất và chất lượng hơn hẳn.
Bản Xanh những ngày giáp Tết như được bao phủ trong sắc màu no ấm. Những cây đào già trên núi đã trở mình nẩy lộc biếc. Đến bản Xanh bây giờ người ta không còn thấy hiện tượng chặt phá rừng, không còn đất trống, đồi trọc..., thay vào đó là màu xanh của những cây ăn quả, những đồi mía, đồi dứa... như cái tên bản Xanh mà những người đầu tiên đến vùng đất này đã đặt.