Giao vốn vay cho hội viên nông dân phát triển sản xuất
Hội nông dân tỉnh vừa tổ chức giao vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân cho hội viên nông dân các huyện Gia Viễn, Yên Mô và huyện Yên Khánh.
Có 250 kết quả được tìm thấy
Hội nông dân tỉnh vừa tổ chức giao vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân cho hội viên nông dân các huyện Gia Viễn, Yên Mô và huyện Yên Khánh.
Chính sách về thuế là một trong những điểm quan trọng nhất khi chúng ta tiến hành hội nhập quốc tế. Đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập, ngày 6-4-2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế do Bộ Tài chính đề xuất. Những điểm mới này theo đánh giá của cơ quan chuyên môn đã phù hợp với tình hình mới và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Không chỉ mang ý nghĩa là kênh tín dụng hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, Quỹ Hỗ trợ nông dân của các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã và đang góp phần tập hợp, thu hút hội viên nông dân thông qua những mô hình kinh tế hợp tác.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) thực sự đã trở thành cuộc cách mạng về ruộng đất, tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đưa máy móc vào sản xuất, giảm chi phí đầu vào và tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác, hình thành nên dáng vóc của nền nông nghiệp hiện đại.
Bằng việc liên kết với nhau thông qua các tổ hợp tác, HTX, dưới sự hướng dẫn của các cấp Hội Nông dân đã giúp nhiều hộ nông dân trong tỉnh tìm được hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cùng địa phương thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng nông thôn ở xã Khánh Hải được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, hệ thống kênh tưới, tiêu… được xây dựng kiên cố đã tạo điều kiện để nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thực hiện chính thức có hiệu lực kể từ ngày 5-9-2015. Sau hai tháng tích cực triển khai, toàn tỉnh đã có 1.200 hộ được vay vốn với tổng dư nợ trên 48 tỷ đồng. Với nguồn vốn ưu đãi này, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu vốn để đầu tư phát triển sản xuất của các hộ mới thoát nghèo.
Yên Mô là huyện thuần nông, nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo trong phát triển kinh tế. Để thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, Yên Mô đã chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, liên kết trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên tình trạng bà con nông dân phá vỡ hợp đồng vẫn diễn ra, hoạt động liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện còn khó khăn và hạn chế.
Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó, tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được tài trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ từ các Quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho nghiên cứu, phát triển và đào tạo.
Đến nay, Yên Khánh đã có trên 200 doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực. Hầu hết các doanh nghiệp đã duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản phẩm tìm được hướng tiêu thụ ổn định…đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách của huyện; góp phần tích cực trong việc tạo việc làm, nâng cao đời sống cho trên 10.000 lao động của địa phương. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Đăng Khuyến, Chủ tịch Hội doanh nghiệp huyện Yên Khánh.
Thời gian qua, xã Kim Tân (Kim Sơn) đã thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp giảm nghèo như: tuyên truyền, vận động nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, con nuôi theo hướng năng suất, chất lượng; hỗ trợ vốn phát triển sản xuất; vận động người dân học nghề, tạo việc làm… Qua đó đã giúp người dân thoát nghèo, từng bước nâng cao thu nhập, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống là việc làm thường xuyên của các cấp hội nông dân, tuy nhiên nét mới trong thời gian gần đây là các hoạt động này đã hướng mạnh về cơ sở, đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng hội viên, do đó hiệu quả hỗ trợ cũng cao hơn, thiết thực hơn.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định quy định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
Với chức năng là huy động tiền gửi tiết kiệm trong khu dân cư và cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh chủ yếu ở khu vực nông thôn, những năm qua hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn tỉnh đã giúp nhân dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần đẩy nhanh thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), ngày 14/5 Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức tọa đàm đánh giá kết quả một năm thực hiện biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu khoa học với Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Công thương; đồng thời xác định nội dung nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp những năm tiếp theo. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT, Sở Công thương; đại diện một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trang trại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp. Do vậy, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình đã triển khai chương trình đưa các cán bộ, công chức, viên chức có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư thủy sản về các trang trại trên địa bàn tỉnh để hướng dẫn, tư vấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các chủ trang trại và người lao động, qua đó góp phần phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các trang trại.
Ngày 6/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu. Báo Ninh Bình trân trọng trích giới thiệu bài phát biểu của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh.
Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, những năm gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) ở huyện Yên Khánh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường thu hẹp cùng với chi phí sản xuất tăng. Song với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, HTX…, giá trị sản xuất CN-TTCN trên địa bàn vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là giải pháp căn cơ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Xác định được điều đó, thời gian qua, xã Khánh Nhạc (Yên Khánh) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hình thành nhiều mô hình sản xuất mới, giúp người dân tăng thu nhập.
Ninh Bình hiện có khoảng 270 doanh nghiệp đang đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các doanh nghiệp này đã và đang đi tiên phong trong việc thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, lạc hậu, giúp nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp Ninh Bình theo hướng phát triển bền vững.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.
Những ngày này, nông dân khắp nơi trong tỉnh đang khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn vụ mùa và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ đông năm 2014. Chính sách hỗ trợ sản xuất vụ đông mới đã được ban hành. Đây là những điều kiện thuận lợi để nông dân tỉnh ta phấn khởi, khẩn trương bước vào sản xuất vụ đông với khí thế mới, quyết tâm dành một vụ đông thắng lợi cả về diện tích, năng suất, sản lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nho Quan là huyện miền núi, địa bàn khó khăn nên tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở đây vẫn còn khá cao. Trong điều kiện đó, Ngân hàng Chính sách-Xã hội huyện Nho Quan đã có nhiều cách làm sáng tạo giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi thuận tiện để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương, vừa qua, Sở Công thương Ninh Bình đã chủ trì tổ chức bình chọn được 35 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (SPCNNTTB) cấp tỉnh, đây là những sản phẩm công nghiệp nông thôn có chất lượng, giá trị sử dụng cao và có tiềm năng phát triển sản xuất.