Bước tiến đáng khích lệ trong cuộc chiến phòng chống sốt xuất huyết
Kết quả nghiên cứu cho thấy vắcxin TAK-003 đem lại hiệu quả đến 80,2% trong việc phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ em và thanh thiếu niên trong năm đầu tiên sau khi được tiêm đủ liều.
Có 95 kết quả được tìm thấy
Kết quả nghiên cứu cho thấy vắcxin TAK-003 đem lại hiệu quả đến 80,2% trong việc phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ em và thanh thiếu niên trong năm đầu tiên sau khi được tiêm đủ liều.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù tại một số địa phương trong cả nước đã xuất hiện và bùng phát một số dịch bệnh nguy hiểm như: sởi, cúm A (H5N1), sốt xuất huyết, bệnh Whitmore (hay melioidosis, còn gọi là bệnh vi khuẩn ăn thịt người)… nhưng Ninh Bình vẫn là địa bàn an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ngành Y tế Ninh Bình đã chủ động giám sát phát hiện sớm ca bệnh, khống chế kịp thời khi xuất hiện dịch, không để dịch bùng phát trên diện rộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Các nhà khoa học Brazil đang tiến hành thử nghiệm một loại vi khuẩn có tên khoa học là Wolbachia, có khả năng ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh sốt xuất huyết.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm 2019 đến cuối tháng 8, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh là gần 60 trường hợp, trong đó đã xuất hiện các ca nội sinh với 3 ổ dịch ở một số xã của các huyện Gia Viễn, Yên Khánh và thành phố Ninh Bình. Trước khuyến cáo của Bộ Y tế về bệnh SXH có thể bùng phát thành dịch, UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống SXH trên địa bàn, trong đó ngành Y tế Ninh Bình có vai trò chủ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, phấn đấu không để bệnh SXH lây lan thành dịch.
Gia Viễn là huyện nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt. Để chủ động chăm sóc sức khỏe nhân dân và không để các bệnh mùa mưa bão như sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, bệnh về đường tiêu hóa... lây lan thành dịch, Trung tâm y tế Gia Viễn đã chỉ đạo các Trạm y tế tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân; đồng thời chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện, thiết bị, hóa chất, sẵn sàng cho công tác phòng, chống khi dịch bệnh xảy ra.
Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) và có nguy cơ lây lan bệnh nhanh, nhất là thời điểm hiện đang mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh SXH sinh sôi và phát triển. Hơn nữa, bệnh SXH hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu phát hiện muộn có thể để lại hậu quả nặng nề, thậm chí gây tử vong. Do vậy, việc tăng cường phòng, chống bệnh SXH luôn cần thiết và đòi hỏi sự quan tâm, vào cuộc của toàn xã hội, trong đó ngành Y tế với vai trò chủ đạo.
Theo ngành Y tế Ninh Bình, từ đầu năm 2019 đến nay, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh là 38 trường hợp, trong đó hầu hết là các ca ngoại lai đi từ Hà Nội và các tỉnh phía Nam về, chỉ có 2 trường hợp mắc bệnh nội sinh tại tỉnh đã được điều trị khỏi bệnh ra viện. Trước khuyến cáo của Bộ Y tế về bệnh SXH có thể bùng phát thành dịch, ngành Y tế Ninh Bình đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp phòng chống, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân chủ động, tích cực tham gia chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, muỗi gây bệnh, tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Bởi đây là cách thiết thực và hiệu quả nhất giúp đẩy lùi nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm thấp như hiện nay là thời điểm một số loại dịch bệnh gia tăng, lây lan nhanh trong cộng đồng và có thể trở thành dịch, như cúm độc lực cao, thủy đậu, tay chân miệng, sốt xuất huyết... Thực trạng này đòi hỏi công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và việc chủ động phòng, chống dịch bệnh cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Thời tiết hiện nay đang mùa xuân chuẩn bị sang hè, nền nhiệt độ trong ngày thay đổi liên tục, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, trong đó có các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa, như: Cúm các loại, bệnh sởi, tiêu chảy, thủy đậu, tay - chân - miệng, sốt xuất huyết… Để chủ động đối phó với các loại bệnh này, công tác phòng chống, dự phòng cần được đặt lên hàng đầu, trong đó việc tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn người dân có vai trò quan trọng để tự bảo vệ bản thân và gia đình, hạn chế đến mức thấp nhất các loại dịch bệnh trong cộng đồng.
Năm nay, bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có xu hướng chững lại, không lây lan và phát triển thành dịch như năm 2017. Tuy nhiên, hiện vẫn đang mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh SXH sinh sôi và phát triển, nguy cơ lây lan bệnh rất cao. Hơn nữa, đây là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và nếu phát hiện muộn có thể để lại hậu quả nặng nề, thậm chí gây tử vong. Do vậy, việc chủ động phòng chống bệnh SXH luôn cần thiết và đòi hỏi sự quan tâm, vào cuộc của toàn xã hội.
Là địa bàn năm 2017 xuất hiện các ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) nội địa từ khá sớm, do đó ngay từ đầu năm 2018, Trung tâm Y tế thành phố Ninh Bình đã tích cực triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống các dịch bệnh mùa hè, trong đó có bệnh SXH. Trong đó công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống bệnh được đưa lên hàng đầu, phấn đấu không để dịch bệnh xảy ra.
Nắng nóng gay gắt, kéo dài thời gian qua là điều kiện thuận lợi phát sinh một số bệnh truyền nhiễm như: viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, cảm, cúm, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng... Để đảm bảo sức khỏe cho người dân, Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn đã chủ động trong công tác khám, chữa bệnh, đẩy mạnh công tác dự phòng nhằm ứng phó, xử lý tốt với dịch bệnh.
Liên tiếp những đợt nắng nóng kéo dài trong những ngày đầu tháng 5/2018 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân, trong đó có đối tượng người già và trẻ em. ở trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh lây nhiễm như: tay chân miệng, thủy đậu, tiêu chảy, sốt xuất huyết… Còn ở người lớn tuổi, đặc biệt là người già thường hay gặp phải bệnh phổi, tim mạch, huyết áp, đột quỵ não… Từ đó, công tác khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh mùa hè được ngành Y tế Ninh Bình xác định là nhiệm vụ quan trọng, không thể lơ là, phấn đấu không để các loại dịch bệnh xuất hiện và lây lan thành dịch.
Sốt xuất huyết (SXH) hiện đang có nguy cơ lan rộng trên địa bàn tỉnh với trên 600 ca đã mắc bệnh, trong đó có gần 40 ca nội tỉnh và 16 ổ dịch tại hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Trước thực tế các ổ dịch và ca bệnh mới có chiều hướng gia tăng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thành phố đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát tại cộng đồng, đặc biệt là tại các ổ dịch SXH mới phát sinh.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, tính đến cuối ngày 26/9/2017, tỉnh Ninh Bình đã ghi nhận 607 ca mắc và nghi ngờ sốt xuất huyết, trong đó có 399 ca phát hiện do test nhanh dương tính, 107 ca nghi ngờ lâm sàng. Toàn tỉnh có 39 trường hợp mắc SXH nội tỉnh; có 60 trường hợp địa chỉ người Ninh Bình nhưng phát hiện và điều trị tại tỉnh khác.
Mặc dù có 3 ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) nội sinh xuất hiện trên địa bàn các phường và đã được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng thành phố Ninh Bình không chủ quan, lơ là, UBND thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan, các phường trên địa bàn chủ động tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia, tích cực phòng, chống, quyết tâm không để bệnh SXH lây lan thành dịch.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, tính đến ngày 12/9/2017, tỉnh Ninh Bình đã ghi nhận 521 ca mắc và nghi ngờ sốt xuất huyết, trong đó có 334 ca phát hiện do test nhanh dương tính, 98 ca nghi ngờ lâm sàng.
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn đang diễn biến phức tạp với việc xuất hiện thêm những ổ dịch và bệnh nhân mới tại các địa phương trong tỉnh, nhất là trong thời điểm thời tiết hiện nay mưa nắng thất thường, bệnh SXH rất dễ có nguy cơ xảy ra thành dịch. Phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc trao đổi với bác sĩ Lê Hoàng Nam, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
Trước diễn biến phức tạp của bệnh sốt xuất huyết (SXH), đặc biệt đối với địa phương được tỉnh đánh giá là huyện có nguy cơ mắc SXH "nóng" nhất tỉnh, huyện Kim Sơn đã chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống SXH, nhằm khống chế dịch bệnh trên diện rộng tại địa phương.
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu chững lại, Sở Y tế tiếp tục tổ chức giao ban y tế tuyến xã và hướng dẫn giám sát, điều trị sốt xuất huyết cho các cán bộ trung tâm y tế các huyện, thành phố, cán bộ trạm y tế trong toàn tỉnh.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, tính đến ngày 23/8, tỉnh Ninh Bình ghi nhận 320 ca mắc và nghi ngờ sốt xuất huyết, trong đó có 207 ca phát hiện do test nhanh dương tính, 56 ca nghi ngờ lâm sàng.
Sốt xuất huyết là bệnh dịch có xu hướng bùng phát theo mùa, theo năm, nhưng năm nay, do điều kiện vệ sinh môi trường, do thời tiết bất thường, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng đột biến, trở thành mối nguy hiểm trong cộng đồng. Trước tình hình dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, các địa phương trong tỉnh đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống nhằm từng bước khống chế tình hình lây lan bệnh, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.
Là một trong số địa phương trong tỉnh có ca sốt xuất huyết ngoại lai trên địa bàn, thành phố Tam Điệp đang tích cực đẩy mạnh công tác phòng bệnh, không lơ là chủ quan với căn bệnh này nhằm ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, đến ngày 16/8/2017, tại tỉnh Ninh Bình ghi nhận 151 ca mắc sốt xuất huyết và 6 ổ dịch, trong đó có 8 ca nội sinh, còn lại hầu hết các trường hợp mắc là ở các tỉnh khác đang được điều trị theo dõi tại các bệnh viện hoặc đã ra viện.
Bệnh sốt xuất huyết đang có mức độ lây lan nhanh, vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc bệnh. Đối với tỉnh Ninh Bình, dù bệnh sốt xuất huyết vẫn đang trong tầm kiểm soát, nhưng do nhiều người dân mắc bệnh vãng lai từ một số địa phương khác về điều trị nên số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng mạnh.