Phú Long: Trồng na trái vụ cho thu nhập cao
Về xã Phú Long (Nho Quan), thời điểm này, na trái vụ đang vào mùa thu hoạch. Các vườn na luôn tấp nập người mua, người bán.
Có 73 kết quả được tìm thấy
Về xã Phú Long (Nho Quan), thời điểm này, na trái vụ đang vào mùa thu hoạch. Các vườn na luôn tấp nập người mua, người bán.
Khắc phục hạn chế do quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhiều nông dân xã Ninh Tiến (thành phố Ninh Bình) đã khai thác hiệu quả quỹ đất của gia đình bằng việc áp dụng các mô hình nông nghiệp dược liệu, nông nghiệp du lịch, mô hình cây trồng cho giá trị thu nhập cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương.
Vẫn đang trong khung thời gian sản xuất vụ mùa năm 2020 nhưng ngành Nông nghiệp đã có kế hoạch và giải pháp cho sản xuất vụ đông năm nay trên cơ sở xác định đúng những yếu tố thuận lợi, khó khăn để có biện pháp chỉ đạo thực hiện thắng lợi vụ sản xuất này.
Với 15.000m2 mặt nước nuôi trồng thủy sản, trang trại của anh Vũ Quang Hiệp, thôn Đồi Cao 2 (phường Yên Bình) được biết đến là một trong những cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô lớn của thành phố Tam Điệp. Trang trại đã và đang cho thu hoạch khoảng 40 tấn cá với doanh thu 1 tỷ đồng/năm.
Nhiều năm nay, nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện ven biển Kim Sơn vì không chỉ đem lại thu nhập cao còn giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động địa phương ở những xã bãi ngang. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ mới, nuôi tôm thẻ chân trắng qua đông trong hệ thống ao phủ bạt đã mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm của tỉnh Ninh Bình, góp phần mang lại nguồn thu ổn định cho các hộ tham gia.
Cùng với các loại con nuôi thủy sản vùng ven biển như tôm, cua, ghẹ..., hiện nay sản xuất hàu giống đang là một trong những thế mạnh, đem lại thu nhập cao, ổn định cho nhiều ngư dân vùng ven biển Kim Sơn. Tuy nhiên, để nghề nuôi hàu giống phát triển rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như ngành Nông nghiệp nhằm sớm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàu giống Kim Sơn.
Phát triển công tác đào tạo nghề là một giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở địa phương. Bên cạnh tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh thì việc nâng cao trình độ cho lao động nông thôn để người lao động đáp ứng được những công việc có thu nhập cao hơn cũng được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh ta chú trọng thực hiện trong thời gian qua.
Vốn là một sơ sở sản xuất các loại nấm sau khi được một người bạn mách trồng ổi lê Đài Loan và dùng phụ phẩm sau khi trồng nấm để bón thì chất lượng ổi sẽ rất ngon và thu nhập cũng chẳng thua kém gì trồng nấm, năm 2016 anh Nguyễn Văn Quyên (xã Yên Phong, Yên Mô) đã mạnh dạn thuê hơn 2 mẫu đất trồng lúa kém hiệu quả của xã để cải tạo sang trồng ổi.
Những ngày tháng tám, trên khu đầm sen rộng gần 1 ha nằm trên đường Tràng An, gia đình ông Trần Văn Dũng, thôn Chi Phong, xã Trường Yên (Hoa Lư) tất bật với công việc thu hoạch sen và cá.
Trong khi ở nhiều địa phương, mỗi khi vào vụ sản xuất rau, nông dân lo tìm mua cây giống để canh tác thì người dân ở xã Khánh Hồng (huyện Yên Khánh) lại tự sản xuất được giống với nhiều hộ ở đây còn "hái ra tiền" nhờ chuyên làm giống rau cung ứng cho thị trường trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận như Nam Định, Thanh Hóa. Rau giống Khánh Hồng đa dạng về chủng loại, đảm bảo về chất lượng, cạnh tranh về giá cả nên được nhiều nhà nông ưa chuộng.
Gần 1 năm trước, anh Phạm Văn Thắng, xóm Thượng 2, xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh mang giống khoai môn từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam về trồng thử nghiệm trên ruộng đất lúa của gia đình. Ngó khoai môn lớn nhanh như thổi, chỉ sau 2 tháng đã cho thu hoạch.
Gia Thịnh là một xã thuần nông, nằm ở phía nam thị trấn Me, huyện Gia Viễn. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Thịnh đã đẩy mạnh việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp, cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đất ruộng khó canh tác, manh mún đã được tích tụ, tập trung lại, giao cho những người muốn phát triển kinh tế được thuê lại.
Gần 70 tuổi, nhưng từ nhiều năm nay, ông Đỗ Quang Sản, thôn 21, xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh vẫn duy trì được mức thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng. Thu nhập cao, song ông Sản vẫn giữ nếp sống tối giản và dành tiền để đi… xây cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con địa phương đi lại.
Chị Đinh Thị Tam, hội viên Chi hội phụ nữ thôn Văn Hà 2, xã Gia Phương (Gia Viễn) được nhiều người nể phục bởi sự đảm đang và năng động trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu bằng xây dựng mô hình rau màu áp dụng công nghệ cao tại địa phương.
Phong trào trồng nấm ở Ninh Bình có từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đến nay, toàn tỉnh có hàng nghìn cơ sở, hộ dân trồng nấm, khẳng định nghề trồng nấm phù hợp với phát triển kinh tế nông thôn, có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường, đồng thời khẳng định đây là nghề đem lại thu nhập cao, tạo việc làm cho lao động lúc nông nhàn.
Cần nước là một loại rau ưa nhiệt độ thấp, chỉ phát triển từ cuối thu đến đầu xuân nên việc để giống rau cần cho vụ sau rất khó khăn. Tuy nhiên, với những hộ dân có kinh nghiệm thì làm giống rau cần đang cho họ nguồn thu nhập khá, khoảng 10-12 triệu đồng/sào.
Những năm qua, Hội Người cao tuổi xã Khánh Hồng (Yên Khánh) đã đẩy mạnh phong trào thi đua "Tuổi cao - Gương sáng" trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương người cao tuổi làm kinh tế giỏi, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
Du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại thu nhập cao cho người dân và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của xã Trường Yên (huyện Hoa Lư). Để du lịch phát triển bền vững, những năm qua xã Trường Yên luôn chú trọng xây dựng nếp sống văn minh, có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường tại khu du lịch và các khu dân cư ngày càng xanh - sạch - đẹp.
Mạnh dạn, chịu khó làm ăn, anh Hoàng Văn Long, sinh năm 1980 ở thôn Khê Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư đã cải tạo Thung Chúa- vùng đất dưới chân núi cằn cỗi, bỏ hoang thành một trang trại chăn nuôi trù phú cho thu nhập cao. Mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh được nhiều người dân đến học tập và nhân rộng.
Sau hơn 1 năm thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh) đã hình thành được 3 vùng lúa VietGAP với diện tích 150 ha; chuyển đổi hơn 15 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác cho thu nhập cao gấp 5-10 lần. Bên cạnh đó, xã còn đang triển khai xây dựng hệ thống các nhà lưới áp dụng công nghệ cao để sản xuất rau sạch. Tư duy, cách làm của Khánh Thành về tái cơ cấu nông nghiệp đáng để các địa phương khác trong toàn tỉnh học tập, vận dụng phù hợp với điều kiện của mình.
Trong khi nhiều hộ gặp rủi ro trong chăn nuôi thì ông Nguyễn Đức Diện ở thôn Đại áng, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư lại đứng vững và làm giàu nhờ chuyển sang chăn nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn.
Nhờ tích cực chuyên canh các loại rau màu theo hướng an toàn, chất lượng đã giúp cho các xã viên HTX rau giống và rau an toàn xã Yên Lộc (Kim Sơn) có thu nhập ổn định, trở thành những hộ nông dân khá, giàu, đồng thời mở ra hướng đi bền vững cho người trồng rau.
Nhiều năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Bình ở thị trấn Yên Ninh (huyện Yên Khánh) là một gương điển hình làm giàu từ chăn nuôi và kinh doanh thức ăn gia súc.
Hoa tươi là mặt hàng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ cao của thị trường, bà Phạm Thị Quy ở phố Hương Phúc, phường Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình đã đầu tư trồng hoa ly, cho thu nhập cao từ 100 đến 150 triệu đồng/năm.
Theo nhìn nhận của một số nhà chuyên môn, Ninh Bình có điều kiện tự nhiên thuận lợi với đầy đủ 3 vùng sinh thái đặc trưng nên rất phù hợp để phát triển cây dược liệu. Việc hình thành những vùng chuyên canh cây dược liệu sẽ mang lại thu nhập cao cho người dân, tuy nhiên về phía tỉnh cũng như chính quyền các địa phương cần có những chính sách khuyến khích, đầu tư có trọng điểm để khơi dậy được tiềm năng này.