Bố trí vốn phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc bố trí vốn thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.
Có 870 kết quả được tìm thấy
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc bố trí vốn thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.
Sau khi nhiều khách hàng phản ánh về tình trạng mất tiền trong tài khoản ATM ở một số ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn phải báo cáo NHNN và phối hợp với khách hàng, các cơ quan bảo vệ pháp luật và các đơn vị liên quan xử lý nhanh, chính xác, đúng quy định và sớm thông tin cho khách hàng; quyền lợi của người dân, của khách hàng phải được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Thực tế cho thấy, giải phóng mặt bằng (GPMB) cho các dự án là công việc rất khó khăn, phức tạp. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự án. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều; song trước hết phải nói đến công tác quản lý đất đai của những năm trước đây còn lỏng lẻo, chồng chéo, trình độ quản lý đất đai của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu; cơ chế, chính sách về đất đai có nhiều thay đổi và khi dự án kéo dài thì nảy sinh sự so bì giữa năm này với năm khác, nơi này với nơi khác và người này với người khác; kinh phí GPMB chưa bố trí kịp thời; một số hộ dân lại có tư tưởng chây ỳ, đòi hỏi vượt quá quy định của pháp luật...
Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được xem là bước đột phá trong quy hoạch nông thôn mới, tạo tiền đề vững chắc cho một nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đưa cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, làm tăng năng suất lao động. Với sự đồng thuận, thống nhất cao của nhân dân, đến nay, toàn tỉnh đã có 82 xã hoàn thành công tác DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng. Tuy nhiên, công tác cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho cá nhân, hộ gia đình sau dồn điền đổi thửa ở hầu hết các địa phương đều đang gặp khó khăn, vướng mắc cần có sự vào cuộc tháo gỡ của các cấp, các ngành, các địa phương, góp phần tạo điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước về đất đai, tránh tình trạng lấn chiếm, tranh chấp.
Trong những năm gần đây, thành phố Tam Điệp là địa phương có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng cao, luôn ở mức trên 10%. Các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn thành phố đã quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh công tác Dân số-KHHGĐ nhằm hạn chế tình trạng sinh đông con. Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng số trẻ sinh ra trong toàn thành phố là 397 cháu, giảm 7 cháu so với cùng kỳ năm 2015, trong đó số trẻ sinh là con thứ 3 trở lên là 57 cháu, không giảm so với cùng kỳ năm 2015, trong đó số cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 tăng 6 trường hợp so với cùng kỳ năm 2015.
Những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa và việc dân số gia tăng tự nhiên nên số học sinh ở các cấp học trên địa bàn thành phố Ninh Bình tăng nhanh. Trong khi đó điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp thời nên hiện nay đa số trường học trên địa bàn lâm vào tình cảnh quá tải. Khắc phục tình trạng này, thành phố Ninh Bình đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Vừa qua, trên địa bàn phường Thanh Bình (thành phố Ninh Bình) có hiện tượng cây xanh bị mục đổ gập vào 1 ô tô đậu bên đường, làm chiếc xe bị hỏng nhẹ.
Với tinh thần nghiêm túc và sự vào cuộc quyết liệt của ngành giáo dục, hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tình trạng dạy thêm, học thêm tại gia đình và tại các nhà trường đều không diễn ra; đặc biệt, việc dạy học tại nhà riêng của các thầy, cô giáo đã cơ bản không còn. Điều này tạo sự công bằng trong giảng dạy và học tập, được đa số các bậc phụ huynh học sinh đồng tình, ủng hộ.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về bố trí vốn thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.
Những năm gần đây, hoạt động của một số trạm cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn đã nảy sinh nhiều bất cập. Khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh Ninh Bình đã quyết định giao một số công trình cấp nước tập trung cho Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình quản lý, khai thác và sử dụng.
Cơn bão số 1 vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân, nhất là các huyện vùng lũ, vùng biển của tỉnh như Gia Viễn, Nho Quan và Kim Sơn. Hiện hầu hết các địa phương đã thực hiện triệt để các biện pháp chống úng, lụt, do đó cơ bản không còn tình trạng úng lụt lớn.
Tại Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới là phát huy lợi thế so sánh của Vùng, thực hiện tái cơ cấu kinh tế, trước hết là tái cơ cấu nông nghiệp; tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn trong việc giải quyết thỏa đáng nhu cầu đất sản xuất cho người dân địa phương tại chỗ; ổn định tình trạng di cư tự do đối với cả nơi di chuyển đi và đến.
Nhiều năm qua, người dân trên địa bàn xã Quang Sơn và phường Nam Sơn (thành phố Tam Điệp) phải sống chung với ô nhiễm khói bụi, khí thải phát ra từ các lò nung vôi ngay gần khu dân cư. Điều đáng nói là người dân và chính quyền địa phương đã nhiều lần đề xuất, kiến nghị nhưng chưa được các cơ quan có trách nhiệm giải quyết. Tình trạng ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cho người dân sinh sống tại đây.
Một thực trạng đáng báo động trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở các chợ nông thôn và cả thành thị hiện nay là phần lớn các hộ kinh doanh buôn bán trong chợ vẫn còn coi nhẹ công tác PCCC, vi phạm các nội quy, quy định về PCCC. Tình trạng thiếu an toàn PCCC chợ phổ biến là sự quá tải hàng hóa, đa số các hộ kinh doanh tự ý cơi nới, thay đổi công năng sử dụng công trình chợ.
Hiện nay, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Ninh Bình có tình trạng các xe chở vật liệu làm rơi vãi đất đá trên mặt đường, nguyên nhân là do các xe tải chở vật liệu quá đầy, không có bạt che hoặc có che nhưng không chắc chắn. Hoạt động này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông trên địa bàn.
Thành phố Tam Điệp có 4.534 ha đất rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ trên núi đá, số lượng diện tích rừng sản xuất chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 15% (659 ha). Diện tích rừng phòng hộ đã được giao khoán bảo vệ, còn rừng sản xuất đã được giao đất, giao rừng ổn định để rừng có chủ. Đó là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trước các hiện tượng cực đoan về thời tiết diễn biến khó lường, tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài thì công tác bảo vệ rừng cần phải được thường xuyên coi trọng.
Được công nhận và đưa vào sản xuất đại trà, đến nay giống lúa TBR 225 ngày càng khẳng định những ưu điểm vượt trội và đặc biệt là thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, cho năng suất cao ngay tại vùng đất được xem là khó canh tác nhất của tỉnh.
Trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã có nhiều vụ tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy làm nhiều người chết và bị thương. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phương tiện thủy chở quá số người quy định, phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, người lái phương tiện và khách không mặc áo phao khi đi tàu, thuyền. Tỉnh ta là nơi có nhiều sông ngòi, hồ và hoạt động chở khách du lịch bằng tàu, thuyền.
Hiện nay, tình trạng đi mô tô điện, xe máy điện không đăng ký biển số vẫn được lưu thông phổ biến trên các tuyến đường. Ngày 22-10-2015, Bộ Công an ban hành Thông tư số 54/2015/TT-BCA bổ sung quy định về việc đăng ký môtô điện, xe máy điện, có hiệu lực thi hành từ ngày 6-12-2015. Theo đó, từ ngày 1-7-2016, bắt buộc chủ mô tô điện, xe máy điện phải đăng ký biển số với cơ quan công an khi tham gia giao thông, nếu không sẽ bị xử phạt nghiêm.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh, vận tải đường bộ bằng xe ô tô đang là phương thức vận tải chính đảm nhận trên 90% khối lượng hành khách và 60% khối lượng hàng hóa; có 95 đơn vị kinh doanh vận tải bằng phương tiện ô tô với trên 12 nghìn phương tiện, hầu hết các phương tiện đều đáp ứng tốt nhu cầu về vận tải. Tuy nhiên, công tác quản lý vận tải còn bộc lộ nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, chưa theo kịp với sự phát triển của hoạt động vận tải, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự ATGT cao. Để khắc phục tình trạng trên, ngành Giao thông- Vận tải (GTVT) đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.
Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan": không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy. Bức xúc này được bàn thảo gay gắt tại Nghị trường Quốc hội và yêu cầu Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương phải quyết liệt vào cuộc ngăn chặn tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm mất an toàn vệ sinh, vì sức khỏe giống nòi, vì lợi ích và quyền lợi của người tiêu dùng.
Hiện nay, trong điều kiện môi trường, nguồn nước ở nhiều địa phương đang ngày càng bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và chất thải của các khu công nghiệp gây ra, thì tình trạng thực phẩm nhiễm độc khó có thể kiểm soát được, đặc biệt tại các chợ dân sinh. Việc được sử dụng nguồn thực phẩm sạch, an toàn đang là niềm mong mỏi của mọi người dân và là việc làm cần thiết, quan trọng được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo.
Trên khu vực ngã tư dọc tuyến đường Nguyễn Thái Học, phố Nhật Tân, phường Tân Thành (thành phố Ninh Bình), chúng tôi nhận thấy hàng quán được bày bán tự do, la liệt, lấn chiếm hết hành lang vỉa hè, tràn xuống lòng đường, không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông.
Ninh Bình có tổng diện tích rừng, đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp 29.722,9 ha, trong đó rừng tự nhiên là 22.048,1 ha; rừng trồng là 3.374,4 ha. Giai đoạn 2010 - 2015, hàng năm toàn tỉnh trồng trên 200 ha rừng các loại, khai thác trên 1 nghìn m3 gỗ, độ che phủ của rừng luôn duy trì trên 18,33%. Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục có chuyển biến tích cực, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần về số vụ vi phạm và mức độ thiệt hại.