Tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hiện đại
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư.
Có 363 kết quả được tìm thấy
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư.
Chỉ cần mở thùng ong ra là có thể biết đàn ong khỏe hay yếu, hiền hay dữ, con chúa già hay trẻ, có tư tưởng chia đàn hay không. Còn đối với con gà bằng cách ngửi, ông cũng có thể đoán gà mắc bệnh gì, ở giai đoạn nào, cần chữa ra sao và thường chính xác đến 90%. Đó là những kinh nghiệm mà nông dân Bùi Văn Thao, tổ 23, phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp tích lũy được sau 20 chăn nuôi gà và hơn 40 năm gắn bó với nghề nuôi ong.
Ô nhiễm môi trường do tình trạng vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi, do chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và chăn nuôi nhỏ lẻ xen lẫn trong các khu dân cư không được xử lý đang là vấn đề gây bức xúc trong nhân dân và là bài toán nan giải cho các cấp chính quyền.
Hiện, Ninh Bình có hơn 10 nghìn khách hàng là bà con nông dân và doanh nghiệp kinh doanh chăn nuôi lợn đang còn vay nợ tại các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân.
Trong khi nhiều hộ gặp rủi ro trong chăn nuôi thì ông Nguyễn Đức Diện ở thôn Đại áng, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư lại đứng vững và làm giàu nhờ chuyển sang chăn nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn.
Chiều 10/5, đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng Văn phòng UBND tỉnh, Công ty Cổ phần giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình đã tiếp và làm việc với ngài Rakotovao Rivo, Bộ trưởng Phủ Tổng thống Madagascar, phụ trách Nông nghiệp-Chăn nuôi và các thành viên đi theo.
Tìm nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, giảm đàn lợn nái, loại thải những con kém chất lượng, chăn nuôi theo quy hoạch; chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, khoanh nợ, có hình thức hỗ trợ tiền lãi suất vốn vay, đề nghị các công ty giảm giá thức ăn chăn nuôi… đó là những giải pháp mà Ninh Bình đang triển khai nhằm giảm thiểu thiệt hại, giúp người nuôi lợn giữ đàn.
Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội nghị chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ giống vịt trời cho các hộ nông dân của các huyện, thành phố đăng ký xây dựng mô hình chăn nuôi vịt trời.
Giá lợn đi xuống không chỉ khiến người chăn nuôi điêu đứng mà cả những tiểu thương kinh doanh thịt lợn cũng chật vật vì ế ẩm; các đại lý cám, thuốc thú y cũng không thu hồi được nợ, doanh số giảm sút.
Những ngày này, các gia trại và hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung đang điêu đứng vì giá lợn hơi xuống thấp kỷ lục. Mỗi con lợn sau khi xuất chuồng người nông dân phải chịu lỗ trên dưới 1 triệu đồng.
Xác định công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống, ngăn ngừa các loại dịch bệnh, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Từ đầu tháng 3 đến nay, việc tiêm phòng vụ xuân hè đã và đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh, bước đầu đã có chuyển biến tích cực, đảm bảo đúng tiến độ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký văn bản số 597/TTg-NN trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh các biện pháp đàm phán tìm thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, tạo điều kiện tối đa cho việc xuất khẩu thịt lợn.
Ông Đinh Sỹ Chung, Giám đốc Công ty TNHH chăn nuôi Quang Trung chia sẻ: Năm 2003, gia đình tôi thuê 3ha đất trên địa bàn xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp để xây dựng trang trại chăn nuôi, quy mô 5.000 con gà đẻ. Đến năm 2011, tôi thành lập Công ty chăn nuôi Quang Trung có quy mô 60.000 con gà đẻ trứng, 60.000 con gà hậu bị; giải quyết việc làm cho 30 lao động thường xuyên.
Từ 2 bàn tay trắng, chỉ với vốn kiến thức kỹ thuật và niềm đam mê vượt khó làm giàu, nay anh Phạm Văn Chính - hội viên chi hội nông dân xóm 7, xã Như Hòa (huyện Kim Sơn) đã có cơ ngơi chăn nuôi lợn an toàn trị giá hàng tỷ đồng.
Từ sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu đến nay, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh liên tục giảm, hiện chỉ còn 28-30 nghìn đồng/kg đối với lợn nạc ngon, còn lợn mỡ chỉ có giá 25 nghìn đồng/kg. Với giá bán như hiện nay, người chăn nuôi phải chịu lỗ gần 1 triệu đồng mỗi con lợn thành phẩm. Điều đáng nói là, mặc dù giá lợn hơi xuống rất thấp, nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn thương phẩm với giá bán vẫn còn cao.
Từ một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhờ mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông Trịnh Đình Chính ở thôn Mai Trung, xã Gia Vân (huyện Gia Viễn) đã phát triển được mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Về xã Cúc Phương (Nho Quan) vào thời điểm đang mùa cắt "lộc" nhung hươu (là sừng non của hươu đực), chúng tôi nhận thấy nghề nuôi hươu đang khá phát triển ở đây, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi.
Trước tình trạng thực phẩm bẩn đang gây bức xúc trong dư luận xã hội, khiến người tiêu dùng nghi ngại mỗi khi sử dụng thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ sản xuất, chăn nuôi trong tỉnh, Hội Phụ nữ các cấp trong tỉnh đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ sản xuất, kinh doanh, lựa chọn sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng. Thời gian qua, thực hiện cuộc vận động xây dựng Gia đình 5 không, 3 sạch, các cấp hội Phụ nữ trong tỉnh đã hướng tới phương châm hành động "Nói không với thực phẩm bẩn".
Khi những nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều theo đó là lao động nông thôn ngày càng khan hiếm dẫn đến tình trạng nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Trong khi một số địa phương còn đang lúng túng tìm giải pháp khắc phục thì tại xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, Đảng ủy, chính quyền xã đã có cách làm sáng tạo để ruộng không bị bỏ hoang, phục vụ phát triển trồng trọt, chăn nuôi tăng giá trị trên một đơn vị canh tác.
Đó là nông trại sản xuất theo hướng hữu cơ nằm ở xóm Đập, thôn Trại, xã Sơn Lai (huyện Nho Quan). Tại đây, trồng trọt, chăn nuôi thuận theo tự nhiên: trồng cây không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học; nuôi con vật không dùng thức ăn tổng hợp mà tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong tự nhiên. Do vậy, tất cả những sản phẩm nông sản ở đây đều sạch và an toàn tuyệt đối.
Đó là nội dung tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản vừa được Chính phủ ban hành.
Nhờ sự năng động, dám nghĩ, dám làm, gia đình ông Nguyễn Mạnh Hùng, ở thôn Trung Đông, xã Văn Phong, huyện Nho Quan đã xây dựng được mô hình chăn nuôi tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, được bà con xung quanh học hỏi, làm theo.
Với hơn 40 thành viên là các hộ chăn nuôi lợn, sau gần 3 năm hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến, xã Kim Mỹ (Kim Sơn) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các thành viên, đồng thời thổi một luồng sinh khí mới cho chăn nuôi tại địa phương phát triển.
25 năm sau sự kiện tái lập tỉnh, nhờ khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, nền kinh tế Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên hầu hết các lĩnh vực. Hòa chung với sức vươn đó, lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh cũng có nhiều dấu ấn tốt đẹp, không chỉ biểu hiện trên những "cánh đồng mẫu lớn", những vùng chuyên canh chăn nuôi, thủy sản... mà còn biểu hiện ở sự đóng góp xứng đáng của ngành vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên một diện mạo nông thôn mới, góp phân xây dựng tỉnh Ninh Bình trở thành tỉnh có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại.
Nuôi và xuất chuồng hàng trăm con gà mỗi năm, anh Nguyễn Văn Luật, xóm Bắc Cường, xã Văn Hải (Kim Sơn) là một trong những cá nhân đầu tiên sẵn sàng ký vào bản cam kết "Nói không với thực phẩm bẩn" do Hội nông dân tỉnh phát động. Với mong muốn cung cấp nguồn thịt gà pha chọi an toàn đến tay người tiêu dùng, anh Luật đã tìm hiểu để thực hiện đúng các quy trình chăn nuôi cũng như thực hiện nghiêm các nội dung đã cam kết.