Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Thạch Bình
Với lợi thế đất đai rộng rãi, trong đó chủ yếu là đất nông, lâm nghiệp, xã Thạch Bình (huyện Nho Quan) xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là chìa khóa nâng cao thu nhập cho người dân.
Có 93 kết quả được tìm thấy
Với lợi thế đất đai rộng rãi, trong đó chủ yếu là đất nông, lâm nghiệp, xã Thạch Bình (huyện Nho Quan) xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là chìa khóa nâng cao thu nhập cho người dân.
Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác của tỉnh ta đã tăng gần 60 triệu đồng/ha trong 10 năm qua (từ 96,6 triệu đồng/ha năm 2013 lên 155 triệu đồng/ha năm 2023). Có được kết quả đó là do thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, liên kết theo chuỗi, gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản.
Với mục tiêu hình thành vùng sản xuất dưa theo hướng an toàn sinh học, thâm canh tăng năng suất, chất lượng gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đất mạ theo hướng gia tăng giá trị, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Viễn đã xây dựng mô hình sản xuất "Ứng dụng tiến bộ kĩ thuật sản xuất dưa an toàn sinh học trên địa bàn xã Gia Tiến".
Phát huy phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ, ông Trần Nhật Quang, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Gia Vân (huyện Gia Viễn) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cần cù lao động, làm giàu chính đáng, trở thành thành tấm gương sáng trong phong trào CCB thi đua làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, xã Khánh Tiên (Yên Khánh) đang tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế. Trong đó, tập trung khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp cận và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ.
Phú Long là xã vùng cao của huyện Nho Quan, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, Đảng bộ xã đã tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, lãnh đạo nhân dân khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; mở rộng các loại hình sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.
Những năm gần đây, huyện Yên Mô đã tập trung đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng địa phương, phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác.
Vụ đông xuân năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo cấy 40 nghìn ha lúa và hơn 7.200 ha cây rau màu. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, sâu bệnh hại, ngành nông nghiệp và các địa phương đang đôn đốc, hướng dẫn nông dân tập trung làm đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, xuống giống đúng thời vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thâm canh cây trồng, đảm bảo sản xuất thắng lợi.
Tiên phong chọn hướng đi mới với việc phát triển cây Mộc hương (quế hoa) có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, nâng cao thu nhập gia đình, ông Bùi Xuân Thủy, xóm 5 Đông Cường, xã Khánh Cường (huyện Yên Khánh) đã góp phần đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong quá trình xây dựng xã Khánh Cường đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2022.
Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cấp ủy, chính quyền xã Đồng Phong (huyện Nho Quan) đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, giúp phòng ngừa dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế.
Nho Quan là huyện miền núi với đặc trưng 3 vùng sản xuất rõ rệt là vùng đồi núi cao, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng chiêm trũng. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, các địa phương trong huyện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, qua đó từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và liên kết phát triển sản xuất có hợp đồng tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các xã vùng cao huyện Nho Quan thời gian qua đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thực tế, việc chuyển đổi này phần đa vẫn thực hiện manh mún, nhỏ lẻ; thiếu sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Bên cạnh đó, năng lực tiếp cận thị trường, tiếp cận công nghệ của nông dân hạn chế; đặc biệt cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn khó khăn… Để giải được "bài toán" cây trồng hiệu quả cho bà con vùng cao, nhiều ý kiến cho rằng, cần có kế hoạch đầu tư dài hơi và đồng bộ của Nhà nước, của tỉnh, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con. Trong đó, đặc biệt quan tâm chọn giống cây phù hợp nhu cầu thị trường, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và có chính sách hỗ trợ bao tiêu sản phẩm.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tận dụng lợi thế đất đai rộng rãi, những năm qua, các xã vùng cao của huyện Nho Quan đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tìm ra được nhiều hình thức sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phần lớn việc chuyển đổi này mới dừng lại ở dạng mô hình, việc nhân rộng chưa nhiều. Thực tế, một số nơi, chính quyền, HTX và nông dân còn khá lúng túng chưa tìm được cây, con nào thực sự phù hợp; nhiều cây trồng mới đưa vào nhưng phát triển không bền vững; vẫn tồn tại những hình thức sản xuất, cây trồng kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn đất đai.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn các cây ăn quả có múi để đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, đây lại là đối tượng cây trồng khó canh tác, hơn nữa chất lượng giống cây có múi hiện nay chưa được kiểm soát chặt chẽ. Trong khi đó, các loại quả từ cây này chủ yếu tiêu thụ tươi, chưa có sản phẩm chế biến sâu.
Phát huy ý chí, phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", cần cù trong lao động, cựu chiến binh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1954 ở thôn Đồng Nang, xã Văn Phú (Nho Quan) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành điển hình trong phong trào "Cựu chiến binh giúp nhau phát triển kinh tế" tại địa phương.
Những năm qua, với sự chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của người dân, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh nhìn chung ổn định. Phát huy lợi thế vùng đồi núi, đồng bào đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, góp phần đẩy nhanh công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Xã Mai Sơn có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và là địa phương duy nhất của huyện Yên Mô chưa thực hiện dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới do địa hình bị chia cắt bởi các dự án giao thông, các công trình hạ tầng phát triển kinh tế xã hội. "Biến khó khăn thành lợi thế", Mai Sơn đã tập trung đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác đang là một phong trào phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện Yên Khánh. Đặc biệt, vụ đông năm nay, tại HTX Nam Lợi, xã Khánh Lợi có mô hình trồng cây bí đỏ hạt đậu trên đất 2 lúa với phương pháp làm đất tối thiểu được nông dân hết sức quan tâm.
Hiện nay, các địa phương của huyện Yên Mô đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại cây cho năng suất, chất lượng cao, đồng thời tăng cường xây dựng các mối liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, tìm hướng đi phù hợp trong việc phát triển cây vụ đông hàng hóa.
Sau 2 năm thực hiện tích tụ ruộng đất, đổi mới cơ cấu cây trồng và áp dụng công nghệ tiên tiến, giá trị thu nhập trên cánh đồng mẫu lớn của Tổng Công ty Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình bước đầu đã đạt doanh thu 200 - 300 triệu đồng/ha/năm. Trong thời gian tới, Tổng Công ty phấn đấu tích tụ từ 3.000 - 5.000 hec -ta ruộng đất để nhân rộng mô hình cánh đồng sản xuất khép kín bằng cơ giới hóa đồng bộ, góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Là một trong ba phong trào thi đua lớn của các cấp Hội Nông dân, trong những năm qua phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã được Hội Nông dân xã Yên Nhân (Yên Mô) đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện đến hội viên và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ. Nhờ đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế cao là việc làm thường xuyên ở các chi hội và từng hội viên.
Nhờ đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiện nay trên địa bàn xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đã có nhiều mô hình sản xuất hàng hóa đem lại giá trị cao, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó có mô hình trồng cây na dai cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm, đang mở ra hướng phát triển mới giúp nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Với mô hình sản xuất tập trung, cùng nhau tương trợ, giúp đỡ trong các khâu sản xuất, Tổ hợp tác Thanh niên nuôi thủy sản xã Phú Lộc (huyện Nho Quan) đã góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, mở ra cơ hội làm giàu cho các thành viên trên chính mảnh đất quê hương.
Phú Long là một xã vùng cao nằm ở phía nam của huyện Nho Quan. Tuy có địa thế không thuận lợi, nhưng nhân dân trong xã đã phát huy tiềm năng về đất đai, nguồn lực lao động để phát triển kinh tế. Ngoài các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của thanh niên cho đến các gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc kết hợp nuôi thủy sản của hội viên hội nông dân xã, phụ nữ xã Phú Long cũng tích cực tham gia phát triển kinh tế hộ, góp phần giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trở lại Yên Từ sau hơn 3 năm hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), chúng tôi có thể nhận thấy sự thay đổi và chuyển mình rõ nét của một vùng quê thuần nông. Nông thôn mới kiểu mẫu đang dần hiện hữu ở nơi đây với điểm nhấn là những mô hình tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để hình thành vùng sản xuất chuối - cá, rau an toàn có giá trị cao, là khu dân cư kiểu mẫu, những nếp nhà khang trang, đường sá rộng rãi đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.