Phát hiện 1.000 sinh vật sống trong miệng cá mập voi tại Nhật Bản
Khoảng 1.000 sinh vật thuộc loài giáp xác sống khá "sung túc" trong miệng cá mập voi Nhật Bản nhờ nguồn thức ăn dồi dào và cực kỳ an toàn vì không phải đối mặt với kẻ săn mồi nào.
Có 75 kết quả được tìm thấy
Khoảng 1.000 sinh vật thuộc loài giáp xác sống khá "sung túc" trong miệng cá mập voi Nhật Bản nhờ nguồn thức ăn dồi dào và cực kỳ an toàn vì không phải đối mặt với kẻ săn mồi nào.
Từ năm 2014, sau khi địa phương hoàn thành dồn điền đổi thửa, anh Nguyễn Văn Duyên ở thôn Yên Sư, xã Yên Nhân (Yên Mô) bắt đầu khởi nghiệp với 2 ha nuôi cá kết hợp trồng cây ăn quả. Nhưng điều làm nên sự khác biệt của mô hình này so với nhiều ao nuôi khác ở địa phương chính là tư duy chăn nuôi rất mới mẻ khi chú trọng đến "nguồn thức ăn xanh" cho cá để đảm bảo chất lượng luôn sạch và tươi ngon. Nhờ đó thu nhập của gia đình anh Duyên khá ổn định, duy trì ở mức hàng trăm triệu mỗi năm.
Xác định dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc, điều trị cho người bệnh, do đó, những năm qua, ngoài nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP), thực hiện nghiêm các quy trình chế biến thức ăn tại bếp ăn bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong từng khẩu phần ăn của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế tại Bệnh viện.
Vào mùa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính tăng gấp nhiều lần so với các mùa khác trong năm. Nguyên nhân là do thời tiết của mùa hè nóng ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, làm thức ăn dễ ôi thiu. Thêm vào đó, việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh vẫn còn, trở thành nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng. Trước thực tế đó, ngành Y tế và các ngành liên quan luôn quan tâm tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, hạn chế thấp nhất số vụ ngộ độc thực phẩm, không để các loại bệnh lây qua đường ăn uống lan thành dịch.
Hiện nay, thời tiết nắng nóng tăng cao, số ngày nắng nóng kéo dài, vật nuôi giảm khả năng thu nhận thức ăn, uống nhiều nước, sức đề kháng giảm và dễ mắc bệnh. Để hạn chế ảnh hưởng bất lợi do nắng nóng gây ra, người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau.
Thời tiết nắng, nóng của mùa hè làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em, dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Đồng thời, thời tiết nắng nóng cũng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn, là nguyên nhân gây bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp lại gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…
Theo Tổ chức Thú y thế giới, việc nuôi lợn bằng thức ăn thừa là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bùng phát dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, tại thành phố Ninh Bình, giữa lúc tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp thì vẫn có rất nhiều người dân sử dụng thức ăn dư thừa, tận dụng từ các nhà hàng để chăn nuôi lợn.
So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh, thành phố Ninh Bình là địa phương tập trung đông các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo thống kê của ngành chức năng, trên địa bàn thành phố Ninh Bình có 1.128 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố tại tuyến xã, phường và 709 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể tại tuyến thành phố. Từ đầu năm đến nay, ngay sau tết nguyên đán là mùa lễ hội và các ngày lễ lớn diễn ra, thu hút đông du khách về thăm quan, chiêm bái và sử dụng các dịch vụ ăn uống tại địa bàn. Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan liên quan cùng ngành y tế tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Trước vụ việc trưa ngày 26/3, tại Công ty TNHH Great Global International, KCN Gián Khẩu (Gia Viễn), có trên 600 công nhân bỏ bữa trưa vì cho rằng thức ăn có mùi lạ, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Chiều 26/3, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Ninh Bình đã lấy 8 mẫu thức ăn, mẫu dầu ăn, mì chính phục vụ trong bữa ăn trưa để kiểm nghiệm các chỉ tiêu theo quy định. Đồng thời kiểm tra các giấy tờ liên quan đến hoạt động của Công ty TNHH Việt Nam EOC - đơn vị cung cấp các suất ăn tại Công ty TNHH Great Global International.
Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) và chất lượng bữa ăn tại các trường học bán trú đang trở thành tâm điểm của dư luận, khi mới đây, vụ việc hàng trăm em học sinh một trường mầm non của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn, nguyên nhân là do các em ăn phải thức ăn chế biến từ thịt lợn gạo (lợn nhiễm sán) từ bếp ăn tập thể của nhà trường. Trước những mối lo ngại về thực phẩm không an toàn, các trường học tổ chức cho học sinh ăn bán trú trên địa bàn thành phố Ninh Bình đã quan tâm và siết chặt vấn đề ATTP hơn bao giờ hết.
Ngày 11/3, UBND huyện Nho Quan tổ chức hội nghị chuyên đề triển khai các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn Châu phi cho hơn 200 chủ trang trại, gia trại chăn nuôi lợn có quy mô từ 50 con trở lên, các đại lý bán thức ăn chăn nuôi gia súc trên địa bàn các xã, thị trấn.
Ngày 11/3, Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) tổ chức bàn giao 5.000 con cá mú giống (cỡ giống 100g/1con) cho 2 nông dân là Phạm văn Tam, xã Kim Trung và Trần Như Nam, xã Kim Đông, huyện Kim Sơn để thực hiện mô hình "Nuôi cá mú thương phẩm bổ sung thức ăn công nghiệp".
Những ngày qua, thời tiết diễn biến thất thường, nhiệt độ tại huyện Nho Quan dao động từ 11 đến 14 độ C, có những nơi dưới 10 độ C. Để phòng bệnh và chống rét cho đàn gia súc, gia cầm, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nho Quan đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân chuẩn bị đầy đủ nguồn thức ăn để dự trữ, vệ sinh, che chắn chuồng trại để giữ ấm cho đàn gia súc, gia cầm, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thời tiết gây ra.
Khởi nghiệp và có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường với nhiều lĩnh vực như xây dựng, vận tải, sản xuất thức ăn chăn nuôi… Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, cách đây 3 năm, ông Trần Quốc Phong, Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam quyết định lựa chọn một lĩnh vực hoàn toàn mới để thử nghiệm đó là nuôi trùn (giun) quế để hoàn thiện khép kín chuỗi sản xuất nông sản sạch. Đến nay, mặc dù nguồn thu từ mô hình này mới ở mức ban đầu, nhưng cũng đủ làm cháy bỏng thêm khát vọng sản xuất và đưa nông sản sạch đến tay người tiêu dùng.
Thành lập từ năm 2016, đến nay, HTX chăn nuôi dê Ninh Bình đã có gần 30 thành viên ở nhiều địa phương trong tỉnh cùng liên kết sản xuất. Để cung cấp ra thị trường các sản phẩm đảm bảo an toàn, thành viên của HTX đã được hỗ trợ từ khâu chọn giống và tiến hành chăn nuôi theo phương thức chăn thả, tận dụng các loại thức ăn từ thiên nhiên.
Cua biển dễ nuôi, ít dịch bệnh, chi phí đầu tư xây dựng ao nuôi, thức ăn thấp hơn so với nuôi tôm. Thời gian nuôi chỉ từ 5-6 tháng, trong khi đó giá cả và thị trường tiêu thụ khá ổn định. Vì vậy, thời gian qua, tại các xã ven biển huyện Kim Sơn, nhiều nông dân đã nuôi cua biển để phát triển kinh tế gia đình.
Đợt hạn hán hiếm thấy trong lịch sử tại miền Bắc châu Âu đang đe dọa tới ngành chăn nuôi gia súc tại đây. Nông dân đang đứng trước nguy cơ phải từ bỏ sản xuất khi nắng nóng kéo dài khiến cỏ khô, nguồn thức ăn gia súc chính, trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
Vừa qua, nhiều phụ huynh có con đang học tại Trường Mầm non Yên Sơn (thành phố Tam Điệp) phản ánh việc cán bộ Trường Mầm non Yên Sơn không trung thực trong nhập - xuất thực phẩm nấu ăn cho các cháu tại Trường, nhiều ngày lượng thực phẩm được sử dụng để nấu ăn bị kê khống lên hoặc có khi bị thiếu hụt so với lượng thức ăn nhập vào.
Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến nhiều người dân đô thị có thói quen mua bán, sử dụng thức ăn đường phố, chế biến sẵn tại các chợ dân sinh bởi sự tiện lợi, giá cả hợp lý và nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết các loại thức ăn này thường không đảm bảo vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc và các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do thực phẩm gây ra.
Phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ tới 90% phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nghèo; vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản phạt đến 200 triệu đồng; hỗ trợ trồng rừng tới 10 triệu đồng/ha;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2018.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, trong đó vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng.
Hiện nay, nhiều người dân đô thị và phụ huynh học sinh do bận rộn công việc thường có thói quen mua, sử dụng các loại thức ăn đường phố cho gia đình và con em mình bởi sự tiện lợi, giá cả hợp lý và nhanh chóng. Tuy nhiên thực tế, tiện thì có nhưng lợi thì không, bởi hầu hết các loại thức ăn này đều không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các loại dịch bệnh qua đường tiêu hóa.
Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam cứu hộ và phục hồi thành công loài Tê tê Java hoang dã được tịch thu từ các vụ săn bắt và vận chuyển trái phép. Đơn vị cũng là nơi nuôi sống Tê tê lâu nhất trên thế giới, đóng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo tồn loài sinh vật không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực Đông Nam á. Ngoài việc tạo môi trường sống phù hợp, chăm sóc động vật chuyên nghiệp, Trung tâm còn tập trung nghiên cứu và phát triển thành công nguồn thức ăn nhân tạo thay thế thức ăn tự nhiên, đáp ứng nhu cầu và đảm bảo sức khỏe cho loài Tê tê Java trước khi tái thả vào môi trường tự nhiên.
Hiện, trên địa bàn huyện Gia Viễn có 3 HTX nuôi trồng thủy sản chuyên cung cấp các dịch vụ cho thành viên HTX về giống, thức ăn, tín chấp vay vốn .... Việc thành lập và phát triển các HTX nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Gia Viễn đã thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của địa phương.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 100/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 39/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Theo đó, bổ sung quy định về điều khoản chuyển tiếp của Nghị định 39/2017/NĐ-CP.