Đại hội Chi hội Phụ nữ người khuyết tật tỉnh Ninh Bình lần thứ 1
Ngày 28/8, Hội người khuyết tật tỉnh đã tổ chức lễ ra mắt và Đại hội Chi Hội Phụ nữ khuyết tật tỉnh Ninh Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Có 209 kết quả được tìm thấy
Ngày 28/8, Hội người khuyết tật tỉnh đã tổ chức lễ ra mắt và Đại hội Chi Hội Phụ nữ khuyết tật tỉnh Ninh Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Sáng 28/7, tại Khách sạn Quảng Trường (thành phố Ninh Bình), Hội người khuyết tật tỉnh phối hợp với Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam và Tổ chức APHEDA tổ chức lớp tập huấn xây dựng kế hoạch chiến lược người khuyết tật cho Hội Người khuyết tật tỉnh Ninh Bình.
Từ nhiều năm nay, chùa Đông Trang, xã Ninh An (Hoa Lư) trở thành mái ấm của nhiều trẻ mồ côi, khuyết tật và nhiễm chất độc da cam. Từ mái ấm nơi cửa thiền, nhiều trẻ có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành và trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó tập trung làm tốt công tác tuyên truyền đến các tổ chức xã hội, các doanh nghiêp, cá nhân, những năm qua, Hội Chữ thập đỏ huyện Nho Quan đã tổ chức được nhiều hoạt động cứu trợ nhân đạo mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm vơi bớt nỗi đau cho những mảnh đời bất hạnh, người nghèo, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.
Đối với người khuyết tật, họ gặp rất nhiều trở ngại từ cái nhìn kỳ thị của cộng đồng, sự tự ti của bản thân… nên việc hòa nhập cuộc sống cộng đồng, nhất là tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy nhưng có những cặp đôi đã vượt lên trên tất cả để tìm đến với nhau và cùng xây dựng hạnh phúc. Mái ấm gia đình dường như tiếp thêm cho họ nhiều sức mạnh, để vươn lên khẳng định bản thân trong cuộc sống.
Những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi để họ vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống. Bằng nhiều hoạt động cụ thể, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cũng đã thực sự trở thành nơi kết nối những tấm lòng hảo tâm đến với những mảnh đời còn khó khăn trong cuộc sống. Một trong những hoạt động nổi bật, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó là khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo.
Với phương châm "Lấy người bệnh làm trung tâm", hơn 50 năm qua, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tỉnh không ngừng đổi mới công tác quản lý, nâng cao trình độ cho đội ngũ y, bác sỹ, đầu tư trang thiết bị, kết hợp phương pháp vật lý trị liệu với phục hồi chức năng (PHCN) nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và PHCN cho người bệnh. Qua đó góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật.
Đi vào hoạt động từ năm 2015 với nhiệm vụ thực hiện các quyền như người giám hộ đối với các đối tượng yếu thế là trẻ em, người khuyết tật, người già…, đến nay, Phòng Công tác xã hội thuộc Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh đã giúp đỡ kịp thời nhiều đối tượng thuộc diện bảo vệ khẩn cấp; tư vấn, trả lời hàng trăm cuộc điện thoại của đối tượng yếu thế xin được trợ giúp… Sự cần mẫn, trách nhiệm trong công việc của mỗi cán bộ, nhân viên Phòng Công tác xã hội đã tạo được niềm tin cho những mảnh đời kém may mắn.
Ngày 12/1, tại xã Gia Hòa và xã Gia Tân (Gia Viễn), Hội Người khuyết tật huyện Gia Viễn đã tổ chức tiếp nhận quà tặng của linh mục Phêrô Vũ Đại Đồng - chính xứ Giáo xứ Đồng Chưa (xã Gia Thịnh) tặng cho người khuyết tật trên địa bàn huyện Gia Viễn nhân dịp Tết Nguyên đán 2017.
Trò chuyện với Lê Văn Lịch ở thôn Đông, xã Trường Yên (Hoa Lư), điều đọng lại trong chúng tôi là sự cảm phục về tinh thần và ý chí vươn lên của một chàng trai tật nguyền. Anh hiện là chủ của cơ sở chế tạo, sửa chữa xe lăn điện do anh tự nghiên cứu và sáng chế. Những chiếc xe lăn điện của Lịch đã giúp ích rất nhiều trong việc đi lại của người khuyết tật. Không những thế, cơ sở sản xuất, sửa chữa xe lăn của Lịch còn tạo việc làm cho nhiều người có cùng cảnh ngộ như anh.
Được khởi nguồn từ năm 2007, tại xã Cồn Thoi, qua gần 10 năm phát động phong trào hiến tặng giác mạc, đến nay, toàn huyện Kim Sơn đã vận động được gần 10,2 nghìn người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, với tổng số 222 người đã hiến tặng giác mạc. Đây thực sự là món quà vô giá, giúp cho nhiều người khuyết tật về mắt có thêm cơ hội thoát khỏi cảnh tối tăm.
Võ Thanh Tùng và Cao Ngọc Hùng đã xuất sắc mang về cho đoàn thể thao khuyết tật Việt Nam thêm 2 tấm huy chương danh giá.
Lực sĩ Lê Văn Công chinh phục thành công mức tạ 183kg, qua đó giúp Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử đoạt HC vàng ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật.
Tỉnh Ninh Bình có gần 30.000 người thuộc đối tượng người có công; trên 30.000 người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; có khoảng trên 100.000 người cao tuổi, chiếm 11,58% dân số; 40.000 người khuyết tật, chiếm 4,5% dân số; có gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 3.000 người nghiện ma túy và hàng nghìn người có HIV… Thực tế cho thấy, số đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt có nhu cầu cần trợ giúp từ các dịch vụ công tác xã hội là rất lớn.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật.
Toàn tỉnh hiện có 22.000 người khuyết tật, chiếm tỷ lệ trên 2,15% dân số. Những năm qua, công tác chăm sóc người khuyết tật nói chung, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật nói riêng đã được tỉnh ta quan tâm, góp phần giúp người khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng người khuyết tật tham gia học nghề còn chưa cao, hiệu quả tạo việc làm vẫn còn nhiều hạn chế.
Sinh ra trong cuộc đời, ai cũng mong ước có một cơ thể lành lặn, khỏe mạnh, hạnh phúc, nhưng có những người số phận lại không mỉm cười với họ... Nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, họ đã nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên khẳng định mình trong cuộc sống và còn tích cực giúp đỡ, động viên những người cùng cảnh ngộ. Anh Lâm Quang Văn (ảnh) , xã Gia Tân (Gia Viễn) là một người như thế.
Trung tâm thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật "Mùa xuân cho em" cho các em thiếu nhi đang sinh hoạt và học tập tại Trung tâm, tặng quà cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Sáng 13/1, kết quả cuộc bầu chọn vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV) tiêu biểu; VĐV, HLV thể thao người khuyết tật xuất sắc năm 2015 đã được công bố. Theo đó, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu toàn quốc 2015 với 1.031 điểm.
Hiện toàn tỉnh có trên 22.000 người khuyết tật, chiếm tỷ lệ 2,36% dân số toàn tỉnh. Trong đó có 4.047 thanh niên khuyết tật ở độ tuổi từ 16- 30, chiếm 18,31% tổng số người khuyết tật trong tỉnh. Do điều kiện sức khỏe có nhiều hạn chế nên vấn đề tìm kiếm việc làm, ổn định và hòa nhập với cuộc sống của thanh niên khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, rất cần sự quan tâm tạo điều kiện của toàn xã hội.
Ngày 30/10, Hội người khuyết tật huyện Yên Khánh tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2015-2020.
Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn huyện Yên Khánh có trên 3.000 người khuyết tật với các dạng tật khác nhau. Từ cuối năm 2013, Ban vận động thành lập Hội người Khuyết tật huyện được hình thành đã góp phần giúp cho nhiều người khuyết tật có cơ hội được học văn hóa, học nghề, tự lao động phù hợp với sức khỏe. Qua đó giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội, giúp họ từng bước tự tin hòa nhập với cộng đồng…
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Chủ tịch Ủy ban. Phó Chủ tịch Ủy ban là Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngày 9/6, Hội người khuyết tật tỉnh Ninh Bình phối hợp với tổ chức CRS đã tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình giáo dục hòa nhập và lập kế hoạch giáo dục cho trẻ khuyết tật năm 2015.
Từ nhiều năm nay, các thầy, cô giáo và các em học sinh ở trường THCS Liên Sơn (huyện Gia Viễn) đã rất quen thuộc, yêu mến hình ảnh người thủ thư của trường là anh Nguyễn Văn Định. Càng khâm phục hơn khi người thủ thư mẫn cán, nhiệt tình với công việc ấy lại là một người khuyết tật.