Có 123 kết quả được tìm thấy
Chiều 30/7, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức lễ ký kết Hợp đồng tín dụng và giải ngân cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Trước tác động tiêu cực của COVID-19, Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh Ninh Bình luôn chủ động trong công tác phòng chống dịch, đồng thời triển khai nhiều giải pháp huy động nguồn lực, truyền tải nguồn vốn chính sách nhanh, đến đúng đối tượng thụ hưởng, bảo đảm nguồn vốn vẫn tăng trưởng.
Trong điều kiện nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 thì việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được coi là động lực quan trọng để cứu cánh cho nền kinh nói chung và cộng đồng doanh nghiệp, người lao động nói riêng.
Ngày 2/12, đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải do đồng chí Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Bình về công tác giải phóng mặt bằng và giải ngân nguồn vốn dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Cao Bồ- Mai Sơn.
Chiều 18/11, Ngân hàng CSXH tỉnh tổ chức ký hợp đồng và giải ngân tín dụng cho vay để trả lương ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Dự án xây dựng tuyến đường Bái Đính- Ba Sao đoạn qua địa phận Ninh Bình (giai đoạn 1) có tổng chiều dài 17,6 km đi qua 6 xã, thị trấn gồm Gia Hòa, Gia Vượng, Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến và thị trấn Me (huyện Gia Viễn), ảnh hưởng đến 323 hộ gia đình. Do đặc thù việc quản lý đất đai ở một số địa phương không rõ ràng nên gây khó khăn trong công tác GPMB, làm chậm tiến độ thi công nhà thầu và giải ngân vốn đầu tư công.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó bao gồm cả phần vốn ODA và ưu đãi được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn vay ODA và vay ưu đãi của tỉnh Ninh Bình vẫn còn đang chậm so với kế hoạch đề ra mặc dù tỉnh đã chỉ đạo các biện pháp quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn này.
Từ đầu năm 2020 đến nay, nền kinh tế của nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, tình hình sản xuất, kinh doanh nhiều lĩnh vực gặp khó khăn. Trong bối cảnh dự báo tình hình dịch bệnh còn diễn biến rất phức tạp, tỉnh Ninh Bình xác định "mục tiêu kép" vừa nỗ lực phòng chống dịch bệnh vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một vấn đề quan trọng, cấp thiết, góp phần kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được trong giải ngân vốn đầu tư công, phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn ông Đinh Văn Hợp, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Ninh Bình.
Sáng 29/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về tình hình thực hiện, giải ngân các chương trình, dự án vốn viện trợ chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài.
Sáng 28/10, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp, giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của huyện Kim Sơn.
Sáng 27/10, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh 9 tháng đầu năm của một số doanh nghiệp và tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, sản xuất vụ đông và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của huyện Yên Mô.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đang là vấn đề cấp thiết nhằm hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2020 của tỉnh góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trước ảnh hưởng của dịch COVID-19. Để làm được điều này, cần có sự quyết liệt vào cuộc của các sở, ban ngành, địa phương và các chủ đầu tư
Sáng 31/8, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài (vốn vay ODA) 8 tháng đầu năm 2020.
Sáng 21/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến lần thứ 2 với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đồng chí Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình. Cùng dự có các đồng chí: Phạm Quang Ngọc, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Ngọc Thạch, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Phương, TUV, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Để hỗ trợ phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Ninh Bình đã tham mưu và được Trung ương, được tỉnh bổ sung thêm 50 tỷ đồng, nâng kế hoạch tăng trưởng dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2020 gần 204 tỷ đồng.
Sáng 16/7, Chính phủ đã họp trực tuyến với các địa phương về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.
Sáng 12/7, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về tình hình giải ngân vốn đầu tư công và ODA, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Ngay sau khi kết thúc thực hiện giãn cách xã hội theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các điểm giao dịch tại xã trở lại hoạt động bình thường và nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tiếp tục được giải ngân, hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư phát triển kinh tế, vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19 gây ra. Qua đó góp phần phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế của địa phương.
Trước tình hình dịch COVID -19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu và chưa có dấu hiệu dừng lại đã tác động xấu đến nền kinh tế trong nước. Để chặn đà suy giảm, kích thích tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh các yếu tố hỗ trợ, trong đó nổi bật là giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm. Tại Ninh Bình, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn, qua đó kịp thời giải ngân, thanh toán vốn đầu tư.
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP (gọi tắt là Nghị quyết 42) của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết và sẵn sàng giải ngân cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, chưa dự báo thời điểm kết thúc đã và đang là thách thức lớn đối với toàn xã hội. Cùng với công tác phòng, chống dịch Covid-19, Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) tỉnh phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã tập trung giải ngân vốn các chương trình tín dụng chính sách kịp thời, hiệu quả, tiếp thêm nguồn lực cho hộ nghèo, hộ chính sách đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 154/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội ứng phó với đại dịch COVID-19.