Đảm bảo đủ nước cho vụ đông xuân
Vụ đông xuân 2019-2020, Ninh Bình dự kiến gieo trồng trên 48.000 ha cây các loại, trong đó có khoảng 40.080,1 ha lúa đông xuân.
Có 4.310 kết quả được tìm thấy
Vụ đông xuân 2019-2020, Ninh Bình dự kiến gieo trồng trên 48.000 ha cây các loại, trong đó có khoảng 40.080,1 ha lúa đông xuân.
Cuối năm 2019, Khánh Thiện (Yên Khánh) là xã đầu tiên của tỉnh tổ chức đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Một trong những kết quả nổi bật, góp nên thành công chương trình xây dựng nông thôn mới của Khánh Thiện đó là kinh tế phát triển toàn diện, thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao.
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xác định được điều đó, những năm qua, xã Khánh Dương (Yên Mô) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, mang lại đổi thay tích cực trên cả 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.
Hai năm trở lại đây, người trồng mía ở các xã vùng cao huyện Nho Quan liên tục phải chịu thua lỗ. Nguyên nhân là do giá mía nguyên liệu tiếp tục giảm trong khi các chi phí khác lại tăng.
Những năm trước đây, người nông dân biết đến Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang như một địa chỉ cung ứng thuốc BVTV, giống lúa lai..., nhưng bây giờ lại là nơi cung ứng giống lúa thuần có chất lượng cao với bộ giống như: QR1, DQ11, Hương Bình 6, Nếp hương. Các giống lúa QR1, DQ11 đã được đưa vào sản xuất đại trà khá phổ biến trên đồng ruộng Ninh Bình cũng như các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung và đã chứng minh được tính ưu việt của nó qua các vụ: Năng suất khá; chất lượng gạo ngon, thơm; chịu thâm canh; ít sâu bệnh, nhất là không bị nhiễm nặng bệnh bạc lá; giá rẻ…Đó là kết quả của mối liên kết (hợp đồng) sản xuất giống giữa Công ty với các HTX nông nghiệp mà chủ yếu là tại HTX Kiến Thái (Khánh Trung).
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định quy định tiêu chí xác định dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
"Một vốn bốn lời" - là cách mà nhiều người diễn tả tính hiệu quả của nguồn "Quỹ quay vòng hỗ trợ phụ nữ tỉnh Ninh Bình". Bởi thông qua việc thực hiện Quỹ không chỉ giúp đỡ chị em được vay vốn vươn lên phát triển kinh tế mà đã giúp chính những thành viên trong Ban Quản lý Quỹ nâng cao kiến thức nhiều mặt. Đối với các xã được thực hiện dự án từ nguồn Quỹ cũng đã tạo sự gắn kết của hội viên phụ nữ với tổ chức Hội, thu hút ngày càng nhiều chị em tham gia sinh hoạt, xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh. Sử dụng nguồn Quỹ một cách hiệu quả còn mang lại ý nghĩa xã hội lớn, bởi từ đây nhiều chị em đã có thêm điều kiện để chỉnh trang nhà cửa, góp sức xây dựng nông thôn mới.
Năm 2019 là một năm đầy khó khăn đối với ngành Nông nghiệp do sự xuất hiện của bệnh dịch tả lợn châu Phi, thị trường nhiều mặt hàng nông sản không ổn định… Tuy nhiên, vượt qua những thách thức đó, nông nghiệp Ninh Bình vẫn duy trì đà tăng trưởng ước đạt 2,35%, giá trị sản xuất ước đạt 8,65 nghìn tỷ đồng.
Thực hiện Đề án Đổi mới, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đến năm 2020, những năm qua, tỉnh ta đã từng bước đổi mới mô hình kinh tế tập thể, nhất là hoạt động của hợp tác xã (HTX) nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 10 năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt, chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị, tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Đến nay, đã có 2 huyện đạt chuẩn NTM, 1 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 101/119 xã về đích NTM, vượt xa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI đã đề ra. Góp phần vào phong trào xây dựng NTM có rất nhiều tấm gương điển hình mà chúng tôi đã gặp.
Đồng chí Nguyễn Thị Tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cho biết: Trong 10 năm qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tập trung đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch" gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó 8 tiêu chí của Cuộc vận động có nội dung góp phần thực hiện 10/19 tiêu chí của nông thôn mới.
Thời gian qua, các địa phương của huyện Kim Sơn đã khẩn trương thực hiện khâu làm đất, chuẩn bị sẵn sàng vật tư cần thiết cho sản xuất lúa vụ đông xuân 2019-2020.
Đồng chí Đinh Hồng Thái, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Với chức năng là cầu nối giữa người nông dân với các cơ quan, chính quyền, nhà khoa học...thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; từ năm 2010 đến nay, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp tổ chức 13.598 buổi chuyển giao KHKT cho 906.621 lượt cán bộ, hội viên, nông dân; dạy nghề cho 20.936 hội viên, nông dân trong đó Hội Nông dân tỉnh trực tiếp tổ chức 57 lớp dạy nghề và cấp giấy chứng nhận nghề cho 1.947 học viên với các nghề như: Đan bèo bồng, làm mỹ ký, trồng nấm, trồng rau an toàn, nuôi gà thả vườn...
Hưởng ứng phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn với thực hiện Nghị quyết số 02 ngày 11/8/2016 của BCH Đảng bộ huyện Kim Sơn về "Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng gia tăng và phát triển bền vững", Khối Dân vận Đảng ủy xã Quang Thiện (Kim Sơn) đã tham mưu cho Đảng ủy xây dựng mô hình "Vận động nhân dân tích tụ ruộng đất vùng trũng kém hiệu quả sang nuôi trồng tổng hợp". Đến nay, mô hình đã bước đầu mang lại những thành công nhất định, mở ra hướng đi mới cho vùng đất trũng ở địa phương, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 02 của BCH Đảng bộ huyện.
Đến thời điểm này, cuộc rà soát hộ nghèo của tỉnh Ninh Bình đã hoàn tất. Kết quả này làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trong năm 2019, đồng thời là cơ sở để tỉnh ta và các ngành chức năng hoạch định, xây dựng kế hoạch giảm nghèo hiệu quả cho năm 2020 và giai đoạn tiếp theo.
Năm 2019, Sở Khoa học và Công nghệ (KH &CN) tiếp tục thực hiện nghiêm túc về đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động, đồng thời tham mưu với UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản, cụ thể hóa các quy định của pháp luật về KH&CN. Nhiều chương trình, nhiệm vụ khoa học hướng về cơ sở, được áp dụng trong đời sống xã hội cho kết quả rõ nét.
Sau hơn 9 năm, xã Yên Mỹ (huyện Yên Mô) đã phát huy truyền thống Anh hùng cách mạng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, huy động tối đa mọi nguồn lực để triển khai thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, địa phương đã hoàn thành 20/20 tiêu chí xã NTM, diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần và nhận thức của người dân được nâng lên.
Chiều 25/12, Sở NN& PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2020. Đồng chí Phạm Quang Ngọc, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Với quyết tâm không còn vỏ thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng, hướng đến nông nghiệp sạch, bền vững, những năm gần đây, Hội Nông dân huyện Yên Khánh đã triển khai mô hình cánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật, bước đầu phát huy hiệu quả tích cực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường.
Bằng các hoạt động liên kết tổ chức trưng bày, giới thiệu nông sản, kết nối doanh nghiệp với nông dân và đặc biệt là thành lập các cửa hàng nông sản an toàn… những năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã phát huy vai trò cầu nối tích cực, giúp nhiều nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập.
Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhất là thuốc trừ cỏ một cách tùy tiện, tràn lan đang trở thành mối nguy hại lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lúa gạo. Do vậy, gần đây, ngành Nông nghiệp có hướng chỉ đạo các địa phương chuyển từ sản xuất lúa thông thường sang sản xuất lúa sạch, lúa hữu cơ, đi kèm với đó là các giải pháp kỹ thuật như: gieo mạ khay, cấy máy, sử dụng phân bón hữu cơ... Đặc biệt, năm 2018, một số cán bộ của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh đã cho ra đời sáng kiến "Chế tạo và sử dụng công cụ làm cỏ lúa" giúp làm cỏ nhanh gấp 3-4 lần so với phương pháp truyền thống.
Ba năm trở lại đây, nuôi tôm vụ đông (hay còn gọi là nuôi tôm trái vụ) đã trở thành phương thức canh tác mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân khu vực các xã bãi ngang của huyện Kim Sơn. Năm nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do môi trường, dịch bệnh nhưng người nuôi tôm thắng lớn do giá tôm thương phẩm đang cao gấp đôi, gấp ba so với tôm chính vụ và cao hơn giá tôm vụ đông năm trước.
Chiều 23/12, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố tổng kết năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu Ninh Bình tới dự có các đồng chí: Phạm Quang Ngọc, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh; một số doanh nghiệp và HTX tiêu biểu.
Trong những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Yên Khánh, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, nhiều mô hình mới, cách làm hay được triển khai và nhân rộng, nhất là phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế hộ, kinh tế vườn được chú trọng, có nhiều mô hình nổi bật, có giá trị kinh tế cao đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương nói chung và phong trào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nói riêng.
Những năm gần đây, huyện Yên mô đã tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn kết với thị trường tiêu thụ và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học vào sản xuất, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn.