Cùng tham dự hội nghị có: Các Phó Thủ tướng Chính phủ; bộ, ngành của Trung ương và 63 điểm cầu của các địa phương.
Tại điểm cầu Ninh Bình, dự hội nghị có các đồng chí: Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Quang Ngọc, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ãnh đạo các sở, ngành và địa phương trong tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm là 159.397,188 tỷ đồng, đạt 33,9% kế hoạch (cùng kỳ đạt 28,56% kế hoạch Quốc hội giao); trong đó: vốn trong nước (không bao gồm Chương trình mục tiêu quốc gia) là 145.270,055 tỷ đồng (đạt 37,55% kế hoạch); vốn nước ngoài là 7.061,952 tỷ đồng (đạt 12,52% kế hoạch); vốn Chương trình mục tiêu quốc gia là 7.065,181 tỷ đồng (đạt 25,85% kế hoạch)
Mặc dù các cấp, các ngành và địa phương đã quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, số vốn giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2019 song tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm vẫn thấp so với yêu cầu.
Theo đó, bên cạnh 3 Bộ, cơ quan Trung ương và 9 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 50% gồm: Hội Nhà văn Việt Nam (93,6%), Ngân hàng phát triển Việt Nam (61,1%), Bộ Nội vụ (54%), Quảng Ninh (55,8%), Hưng Yên (69,1%), Bắc Ninh (51,6%), Hà Nam (69,8%), Ninh Bình (79,2%), Thái Bình (50,5%), Nghệ An (61,7%), Tây Ninh (50,8%), Tiền Giang (77,3%); có 30 Bộ, cơ quan Trung ương và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%, trong đó có 7 Bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 5%. Có 3 Bộ, cơ quan Trung ương và 12 địa phương có số giải ngân đến 30/6/2020 đạt trên 45…
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Quang Ngọc, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Tính đến ngày 15/7, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện giải ngân được 2.162,482 tỷ đồng, bằng 71,22% kế hoạch vốn đã được phân bổ và bằng 58,17% tổng số kế hoạch vốn giải ngân năm 2020 (cả vốn chưa phân bổ và năm trước chuyển sang).
Trong đó: Vốn trong nước là 2.070,999 tỷ đồng, bằng 73,95% kế hoạch vốn đã phân bổ (vốn ngân sách Trung ương đầu tư theo các chương trình, mục tiêu là 237,688 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu Quốc gia là 77,48 tỷ đồng; vốn cân đối từ ngân sách địa phương là 1.755,831 tỷ đồng). Vốn nước ngoài (ODA) là 91,482 tỷ đồng, đạt 38,8% kế hoạch vốn giao.
Ninh Bình đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về GPMB, thủ tục đầu tư; tập trung nhân, vật lực đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình; yêu cầu các chủ dự án cam kết tiến độ thực hiện giải ngân và định kỳ hàng tuần báo cáo với UBND tỉnh; kịp thời khen thưởng, biểu dương những nơi làm tốt; đồng thời phê bình những nơi còn chậm và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên công nhân mất việc làm, người lao động bị giảm thu nhập và đất nước đạt tăng trưởng thấp trong 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân chính là các dòng vốn đầu tư, kể cả đầu tư xã hội và đầu tư Nhà nước đều chậm, thấp so với nhiệm vụ kế hoạch. Vì vậy, đầu tư công là một trong các cứu cánh quan trọng để vượt qua khó khăn, giải quyết được nhiều việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần cho tăng trưởng.
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, cứ 1% đầu tư sẽ góp phần tăng GDP 0,06%. Do đó, trách nhiệm của Chính phủ, các địa phương trong cả nước là rất lớn, nhất là phải tập trung giải ngân đầu tư công gần 28 tỷ USD, tương đương với 633.000 tỷ đồng.
Năm nay giải ngân vốn đầu tư công có tiến bộ hơn đạt trên 20%, tăng khoảng 8% so cùng kỳ; nhưng còn khối lượng rất lớn chưa được các cấp, các ngành giải ngân; trong đó có giải ngân vốn ODA còn chậm.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Phát động phong trào thi đua yêu nước trong đầu tư xã hội; đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư công.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ điều chỉnh vốn từ dự án hoặc địa phương có đầu tư công chậm cho các dự án và địa phương có tình hình giải ngân tốt. Chính phủ và các Bộ, ngành của Trung ương sẽ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các dự án trọng điểm nhằm có giải pháp kịp thời. Công khai minh bạch, biểu dương khen thưởng kịp thời nơi làm tốt, phê bình nơi làm chậm. Các bộ, ngành cần rà soát lại các thủ tục, quy trình, quy định; các địa phương quan tâm làm tốt công tác GPMB cho các dự án và thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, công trình.
Đinh Chúc -Anh Tuấn