LB Nga duyệt binh kỷ niệm 76 năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Cuộc diễu binh do Tư lệnh Lực lượng mặt đất, Đại tướng Lục quân Oleg Salyukov, dẫn đầu và Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Lục quân Sergei Shoigu tiếp nhận.
Có 216 kết quả được tìm thấy
Cuộc diễu binh do Tư lệnh Lực lượng mặt đất, Đại tướng Lục quân Oleg Salyukov, dẫn đầu và Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Lục quân Sergei Shoigu tiếp nhận.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc 2 nhiệm vụ chiến lược "Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước", Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình phấn khởi, hăng hái thi đua lao động, sản xuất khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc.
…Tôi đã có dịp đi qua những con đường ấy, đi qua những triền cát trắng, ngắm những hàng phi lao rì rào trong gió Lào để đến với con đường Trường Sơn huyền thoại. Trên cung đường đã đi, tôi cũng đã có dịp gặp gỡ những người dân miền Trung hiền hậu, kiên cường. Khép lại quá khứ thương đau, mất mát bởi chiến tranh, họ đang nỗ lực từng ngày để viết lên sự no ấm cho mảnh đất đầy nắng gió. Nhưng, những nỗ lực chinh phục thiên nhiên liên tục bị cuốn chìm bởi bão lũ…
Trở về đời thường sau những năm chiến tranh với nhiều thương tích nhưng với quyết tâm "thương binh tàn nhưng không phế", cựu chiến binh (CCB) Lê Đức Vinh ở thôn Đam Khê ngoài, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư vẫn luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, làm giàu cho bản thân và góp ích cho xã hội. Không chỉ gương mẫu trong việc thực hiện các phong trào ở địa phương, ông Vinh còn là người đầu tiên đưa nguồn nước sạch về cho nhiều vùng còn khó khăn của huyện Hoa Lư, biến ước mơ được dùng nước sạch của người dân thành hiện thực.
Bảo tàng Tư nhân Kim Chính, xã Kim Chính (huyện Kim Sơn) được UBND tỉnh cấp phép hoạt động từ tháng 6/2020. Hiện nay, Bảo tàng có 3.800 hiện vật, trong đó trưng bày hơn 1 nghìn hiện vật chiến tranh. Những hiện vật này được ông Nguyễn Văn Tú và các cộng sự dày công sưu tầm trong vài chục năm qua…
May mắn được trở về sau chiến tranh, năm 1976, bà Tống Thị Bấc, phường Ninh Khánh (thành phố Ninh Bình) ra quân và chuyển ngành làm việc tại Công ty ăn uống Hà Nam Ninh. Tròn 1 năm sau đó, nữ cựu binh Trường Sơn lập gia đình với một anh công nhân Công ty thủy đường sông. Đến năm 1979, khi cô con gái nhỏ đầu lòng chưa tròn 2 tuổi, người con trai thứ hai mới chỉ đang là giọt máu chưa thành hình hài, bà Bấc tiễn chồng lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc. Chiến tranh kết thúc, chồng bà Bấc mãi nằm lại chiến trường…
Chiến tranh đã lùi xa. Những nhân vật mà tôi gặp và trò chuyện, họ không muốn kể về cuộc đời mình, không muốn thở than về những nỗi đau do vết thương hành hạ trong suốt gần nửa thế kỷ qua. Bởi với những con người ấy, được trở về là một may mắn lớn so với bao đồng đội còn nằm lại chiến trường.
Chiều ngày 9/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 làm việc phiên cuối cùng.
Sáng 29/6, đoàn công tác của Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW, ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam" tại tỉnh Ninh Bình.
Người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi cho biết 1% dân số thế giới đã không thể trở về nơi ở của họ do chiến tranh, tình trạng ngược đãi, vi phạm quyền con người và những hành động bạo lực khác.
Chiến dịch Hồ Chí Minh trong Đại thắng mùa Xuân 1975 đã làm được điều hiếm có trong lịch sử chiến tranh là giải phóng thành phố Sài Gòn hầu như nguyên vẹn, hạn chế đổ máu, đồng thời hoàn thành trọn vẹn mục tiêu "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"…
Sáng 24/12, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 49 huyện Gia Viễn vừa tổ chức cấp giấy chứng nhận và chi trả chế độ trợ cấp một lần (đợt 6) cho các đối tượng dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả để lại vẫn âm ỉ và dai dẳng. Những người lính bước ra từ cuộc chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học dioxin mang trong mình nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Bằng những hoạt động thiết thực, trong năm qua, các cấp Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã cùng chung tay giúp đỡ các nạn nhân vượt qua nỗi đau da cam.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau mà nó để lại vẫn còn hiện hữu, gây nhức nhối đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Góp phần xoa dịu nỗi đau, chia sẻ những mất mát cùng nạn nhân, thời gian qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Yên Khánh, cùng các cấp, các ngành trong huyện đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo cho các nạn nhân, giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống.
Sáng 25/9, Ban Chỉ đạo 24/Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện Quyết định số 49/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới trước chủ nghĩa phátxít đến nay vẫn là một trong những thiên anh hùng ca chói lọi nhất.
Thực hiện chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế là một nội dung trong chính sách đối với người có công với cách mạng của Đảng, Nhà nước.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những di chứng do chất độc da cam/dioxin gây ra vẫn hiện diện trong đời sống, từng ngày, từng giờ gây nhức nhối cả về thể xác lẫn tinh thần cho các nạn nhân. Để góp phần xoa dịu nỗi đau da cam, thời gian qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực góp phần chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân trên địa bàn.
Chiều 12/8, Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 49 tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị tổng kết việc thực hiện Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 49 tỉnh chủ trì hội nghị.
Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm qua, nhưng hậu quả của chiến tranh thì vẫn còn trên cơ thể của nhiều cựu chiến binh với những mảnh đạn, mất khả năng lao động, nặng nề hơn còn dư chấn cho cả thế hệ con, cháu nhiễm chất độc hóa học da cam/dioxin... Những năm qua, với tấm lòng và nghĩa tình chia sẻ khó khăn, các cấp Hội Cựu chiến binh trong tỉnh đã chung tay, góp sức xây mới nhiều ngôi nhà đồng đội, hỗ trợ vốn vay, giúp nhau phát triển kinh tế... cho đồng đội một thời "chia bom sẻ đạn", tạo động lực và trở thành đòn bẩy, giúp các CCB ấm lòng, nỗ lực vượt lên khó khăn, ổn định cuộc sống.
Giới chuyên gia nhận định EVFTA vừa được ký kết sẽ thúc đẩy hơn nữa xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các quan chức chính phủ, giới chuyên gia và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ 80 quốc gia trên thế giới đều cho rằng không gian mạng sẽ là nơi diễn ra cac cuộc chiến tranh trong tương lai
Phóng viên mặt trận - danh hiệu ấy thật vẻ vang và tự hào đối với những nhà báo được đi chiến trường, được kề vai sát cánh, chung chiến hào, chung một hầm sâu địa đạo với những người chiến sỹ, còn gọi là phóng viên chiến trường. Những tiếng thân thương, trìu mến và kính phục ấy có tính lịch sử đặc thù. Nó chỉ xuất hiện và tồn tại trong những thời điểm đất nước có chiến tranh. Khi đất nước hòa bình thì nó tự kết thúc vai trò, sứ mệnh vẻ vang của mình trong công cuộc cùng toàn dân chiến đấu giành hòa bình, độc lập.
Lễ kỷ niệm là một trong những sự kiện hàng năm quan trọng nhất ở Nga để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh tàn khốc nhất lịch sử nhân loại.
Trong chuyến công tác tại vùng đất Quảng Bình đầy nắng và gió, chúng tôi được đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa Đảo Yến. Mộ Đại tướng giản dị, đơn sơ nhưng người nào khi cầm nén hương thơm kính cẩn trước mộ đều không dấu được sự nghẹn ngào trước cái tâm và cái tài của một vị tướng đã đi vào lịch sử chiến tranh thế giới - Một vị tướng của lòng dân. Trong những ngày cả nước đang có nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2019) thì mỗi người về thăm mộ Đại tướng là một lần ôn lại lịch sử, ôn lại chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là "linh hồn" của chiến dịch 9 năm kháng chiến trường kỳ.